12 người đang online
°

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia trong suốt hơn 1 thập kỷ

Đăng ngày 24 - 06 - 2024
Lượt xem: 42
100%

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 5 năm 2024, xuất khẩu (XK) cá tra Việt Nam sang Colombia đạt gần 1,6 triệu USD, tăng 140% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15 năm 2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này đạt 16 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023.

 

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia trong suốt hơn 1 thập kỷ

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 5 năm 2024, xuất khẩu (XK) cá tra Việt Nam sang Colombia đạt gần 1,6 triệu USD, tăng 140% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15 năm 2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này đạt 16 triệu USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2023.

 

 

Theo số liệu của ITC, Colombia chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm cá tra đông lạnh mã HS 030424, cá rô phi đông lạnh mã HS 030461, phile cá tra đông lạnh mã HS 030462,...Năm 2023, quốc gia Nam Mỹ này tiêu thụ gần 50 triệu USD cá thịt trắng, trong đó khối lượng NK từ Việt Nam (chủ yếu là cá tra) đạt gần 24 nghìn tấn, trị giá đạt hơn 33 triệu USD, chiếm 66% tỷ trọng. Đứng sau Việt Nam, Trung Quốc, Ecuador, Peru, Venezuela cũng là các nguồn cung cá thịt trắng nhiều nhất cho thị trường Colombia.

Top nguồn cung chính cá thịt trắng cho Colombia năm 2023

STT

Nguồn cung

Khối lượng

(kg)

Giá trị

(nghìn USD)

Tỷ trọng (GT)

(%)

1

Việt Nam

23.613.645

33.006

66,3

2

Trung Quốc

7.478.638

15.922

32,0

3

Ecuador

141

287

0,6

4

Peru

119

187

0,4

5

Venezuela

190

131

0,3

 

 

Cũng theo ITC, Việt Nam liên tục là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia kể từ năm 2012 đến nay. Việc NK cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) từ Việt Nam của quốc gia Nam Mỹ này cũng duy trì ở mức ổn định và tăng trưởng dần trong suốt 11 năm qua. Năm 2014 ghi nhận là thời điểm Colombia tiêu thụ nhiều nhất các sản phẩm cá thịt trắng từ Việt Nam, với giá trị hơn 48 triệu USD, chiếm 96% tỷ trọng và bỏ xa các quốc gia khác trong cuộc đua XK cá thịt trắng sang thị trường này. Năm 2022 cũng là 1 năm giá trị NK cá thịt trắng của Colombia từ Việt Nam ghi được dấu ấn, với giá trị gần 45 triệu USD, chiếm 90% tỷ trọng trong tổng cá thịt trắng quốc gia này NK từ thế giới.

Năm 2019, giá XK cá tra Việt Nam sang Colombia thấp là 1 trong những lý do chưa hấp dẫn được DN Việt Nam. Điển hình là chỉ có 4 DN tham gia XK cá tra sang Colombia trong năm 2019. 5 năm sau, tính đến hết tháng 5/2024, Việt Nam đã có 16 DN XK cá tra sang Colombia.

Top 10 DN xuất khẩu cá tra sang Colombia, T1-T5/2024

STT

Doanh nghiệp

Giá trị

(USD)

Tỷ trọng

(%)

1

Công ty TNHH MTV Thủy sản Vĩnh Tiến

4.443.277

50

2

Công ty CP Nam Việt

1.958.395

22

3

Công ty CP Chế biến và XNK Thủy sản Cadovimex II

786.558

9

4

Công ty TNHH Thủy sản Phát Tiến

384.250

4

5

Công ty TNHH Đông Phương Việt Nam

369.360

4

6

Công ty CP XNK Thủy sản Bến Tre

305.713

3

7

Công ty CP Thủy sản Anh Vũ Avfish

175.250

2

8

Công ty CP Thủy sản Hải Sáng

116.550

1

9

Công ty CP Vĩnh Hoàn

97.149

1

10

Công ty TNHH MTV Vải sợi Toàn cầu Việt Nam

68.000

1

(VASEP tổng hợp, mang tính chất tham khảo)

 

 

Hậu Covid-19, nền kinh tế Colombia bị ảnh hưởng khá tiêu cực khi gần 50% dân số rơi vào hoàn cảnh nghèo đói, lạm phát tăng cao và chi phí sinh hoạt, tiêu dùng trở nên đắt đỏ.

