22 người đang online
°

Xuất khẩu phân bón sang các thị trường 4 tháng đầu năm 2024

Đăng ngày 27 - 05 - 2024
Lượt xem: 15
100%

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu 624.462 tấn phân bón các loại, tương đương 252,4 triệu USD, giá trung bình 404,2 USD/tấn, tăng 16,2% về khối lượng, tăng 8,7% về kim ngạch nhưng giảm 6,5% về giá so với 4 tháng đầu năm 2023.

 

Xuất khẩu phân bón sang các thị trường 4 tháng đầu năm 2024

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 4 tháng đầu năm 2024 cả nước xuất khẩu 624.462 tấn phân bón các loại, tương đương 252,4 triệu USD, giá trung bình 404,2 USD/tấn, tăng 16,2% về khối lượng, tăng 8,7% về kim ngạch nhưng giảm 6,5% về giá so với 4 tháng đầu năm 2023.

Riêng tháng 4/2024 xuất khẩu 123.796 tấn phân bón các loại, đạt 44,08 triệu USD, giá 356 USD/tấn, giảm 16,8% về khối lượng, giảm 29,8% kim ngạch và giảm 15,6% về giá so với tháng 3/2024; So với tháng 4/2023 cũng giảm cả về lượng, kim ngạch và giá, với mức giảm tương ứng 6,2%, 9% và 3,1%.

Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, riêng thị trường này chiếm trên 23% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 145.783 tấn, tương đương 59,28 triệu USD, giá trung bình 406,7 USD/tấn, giảm 3,8% về lượng, giảm 9,7% kim ngạch và giảm 6% về giá so với cùng kỳ năm 2023. Riêng tháng 4/2024 xuất khẩu sang thị trường này tăng 17,8% về khối lượng, tăng 16,2% về kim ngạch nhưng giảm 1,3% về giá so với tháng 3/2024, đạt 42.272 tấn, tương đương 16,8 triệu USD.

Đứng sau thị trường chủ đạo Campuchia là các thị trường như: Hàn Quốc đạt 83.385 tấn, tương đương 34,49 triệu USD, giá trung bình 413,6 USD/tấn, tăng mạnh 74,7% về lượng, tăng 96,1% kim ngạch và tăng 12,3% về giá, chiếm trên 13% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.

Xuất khẩu sang thị trường Philippines đạt 38.633 tấn, tương đương 18,6 triệu USD, giá trung bình 481,3 USD/tấn, tăng 281% về lượng và tăng 192,5% kim ngạch, nhưng giá giảm 23,2%, chiếm trên 6,2% trong tổng khối lượng và chiếm 7,4% tổng kim ngạch.

Xuất khẩu sang thị trường Malaysia đạt 45.012 tấn, tương đương 15,46 triệu USD, giá trung bình 343,5 USD/tấn, tăng 18,4% về lượng, tăng 19,5% kim ngạch, giá tăng 0,9%, chiếm 7,2% trong tổng khối lượng và chiếm 6,1%% trong tổng kim ngạch.

Xuất khẩu phân bón 4 tháng đầu năm 2024

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 14/5/2024 của TCHQ)

 

 

Thị trường nhập khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2024

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thủy sản các loại về Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024 đạt trên 791,63 triệu USD, giảm 7,6% so với 4 tháng đầu năm 2023.

Riêng tháng 4/2024 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 173,3 triệu USD, giảm 19,8% so với tháng 3/2024 và giảm 10,5% so với tháng 4/2023.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Ấn Độ, Na Uy, Indonesia, Trung Quốc và Nhật Bản là các thị trường chủ yếu cung cấp thủy sản cho Việt Nam; trong đó nhập khẩu từ Na Uy dẫn đầu về kim ngạch, đạt 97,96 triệu USD, chiếm 12,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 3,8% so với 4 tháng đầu năm 2023, riêng tháng 4/2024 nhập khẩu từ thị trường này đạt 24,86 triệu USD, giảm 10,9% so với tháng 3/2024 nhưng tăng 1,5% so với tháng 4/2023.

Đứng thứ 2 là thị trường Indonesia, nhập khẩu từ thị trường này trong tháng 4/2024 giảm 37,3% so với tháng 3/2024 và giảm 4,1% so với tháng 4/2023, đạt 13,34 triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đầu năm 2024 lên 92,72 triệu USD, chiếm 11,7%, tăng 23,7% so với 4 tháng đầu năm 2023.

