14 người đang online
°

Dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 tăng lên mức cao kỷ lục mới

Đăng ngày 29 - 07 - 2024
Lượt xem: 30
100%

Theo dự báo mới nhất đầu tháng 7/2024 của FAO, sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 đã tăng 7,9 triệu tấn (tăng 0,3%) so với dự báo hồi tháng 6, đạt mức 2.854 triệu tấn, tăng nhẹ so với năm 2023 và đánh dấu mức cao kỷ lục mới.

 

Dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 tăng lên mức cao kỷ lục mới

Theo dự báo mới nhất đầu tháng 7/2024 của FAO, sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 đã tăng 7,9 triệu tấn (tăng 0,3%) so với dự báo hồi tháng 6, đạt mức 2.854 triệu tấn, tăng nhẹ so với năm 2023 và đánh dấu mức cao kỷ lục mới. 

Chủ yếu do dự báo sản lượng ngũ cốc thô tăng 0,4% lên 1.530 triệu tấn, và sản lượng lúa mì dự kiến tăng 0,3% so với dự báo hồi tháng 6/2024 lên 789 triệu tấn. Dự báo sản lượng ngô thu hoạch tốt hơn ở Achentina và Brazil do thời tiết thuận lợi hơn tháng trước. Tuy nhiên, sản lượng của Brazil vẫn được dự đoán sẽ giảm so với mức kỷ lục của năm 2023. Dự báo về sản lượng ngô của Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine cũng tăng so với dự báo tháng trước. Ngược lại, dự báo sản lượng ngô ở Indonesia và một số quốc gia Nam Phi giảm do khô hạn, và đối với Pakistan, do giá thấp và nhu cầu thức ăn chăn nuôi giảm, do đó giảm diện tích trồng trọt. Sản lượng lúa mì thế giới cũng được điều chỉnh tăng, chủ yếu do triển vọng tốt hơn ở châu Á, đặc biệt là Pakistan, nơi có khả năng đạt sản lượng lúa mì kỷ lục. Thời tiết khắc nghiệt tại các khu vực sản xuất lúa mì trọng điểm ở Liên bang Nga đã khiến dự báo sản lượng giảm mạnh, làm giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong tháng này. Dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2024/25 tăng nhẹ 0,9% so với dự báo hồi tháng 6/2024, đạt mức cao mới là 535,1 triệu tấn.

Dự báo tiêu thụ ngũ cốc thế giới trong năm 2024/25 là 2.856 triệu tấn, tăng nhẹ (5,4 triệu tấn hay 0,2%) so với dự báo hồi tháng 6/2024 và tăng 13,6 triệu tấn hay tăng 0,5% so với năm 2023/24. Tiêu thụ ngũ cốc thô toàn cầu năm 2024/25 đã tăng thêm 3,7 triệu tấn, nhờ dự kiến tăng lượng thức ăn chăn nuôi và các mục đích sử dụng khác từ ngô và lúa mạch, cũng như mức tiêu thụ hạt bo bo làm lương thực tăng. Tiêu thụ ngũ cốc thô dự báo đạt 1.529 triệu tấn, tăng 0,8% so với niên vụ 2023/24. Tiêu thụ lúa mì thế giới niên vụ 2024/25 cũng đã được điều chỉnh tăng thêm 1,5 triệu tấn so với dự báo trong tháng 6/2024, dẫn đầu là do tiêu thụ lúa mì tăng ở Pakistan do sản lượng nội địa dự kiến tăng. Tuy nhiên, vẫn được dự đoán sẽ giảm 0,7% so với năm 2023/24. Tiêu thụ gạo thế giới trong năm 2024/25 vẫn được dự báo sẽ tăng 1,2% so với năm ngoái để đạt mức cao kỷ lục là 531,5 triệu tấn chủ yếu do sử dụng làm lương thực, có thể dẫn đến việc tăng 0,5% lượng tiêu thụ gạo bình quân đầu người trên toàn cầu lên khoảng 53 kg.