Colombia là nền kinh tế lớn thứ tư Mỹ Latin, đồng thời là quốc gia nuôi trồng Thủy sản nước ngọt tiên tiến ở Nam Mỹ với sản phẩm cá rô phi thế mạnh, tuy nhiên Colombia vẫn duy trì ổn định việc NK các sản phẩm cá tra đông lạnh từ Việt Nam. Với lợi thế là loài cá thịt trắng thơm ngon, giàu dinh dưỡng, chứa nhiều Omega3, giá cả phải chăng, cá tra là lựa chọn phù hợp cho người tiêu dùng Colombia. Từ thời điểm 10 năm trước cho đến nay, người tiêu dùng ở Colombia vẫn duy trì bữa ăn có cá thịt trắng (chủ yếu là cá tra) từ Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ cao khiến các nhà NK tại quốc gia Nam Mỹ này cũng trở thành bạn hàng lâu năm của các DN XK cá tra Việt Nam trong suốt hơn 1 thập kỷ qua.

 

Ukraine cấm xuất khẩu đường sang EU khi hết hạn ngạch năm 2024

Giá đường thô và đường trắng trên hai sàn giao dịch kỳ hạn thế giới phiên hôm nay tiếp tục tăng. Nhà sản xuất đường lớn nhất Australia đã tạm ngừng hoạt động do công nhân đình công đòi trả lương cao hơn.

Giá đường thô SBc1 kỳ hạn tháng 7/2024 trên sàn ICE tăng 0,31 cent, tương đương 1,6% lên mức 19,1 US cent/lb. Giá đường trắng LSUc1 kỳ hạn tháng 8 trên sàn London tăng 1,5%, chốt ở 554,8 USD/tấn.

Thị trường vẫn lo ngại về thời tiết khô hạn ở một số nơi trên thế giới, bao gồm cả Brazil và Ấn Độ.

Chính phủ Ukraine chính thức cấm xuất khẩu đường sang Liên minh châu Âu EU sau khi hết hạn ngạch năm 2024. Ukraine là nhà cung cấp đường lớn thứ hai của châu Âu.

Các nhà phân tích cho biết, trong tháng 5/2024, xuất khẩu đường của Ukraine đạt 262.000 tấn. Các nhà sản xuất kỳ vọng Ukraine sẽ tăng sản lượng đường trắng thêm gần 3% lên 1,85 triệu tấn vào năm 2024.

Bảng chi tiết giá đường thô các kỳ hạn trên sàn ICE như sau: (Đvt: US cent/lb):

Kỳ hạn

Giá mở cửa

Giá cao

Giá thấp

Giá mới nhất

Giá ngày hôm trước

Tháng 7/24

18,75

19,19

18,73

19,10

18,79

Tháng 10/24

18,75

19,16

18,69

19,08

18,75

Tháng 3/25

18,94

19,32

18,90

19,22

18,95

Tháng 5/25

18,35

18,69

18,35

18,54

18,38

Tháng 7/25

18,14

18,40

18,14

18,22

18,13

Tháng 10/25

18,15

18,35

18,13

18,15

18,13

Tháng 3/26

18,43

18,51

18,26

18,27

18,32

Tháng 5/26

17,90

17,99

17,73

17,73

17,85

Tháng 7/26

17,75

17,75

17,44

17,48

17,64

Tháng 10/26

17,83

17,87

17,50

17,58

17,77

Tháng 3/27

18,15

18,15

17,81

17,92

18,12

 

  TIN THẾ GIỚI 

 

Giá cá rô phi nguyên liệu Trung Quốc tăng cao trở lại

 Do giá nguyên liệu cá rô phi cao kỷ lục, người tiêu dùng khó khăn, đặc biệt là tại Mỹ khi phải chịu mức thuế 25%, khiến giá phile cao hơn 3,0 USD/pao.

Giá cá rô phi nguyên liệu Trung Quốc đang tăng trở lại, một số quốc gia đang phải chịu chi phí vận chuyển hàng hóa sang Mỹ và châu Âu tăng cao.

Tuần 22 (27/5 - 2/6/2024) giá cá rô phi cỡ 500-800gr tại trang trại tăng 2,52% so với tuần trước đó lên mức kỷ lục 11,80 NDT/kg (1,63 USD/kg) tại tỉnh Quảng Đông.

Tại Hải Nam, giá cũng tăng 1,75% so với cùng kỳ lên 11,40 NDT /kg trong tuần 22 đối với loại 500-800g nguyên liệu thô.

Giá nguyên liệu cá rô phi cỡ 500-800g tại Quảng Tây ổn định trong tuần 22 ở mức 11 NDT/kg, gần mức kỷ lục. Ngoài ra, giá cá rô phi nguyên liệu 300-500g ở Quảng Tây và Quảng Đông cũng đang ở mức tốt.