Tiếp đến thị trường Trung Quốc đạt 85,8 triệu USD trong 4 tháng đầu năm 2024, chiếm 10,9%, tăng 17,1%; Ấn Độ đạt 83,01 triệu USD, chiếm 10,5%, giảm 36,7%; Nhật Bản đạt 51,35 triệu USD, chiếm 6,5%, tăng 2,7%.

Nhập khẩu từ các thị trường FTA RCEP đạt 291,1 triệu USD, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2023. Nhập khẩu từ các thị trường CPTTP đạt 94,36 triệu USD, giảm 22%. Nhập khẩu từ các thị trường Đông Nam Á đạt 121,57 triệu USD, tăng 12,4%. 

Nhập khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2024

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 14/5/2024 của TCHQ)

ĐVT: USD

Thị trường nhập khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2024

 

Thủy sản xuất khẩu có nhiều thuận lợi nếu Mỹ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Nếu Việt Nam được công nhận có nền kinh tế thị trường sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm, cá tra và điều tra chống trợ cấp trong thời gian tới.

Thông tin Mỹ đang xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đã mang lại niềm hy vọng lạc quan cho nhiều ngành kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành thủy sản.

Theo bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), Mỹ luôn nằm trong top 3 thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, có rất nhiều dư địa, nhưng cũng không ít rào cản khiến doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nhiều phen “lao đao”. Trong đó, có những vấn đề kéo dài nhiều năm như thuế chống bán phá giá tôm, cá tra; có vấn đề “nóng sốt” của năm 2024 như là thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào Mỹ.

Trong 10 năm gần đây, XK thủy sản sang Mỹ dao động ở mức 1,5 tỷ USD – 2,1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng đáng kể, từ 18% - 23% tổng kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam. Trong đó, Mỹ luôn là thị trường tiêu thụ hàng đầu của các mặt hàng chủ lực như tôm, cá ngừ, cá tra…

Ở chiều ngược lại, Việt Nam đồng thời cũng là một đối tác nhập khẩu cho các nhà kinh doanh thủy sản Mỹ với giá trị nhập khẩu từ 65-70 triệu USD/năm. Những sản phẩm nhập khẩu nổi trội là cá hồi, cá trích, cá minh thái, cá bơn…

Trong tiến trình Chính phủ Việt Nam đề nghị Bộ Thương mại Mỹ (DOC) xem xét và công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường, Hiệp hội VASEP đã phối hợp tích cực trong việc chuẩn bị có các thông tin và lập luận gửi DOC nhằm tác động DOC công nhận cho Việt Nam là kinh tế thị trường.

Dự kiến vào tháng 7/2024, DOC sẽ có quyết định về việc Việt Nam có được chuyển đổi trạng thái từ nền kinh tế phi thị trường sang nền kinh tế thị trường hay không. Nếu Việt Nam được công nhận có nền kinh tế thị trường thì đây sẽ là lợi thế cho cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm, cá tra và điều tra chống trợ cấp trong thời gian tới.

Ngoài những vấn đề như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các rào cản và quy định khác cũng có thể sẽ được nhìn nhận, rà soát với một phương diện nới lỏng hơn, thuận lợi hơn cho ngành thủy sản Việt Nam, đồng thời, cũng là cơ hội thu hút hơn các nhà đầu tư từ Mỹ tới với ngành thủy sản Việt Nam, mở rộng cơ hội giao thương thủy sản giữa 2 nước.

Theo Bộ Công Thương, đối với các vụ việc phòng vệ thương mại, việc công nhận quy chế kinh tế thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc công nhận này sẽ giúp giảm thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, trong khi hàng hóa từ các nền kinh tế phi thị trường thường phải chịu mức thuế cao hơn trong các cuộc điều tra thuế chống bán phá giá.