Dự trữ ngũ cốc thế giới cuối năm 2025 dự báo đạt 894 triệu tấn, giảm 2,9 triệu tấn so với dự báo tháng trước, nhưng dự báo vẫn tăng 1,3% so với đầu năm. Với những dự báo mới, tỷ lệ dự trữ và sử dụng ngũ cốc toàn cầu trong năm 2024/25 sẽ gần như không thay đổi so với niên vụ trước ở mức 30,8%, tiếp tục cho thấy triển vọng nguồn cung đầy đủ trong niên vụ mới. Việc điều chỉnh giảm trong tháng này phần lớn do mức giảm 4,3 triệu tấn trong dự báo tồn kho ngũ cốc thô toàn cầu, chủ yếu là do ước tính tồn kho ngô ở Brazil và Ukraine giảm. Bất chấp điều chỉnh giảm so với dự báo tháng trước, tồn kho ngũ cốc thô toàn cầu vẫn dự kiến tăng trong niên vụ 2024/25, đạt 381 triệu tấn, tăng 2,8% so với mức đầu năm. Ngược lại, dự báo dự trữ lúa mì toàn cầu trong tháng này đã tăng thêm 1,6 triệu tấn so với dự báo tháng trước, lên 308 triệu tấn, nhưng vẫn giảm 1,4% so với mức đầu năm. Dự báo dự trữ lúa mì của Liên bang Nga giảm do sản lượng dự kiến giảm, là nguyên nhân khiến dự báo dự trữ lúa mì toàn cầu điều chỉnh giảm so với dự báo tháng 6. Dự trữ gạo thế giới cuối năm 2024/25 được dự báo đạt mức 204,9 triệu tấn, ít thay đổi so với dự báo hồi tháng 6 và tăng 2,7% so với mức kỷ lục đầu năm, phần lớn là do dự kiến dự trữ ở Trung Quốc (đại lục) và Ấn Độ tăng, và ở Brazil và Thái Lan giảm.

Dự báo về xuất nhập khẩu ngũ cốc thế giới trong năm 2024/25 không thay đổi so với dự báo hồi tháng 6/2024 ở mức 481 triệu tấn, giảm 3% so với năm 2023/24. Chốt ở mức 231 triệu tấn, dự báo xuất nhập khẩu ngũ cốc thô toàn cầu niên vụ 2024/25 (tháng 7/tháng 6) tăng nhẹ (0,9 triệu tấn) so với dự báo hồi tháng 6/2024, nhưng vẫn giảm 3,9% so với niên vụ trước. Mặc dù dự báo xuất khẩu ngô của Ukraine tăng nhẹ và nhập khẩu ngô của Trung Quốc tăng đã nâng dự báo toàn cầu lên 1 triệu tấn, thương mại ngô thế giới vẫn có khả năng giảm 4,4% so với niên vụ 2023/24. Dự báo về thương mại lúa mạch và hạt bo bo thế giới trong năm 2024/25 (tháng 7/tháng 6) đều không thay đổi so với dự báo trong tháng 6, trong đó thương mại lúa mạch vẫn giảm 3,9%, trong khi thương mại hạt bo bo toàn cầu vẫn được dự báo sẽ tăng 6,4%. Dự báo thương mại lúa mì toàn cầu năm 2024/25 (tháng 7/tháng 6) giảm nhẹ (0,9 triệu tấn) so với dự báo trước đó, và giảm 3,7% so với mùa trước, chủ yếu do giảm dự báo xuất khẩu của Liên bang Nga do sản lượng giảm. Xuất khẩu dự kiến tăng nhẹ ở một số nước xuất khẩu lúa mì lớn gồm Kazakhstan và Ukraine. Về phía nhập khẩu, lượng mua vào đối với Thổ Nhĩ Kỳ giảm, sau khi tạm dừng nhập khẩu lúa mì từ ngày 21/6/2024 đến ngày 15/10/2024, Ấn Độ cũng giảm nhập khẩu. Tuy nhiên, nhập khẩu lúa mì của Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự đoán tăng. Thương mại gạo quốc tế trong năm 2024 (tháng 1 - tháng 12) dự kiến đạt mức 51,1 triệu tấn, giảm nhẹ so với dự báo hồi tháng 6, phần lớn là do dự báo nhập khẩu của Trung Quốc (đại lục) giảm, lượng nhập khẩu gạo hiện ở mức thấp nhất trong 13 năm. Ở mức dự báo sửa đổi, thương mại gạo toàn cầu sẽ giảm 3,4% so với năm 2023 và ở mức thấp nhất trong 4 năm.