Đầu năm nay, nhiều dự đoán cho rằng QII/2024 giá cá rô phi giảm do sản lượng tăng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá giảm. Maoming, một trong những thành phố nuôi cá rô phi lớn nhất Trung Quốc, chiếm 1/7 sản lượng của Trung Quốc, giá cá rô phi cỡ lớn hơn 500gr là 12 NDT/kg, mức giá cao kỷ lục.

Mặc dù lượng tồn kho ở Quảng Đông đã tăng lên nhưng các nhà máy chế biến vẫn thiếu nguyên liệu thô. Điều này sẽ tiếp tục cho đến cuối tháng 6/2024.

Nông dân ở miền nam Trung Quốc đang tăng cường thả giống để đáp ứng với mức giá cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Doanh số bán cá giống ở các trại giống ở tỉnh Hải Nam tăng 10% so với năm 2023. Tại Quảng Đông, mức tăng so với cùng kỳ năm trước vượt quá 30%.

Tháng 3/2024, giá NK trung bình phile cá rô phi là 4.029 USD/tấn, tăng 9%; giá cá rô phi nguyên con đông lạnh trung bình tăng 10% so với tháng 2/2024 lên 2.173 USD/tấn đối với cá rô phi Trung Quốc XK sang Mỹ.

Đối với các nhà XK Trung Quốc, một thách thức khác là giá cước vận tải tăng. Chi phí vận chuyển container từ Trung Quốc sang châu Âu tăng hơn 20% và hơn 10% sang Mỹ.

Khối lượng phile cá rô phi Trung Quốc mà châu Âu tiêu thụ là rất nhỏ so với Mỹ. Giá cá rô phi nguyên liệu có thể tăng thêm nữa vì tổng chi phí tăng lên cần được toàn bộ chuỗi cung ứng hấp thụ. Mức giá 12,0 NDT/kg sẽ là mức cao nhất và sẽ không tăng nữa.

 

FAO: Nguồn cung ngũ cốc toàn cầu niên vụ 2024/25 nhìn chung ổn định

Tổng mức tiêu thụ ngũ cốc trên thế giới năm 2024/25 dự kiến sẽ tăng 0,5% lên mức cao kỷ lục mới là 2.851 triệu tấn. 

Sản lượng tăng chủ yếu do sự sản lượng ngô tăng mạnh, bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng hạt bo bo và lúa mì toàn cầu. Tiêu thụ ngũ cốc vụ 2023/24 sẽ đạt mức 2.836 triệu tấn, tăng 1,6% so với năm 2022/23, chủ yếu do tiêu thụ ngũ cốc thô và lúa mì tăng, đặc biệt là dùng làm thức ăn chăn nuôi, do nguồn cung dồi dào và giá thấp hơn so với vụ trước, trong khi tiêu thụ gạo giảm nhẹ. Dự trữ ngũ cốc vào cuối vụ năm 2024 ước tính đạt 884 triệu tấn, tăng 1,4% so với mức đầu vụ, do dự trữ ngũ cốc thô và gạo tăng trong khi dự trữ lúa mì toàn cầu giảm. Ước tính của FAO về thương mại ngũ cốc quốc tế năm 2023/24 là 487 triệu tấn, tăng 1,7% so với năm 2022/23 do thương mại ngũ cốc thô tăng. Ngược lại, khối lượng giao dịch lúa mì và gạo đều giảm so với năm 2022/23.

Dự báo của FAO về cung cầu ngũ cốc toàn cầu niên vụ 2024/25 nhìn chung khá thoải mái. Sản lượng ngũ cốc thế giới sẽ đạt 2.846 triệu tấn (bao gồm cả gạo xay xát), gần như ngang bằng với mức sản lượng kỷ lục trong năm 2023/24. Trong đó, sản lượng ngô và lúa mì toàn cầu được dự báo sẽ giảm. Các điều kiện thời tiết bất lợi gần đây ở khu vực Biển Đen có thể sẽ khiến sản lượng lúa mì thế giới giảm sút. Ngược lại, sản lượng lúa mạch, gạo và hạt bo bo đều được dự đoán sẽ tăng.