Khi các rào cản thuế quan được tháo gỡ hoặc nới lỏng thì hàng thủy sản Việt Nam sẽ lấy lại lợi thế cạnh tranh về giá tại thị trường Mỹ, đồng thời giúp người tiêu dùng Mỹ tiếp cận nhiều hơn với nguồn thủy sản chất lượng và giá tốt của Việt Nam

Được biệt, hiện đã có tổng cộng 72 quốc gia công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có những nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Vào tháng 10/2023 Hiệp hội các nhà chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã nộp đơn yêu cầu DOC điều tra trợ cấp đối với tôm nước ấm từ 4 nước: Ấn Độ, Ecuador, Indonesia và Việt Nam. Vào tháng 11/2023, DOC đã công bố chính thức điều tra chống trợ cấp đối với tôm của các nước.

Ngày 25/3/2024, DOC đã ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam. Trên cơ sở xem xét thông tin từ các bên liên quan bao gồm Chính phủ và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và nguyên đơn Hoa Kỳ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã xác định mức thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với doanh nghiệp của Việt Nam. Cụ thể gồm 2,84% đối với 1 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc duy nhất và cho tất cả doanh nghiệp còn lại; 196,41% cho 1 doanh nghiệp bị đơn duy nhất không tham gia vụ việc.

 

Australia nhắm mục tiêu xuất khẩu thủy sản vào các thị trường phương Tây

Trong vài năm qua, ngành công nghiệp thủy sản Australia đã mở rộng đáng kể sang thị trường Mỹ, Canada và châu Âu, sau khi chủ yếu tập trung cung cấp sản phẩm cho thị trường châu Á. Điều này nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng thay đổi trên các thị trường này.

Theo ông Manuel Barbera, Giám đốc Phát triển Kinh doanh Cấp cao của Ủy ban Thương mại và Đầu tư Australia (Austrade), châu Á trước đây luôn là thị trường chính của thủy sản Australia do vị trí địa lý gần và nhu cầu đối với các sản phẩm cao cấp. Tuy nhiên, các phương án vận chuyển thay thế và các sáng kiến về tính bền vững đã cho phép ngành hàng thủy sản mở rộng ra ngoài các đối tác phía Đông.

Austrade cho biết thêm, các sáng kiến về tính bền vững của ngành đã đặc biệt thu hút các thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.

Tính bền vững là yếu tố then chốt cho cả dịch vụ ăn uống và bán lẻ. Người mua muốn chắc chắn rằng họ đang mua các sản phẩm được đánh bắt bền vững, và đó là lĩnh vực mà Australia có thể đóng vai trò quan trọng. Theo quy định, các quy định của Australia vốn đã rất nghiêm ngặt và nằm trong số những quy định tốt nhất thế giới về mặt thực tiễn môi trường.

Ngày càng nhiều ngư trường và nhà xuất khẩu thủy sản của Australia đang đạt được cả chứng nhận MSC và chứng nhận ASC, đồng thời nỗ lực giảm thiểu dấu chân carbon. Tuy nhiên, điều này cũng gặp khó khăn do khoảng cách địa lý giữa Australia và các thị trường phương Tây.

Nhiều người coi khoảng cách từ Australia đến châu Âu là một rào cản, nhưng trọng tâm và cam kết về tính bền vững trong toàn bộ chuỗi cung ứng đã cân bằng được điều đó.

Ngoài tính bền vững là trọng tâm, xuất khẩu hải sản Australia còn cung cấp nhiều loại sản phẩm cao cấp phục vụ cho các đối tượng khác nhau. Bề bề, tôm hùm đá phía tây và bạch tuộc là ba loài đặc hữu của Australia được ngành thủy sản Australia trưng bày tại gian hàng của nước này tại Triển lãm Thủy sản Toàn cầu.

TT TT CN & TM

Tin liên quan

Dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 tăng lên mức cao kỷ lục mới(29/07/2024 9:32 SA)

Quy định mới về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA, UKVFTA(09/07/2024 9:32 SA)

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia trong suốt hơn 1 thập kỷ(24/06/2024 9:27 SA)

Nghị định số 34/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm(24/06/2024 9:10 SA)

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng...(27/05/2024 8:46 SA)

Tin mới nhất

Dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 tăng lên mức cao kỷ lục mới(29/07/2024 9:32 SA)

Quy định mới về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA, UKVFTA(09/07/2024 9:32 SA)

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia trong suốt hơn 1 thập kỷ(24/06/2024 9:27 SA)

Nghị định số 34/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm(24/06/2024 9:10 SA)

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng...(27/05/2024 8:46 SA)