 

Nhu cầu giảm, giá gạo châu Á đi xuống

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam giảm trong tuần này do hoạt động mua chậm khi các thương nhân chờ đợi những thay đổi về chính sách nhập khẩu từ nước nhập khẩu chủ chốt trên thế giới - Philippines - có hiệu lực, trong khi giá cước vận chuyển cao ảnh hưởng đến nhu cầu gạo Ấn Độ từ khách hàng châu Phi.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan tuần này giảm xuống còn 585 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 25 tháng 4, so với mức 595 USD cách đây một tuần.

Philippines đang xem xét thay đổi chính sách nhập khẩu và giảm thuế nhập khẩu. Vì vậy, các nhà xuất khẩu đang giảm tốc độ thu mua gạo. Nguồn cung từ vụ thu hoạch mới sẽ có trên thị trường vào tháng này, có thể khiến giá tiếp tục giảm trong những tuần tới.

Gạo 5% tấm của Việt Nam tuần này được chào ở mức 575 USD/tấn, giảm so với mức 575-580 USD một tuần trước đó.

Reuters dẫn lời một thương nhân ở TP.HCM cho biết: “Giao dịch chậm do người mua đang chờ việc cắt giảm thuế của Philippines có hiệu lực”.

Việt Nam đã xuất khẩu 650.000 tấn gạo trong tháng 6, tăng 5,7% so với cùng tháng năm trước.

Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, đang được báo giá ở mức 541-548 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước.

Các khách hàng châu Phi rất nhạy cảm về giá và họ đang tạm dừng mua hàng do phí vận chuyển tăng”.

Chỉ số vận tải đường biển chính của Sàn giao dịch Baltic tuần này đã đạt gần mức cao nhất trong hai tháng.

Trong khi đó, mặc dù Bangladesh đã phê duyệt kế hoạch nhập khẩu gần 2 triệu tấn gạo nhưng từ tháng 4 không có lượng gạo nào được nhập khẩu vào nước này, thông tin từ Bộ Lương thực Bangladesh cho biết.

Hiện Chính phủ nước này đang nỗ lực kiểm soát giá ngũ cốc thiết yếu trong nước vì giá gạo vẫn tăng cao mặc dù năng suất và tồn trữ trong nước ở mức cao.

 

Sản lượng surimi của Nga có thể tăng trong năm nay

Sản lượng surimi cá minh thái Alaska của Nga ước tính đạt khoảng 80.000 tấn vào năm 2024, tăng từ mức 54.000 tấn vào năm 2023. Ngoài nhu cầu cao hơn đối với surimi cá minh thái Alaska trên thị trường Trung Quốc, nhu cầu tại Nga dường như cũng đang trên đà tăng lên.

Tổng lượng tiêu thụ surimi trên thị trường Nga (bao gồm cả nhập khẩu surimi nước ấm) ước tính vào khoảng 80.000 tấn. Khối lượng này không được sản xuất từ Mỹ.

Trong vụ A năm 2024, nhu cầu tiêu dùng surimi trên thị trường Nhật Bản yếu hơn. Hơn nữa, tại Nhật Bản, lượng tồn kho surimi đang ở mức lớn nhất trong 7 năm qua, và điều này đã đẩy giá xuống. Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, tổng tồn kho surimi tại Nhật Bản vào cuối năm 2023 lên tới 55.008 tấn, tăng 6% so với cùng thời điểm năm 2022.

Người tiêu dùng Trung Quốc đã quen với việc mua surimi làm từ loài nước ấm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất surimi của Nga đang tăng sản lượng mỗi năm và đang hy vọng chuyển đổi những người tiêu dùng này sang sử dụng surimi nước lạnh dựa trên cá minh thái Alaska.