Tổng mức tiêu thụ ngũ cốc trên thế giới năm 2024/25 dự kiến sẽ tăng 0,5% lên mức cao kỷ lục mới là 2.851 triệu tấn. Việc sử dụng ngũ cốc để làm thực phẩm trên toàn cầu được dự đoán sẽ tăng nhiều nhất, tăng 1,1% so với năm 2023/24, dự kiến sẽ được dẫn đầu bởi gạo (tăng 1,4%), tiếp theo là ngũ cốc thô (tăng 1,2%) và lúa mì (tăng 0,8%). Việc sử dụng ngũ cốc làm thức ăn chăn nuôi toàn cầu cũng được dự báo sẽ tăng 0,4%, do nhu cầu mạnh về ngũ cốc thô (đặc biệt là ngô và hạt bo bo) làm thức ăn chăn nuôi, trong khi việc sử dụng lúa mì và gạo làm thức ăn chăn nuôi đều được dự báo sẽ giảm.

Dự trữ ngũ cốc thế giới có thể sẽ tăng 1,5% (tăng 13,2 triệu tấn) so với đầu năm lên mức kỷ lục 897 triệu tấn, do dự trữ ngũ cốc thô tăng (ngô, lúa mạch và hạt bo bo tăng) và gạo tăng. Ngược lại, dự trữ lúa mì có thể giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021/22. Với việc sử dụng cũng được dự báo sẽ tăng vào năm 2024/25, tỷ lệ dự trữ và tiêu thụ ngũ cốc toàn cầu có thể sẽ vẫn gần bằng mức năm 2023/24, khoảng 30,9%.

Dự báo, thương mại ngũ cốc thế giới năm 2024/25 giảm 1,3% so với năm 2023/24 xuống 481 triệu tấn. Dự báo thương mại ngô giảm mạnh, và thương mại lúa mì và lúa mạch giảm nhẹ. Ngược lại, thương mại gạo quốc tế được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

 

FAO: Chỉ số giá thực phẩm thế giới tháng 5/2024 tăng nhẹ

Theo Báo cáo mới nhất của FAO, chỉ số giá thực phẩm thế giới (FFPI) tháng 5/2024 đứng ở mức 120,4 điểm, tăng 1,1 điểm (tăng 0,9%) so với tháng 4/2024.

Do chỉ số giá ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa tăng nhẹ bù đắp cho sự sụt giảm của chỉ số giá ngũ cốc và các sản phẩm từ sữa, đường và dầu thực vật, trong khi chỉ số giá thịt hầu như không thay đổi. Mặc dù tháng 5/2024 đã ghi nhận mức tăng tháng thứ ba liên tiếp, nhưng FFPI vẫn giảm 3,4% so với tháng 5/2023 và giảm 24,9% so với mức đỉnh 160,2 điểm đạt được vào tháng 3/2022.

Chỉ số giá ngũ cốc thế giới tháng 5/2024 đạt trung bình 118,7 điểm, tăng 7,1 điểm (tăng 6,3%) so với tháng 4/2024, nhưng vẫn thấp hơn 10,6 điểm (giảm 8,2%) so với tháng 5/2023. Giá xuất khẩu toàn cầu của tất cả các loại ngũ cốc chính đều tăng so với tháng 4/2024, trong đó giá lúa mì tăng nhiều nhất. Giá tăng mạnh phần lớn là do lo ngại ngày càng tăng về thời tiết không thuận lợi cho vụ thu hoạch năm 2024, có thể hạn chế năng suất ở một số khu vực sản xuất chính của một số nước xuất khẩu lớn, bao gồm các khu vực ở Châu Âu, Bắc Mỹ và khu vực Biển Đen. Ngoài ra, khó khăn trong vận chuyển ở Biển Đen đã gây thêm áp lực tăng giá. Giá xuất khẩu ngô tháng 5/2024 cũng tăng, do lo ngại về sản xuất ở cả Achentina (do thiệt hại mùa màng do sự lây lan của bệnh Spiroplasma) và Brazil (do thời tiết không thuận lợi), cùng với hoạt động hạn chế bán ra của nông dân ở Ukraine trong bối cảnh nguồn cung bị thắt chặt và giá ngô tăng mạnh. Nhu cầu toàn cầu tăng cùng với hiệu ứng lan tỏa từ thị trường lúa mì cũng ảnh hưởng đến giá ngô. Đối với các loại ngũ cốc thô khác, giá lúa mạch và hạt bo bo trên thế giới cũng tăng. Chỉ số giá gạo toàn cầu tăng 1,3%, do giá gạo Indica tăng, và xuất khẩu sang Indonesia và Brazil tăng trong khi nguồn cung giảm.