Sản lượng cập cảng cá minh thái có thể tăng và giá có thể giảm

Các nhà khoa học Nga đang khuyến nghị tăng 12% tổng sản lượng đánh bắt cho phép (TAC) đối với cá minh thái Alaska ở Viễn Đông. Đồng thời, Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản Thái Bình Dương (TINRO) đang đề xuất TAC là 2,55 triệu tấn cho năm 2024, tăng 260.000 tấn so với TAC 2023. Tuy nhiên, đội tàu Nga thường không đảm nhận toàn bộ hạn ngạch. Năm 2023, chỉ có 78% hạn ngạch được cập cảng và trước đó, vào năm 2022 và 2021, khối lượng cập bến lần lượt chiếm 91% và 89% hạn ngạch hàng năm. TAC đối với cá minh thái Alaska ở Biển Tây Bering vào năm 2024 là 700.000 tấn, trong khi TAC ở Biển Bắc Okhotsk là 342.500 tấn.

Theo Cơ quan Nghề cá Liên bang Nga Rosrybolovstvo, quý đầu năm 2024, sản lượng cá minh thái Alaska ở vùng Viễn Đông Nga đã tăng khoảng 9%, lên tới 750.000 tấn. Theo ước tính được trình bày tại Diễn đàn cá đáy vào mùa thu năm ngoái, sản lượng thu hoạch cả năm (2024) dự kiến ​​sẽ tăng 12% so với năm 2023 và sẽ đạt 3,7 triệu tấn. Đây là mức cao nhất trong 10 năm. Lượng hàng cập cảng tăng lên này đã đẩy giá nội địa giảm khoảng 23%.

Do các nền kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, người dân thắt chặt chi tiêu, người tiêu dùng châu Âu có thể tiêu thụ cá minh thái Alaska nhiều hơn do giá rẻ hơn các loài cá thịt trắng khác.

Nhập khẩu cá minh thái Alaska nguyên con đông lạnh của Trung Quốc đạt 615.706 tấn năm 2023, bằng với năm 2022. Khoảng 93,3% trong số này (574.618 tấn) đến từ Nga, phần lớn được chế biến thành phi lê để tái xuất khẩu.

Tháng 12/2023, EU-27 đã nhập khẩu khối lượng kỷ lục phi lê cá minh thái Alaska, chủ yếu từ Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, xuất khẩu philê cá minh thái Alaska đông lạnh của Trung Quốc ghi nhận mức giảm 20% trong năm đó xuống còn 191.175 tấn.

Xuất khẩu sang Đức giảm 12,2%, trong khi xuất khẩu sang Pháp tăng 12,5%. Tuy nhiên, Đức vẫn chiếm tới 45% tổng số.

Xuất khẩu cá minh thái Alaska nguyên con đông lạnh của Nga năm 2023 là 868.406 tấn, giảm 16,6% so với năm trước. Các thị trường lớn nhất là Trung Quốc (chiếm 66,2% tổng XK) và Hàn Quốc (19,2%).

 TT TT CN *& 

Dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 tăng lên mức cao kỷ lục mới

Theo dự báo mới nhất đầu tháng 7/2024 của FAO, sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 đã tăng 7,9 triệu tấn (tăng 0,3%) so với dự báo hồi tháng 6, đạt mức 2.854 triệu tấn, tăng nhẹ so với năm 2023 và đánh dấu mức cao kỷ lục mới. 