Chỉ số giá dầu thực vật thế giới tháng 5/2024 đạt trung bình 127,8 điểm, giảm 3,1 điểm (giảm 2,4%) so với tháng 4/2024, nhưng vẫn cao hơn 7,7% so với tháng 5/2023, chủ yếu do giá dầu cọ giảm, bù đắp cho giá dầu đậu tương, hạt cải dầu và dầu hướng dương tăng cao. Giá dầu cọ quốc tế giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 5, do sản lượng tại các nước sản xuất lớn ở Đông Nam Á tăng trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu toàn cầu yếu kéo dài. Ngược lại, giá dầu đậu tương thế giới phục hồi trong tháng 5, chủ yếu do nhu cầu ngày càng tăng từ lĩnh vực nhiên liệu sinh học, đặc biệt là ở Brazil. Trong khi đó, giá dầu hướng dương và dầu hạt cải cũng tăng, chủ yếu do nguồn cung xuất khẩu giảm ở khu vực Biển Đen và khả năng nguồn cung thắt chặt trong niên vụ 2024/25 sắp tới.

Chỉ số giá sữa thế giới tháng 5/2024 đạt trung bình 126,0 điểm, tăng 2,3 điểm (tăng 1,8%) so với tháng 4/2024, và tăng 4,3 điểm (tăng 3,5%) so với tháng 5/2023. Giá tất cả các sản phẩm sữa đều tăng. Nhu cầu tăng từ lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ thực phẩm trước kỳ nghỉ hè và dự báo sản lượng sữa có thể giảm mạnh ở Tây Âu, cùng với sản lượng sữa giảm ở Châu Đại Dương, đã góp phần làm tăng giá sữa. Ngoài ra, nhu cầu nhập khẩu tăng, đặc biệt từ một số nước ở Cận Đông và Bắc Phi, đã góp phần đẩy giá sữa tăng.

Chỉ số giá thịt thế giới tháng 5/2024 đạt trung bình 116,6 điểm, giảm nhẹ (giảm 0,2 điểm hay 0,2%) so với tháng 4/2024 và giảm 1,5 điểm (giảm 1,3%) so với tháng 5/2023. Giá thịt gia cầm và thịt bò giảm, trong khi giá thịt lợn và thịt cừu tăng. Giá thịt gia cầm thế giới giảm do nguồn cung sẵn có để xuất khẩu tăng trong bối cảnh nhu cầu nội địa thấp hơn ở một số nước sản xuất lớn, trong khi giá thịt bò giảm nhẹ là do nhu cầu nhập khẩu chậm chạp cùng với nguồn cung có thể xuất khẩu dồi dào từ Châu Đại Dương. Ngược lại, giá thịt lợn thế giới tăng so với tháng trước do nhu cầu tăng và nguồn cung thắt chặt kéo dài, chủ yếu ở Tây Âu. Trong khi đó, giá thịt cừu tăng do nhu cầu nhập khẩu trên toàn cầu tăng, bất chấp nguồn cung xuất khẩu dồi dào ở Châu Đại Dương.

Chỉ số giá đường thế giới tháng 5/2024 đạt trung bình 117,1 điểm, giảm 9,5 điểm (giảm 7,5%) so với tháng 4/2024. Đây là mức giảm tháng thứ ba liên tiếp, và giảm 40,1 điểm (giảm 25,5%) so với tháng 5/2023 và đứng ở mức thấp nhất kể từ tháng 1/2023. Sự sụt giảm của giá đường quốc tế trong tháng 5 chủ yếu là do nguồn cung tăng bắt đầu mùa thu hoạch mới ở Brazil, được hỗ trợ bởi điều kiện thời tiết thuận lợi góp phần cải thiện triển vọng nguồn cung toàn cầu. Nguồn cung xuất khẩu từ Brazil tăng và giá dầu thô quốc tế giảm đã gây thêm áp lực giảm giá đường.

 TT TT CN & TM

Tin liên quan

Dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 tăng lên mức cao kỷ lục mới(29/07/2024 9:32 SA)

Quy định mới về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA, UKVFTA(09/07/2024 9:32 SA)

Nghị định số 34/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm(24/06/2024 9:10 SA)

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng...(27/05/2024 8:46 SA)

USDA dự báo sản lượng đường của Ấn Độ niên vụ 2024/25 đạt 34,5 triệu tấn(27/05/2024 8:45 SA)

Tin mới nhất

Dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 tăng lên mức cao kỷ lục mới(29/07/2024 9:32 SA)

Quy định mới về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA, UKVFTA(09/07/2024 9:32 SA)

Nghị định số 34/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm(24/06/2024 9:10 SA)

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng...(27/05/2024 8:46 SA)

USDA dự báo sản lượng đường của Ấn Độ niên vụ 2024/25 đạt 34,5 triệu tấn(27/05/2024 8:45 SA)