Chủ yếu do dự báo sản lượng ngũ cốc thô tăng 0,4% lên 1.530 triệu tấn, và sản lượng lúa mì dự kiến tăng 0,3% so với dự báo hồi tháng 6/2024 lên 789 triệu tấn. Dự báo sản lượng ngô thu hoạch tốt hơn ở Achentina và Brazil do thời tiết thuận lợi hơn tháng trước. Tuy nhiên, sản lượng của Brazil vẫn được dự đoán sẽ giảm so với mức kỷ lục của năm 2023. Dự báo về sản lượng ngô của Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine cũng tăng so với dự báo tháng trước. Ngược lại, dự báo sản lượng ngô ở Indonesia và một số quốc gia Nam Phi giảm do khô hạn, và đối với Pakistan, do giá thấp và nhu cầu thức ăn chăn nuôi giảm, do đó giảm diện tích trồng trọt. Sản lượng lúa mì thế giới cũng được điều chỉnh tăng, chủ yếu do triển vọng tốt hơn ở châu Á, đặc biệt là Pakistan, nơi có khả năng đạt sản lượng lúa mì kỷ lục. Thời tiết khắc nghiệt tại các khu vực sản xuất lúa mì trọng điểm ở Liên bang Nga đã khiến dự báo sản lượng giảm mạnh, làm giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong tháng này. Dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2024/25 tăng nhẹ 0,9% so với dự báo hồi tháng 6/2024, đạt mức cao mới là 535,1 triệu tấn.

Dự báo tiêu thụ ngũ cốc thế giới trong năm 2024/25 là 2.856 triệu tấn, tăng nhẹ (5,4 triệu tấn hay 0,2%) so với dự báo hồi tháng 6/2024 và tăng 13,6 triệu tấn hay tăng 0,5% so với năm 2023/24. Tiêu thụ ngũ cốc thô toàn cầu năm 2024/25 đã tăng thêm 3,7 triệu tấn, nhờ dự kiến tăng lượng thức ăn chăn nuôi và các mục đích sử dụng khác từ ngô và lúa mạch, cũng như mức tiêu thụ hạt bo bo làm lương thực tăng. Tiêu thụ ngũ cốc thô dự báo đạt 1.529 triệu tấn, tăng 0,8% so với niên vụ 2023/24. Tiêu thụ lúa mì thế giới niên vụ 2024/25 cũng đã được điều chỉnh tăng thêm 1,5 triệu tấn so với dự báo trong tháng 6/2024, dẫn đầu là do tiêu thụ lúa mì tăng ở Pakistan do sản lượng nội địa dự kiến tăng. Tuy nhiên, vẫn được dự đoán sẽ giảm 0,7% so với năm 2023/24. Tiêu thụ gạo thế giới trong năm 2024/25 vẫn được dự báo sẽ tăng 1,2% so với năm ngoái để đạt mức cao kỷ lục là 531,5 triệu tấn chủ yếu do sử dụng làm lương thực, có thể dẫn đến việc tăng 0,5% lượng tiêu thụ gạo bình quân đầu người trên toàn cầu lên khoảng 53 kg.

Dự trữ ngũ cốc thế giới cuối năm 2025 dự báo đạt 894 triệu tấn, giảm 2,9 triệu tấn so với dự báo tháng trước, nhưng dự báo vẫn tăng 1,3% so với đầu năm. Với những dự báo mới, tỷ lệ dự trữ và sử dụng ngũ cốc toàn cầu trong năm 2024/25 sẽ gần như không thay đổi so với niên vụ trước ở mức 30,8%, tiếp tục cho thấy triển vọng nguồn cung đầy đủ trong niên vụ mới. Việc điều chỉnh giảm trong tháng này phần lớn do mức giảm 4,3 triệu tấn trong dự báo tồn kho ngũ cốc thô toàn cầu, chủ yếu là do ước tính tồn kho ngô ở Brazil và Ukraine giảm. Bất chấp điều chỉnh giảm so với dự báo tháng trước, tồn kho ngũ cốc thô toàn cầu vẫn dự kiến tăng trong niên vụ 2024/25, đạt 381 triệu tấn, tăng 2,8% so với mức đầu năm. Ngược lại, dự báo dự trữ lúa mì toàn cầu trong tháng này đã tăng thêm 1,6 triệu tấn so với dự báo tháng trước, lên 308 triệu tấn, nhưng vẫn giảm 1,4% so với mức đầu năm. Dự báo dự trữ lúa mì của Liên bang Nga giảm do sản lượng dự kiến giảm, là nguyên nhân khiến dự báo dự trữ lúa mì toàn cầu điều chỉnh giảm so với dự báo tháng 6. Dự trữ gạo thế giới cuối năm 2024/25 được dự báo đạt mức 204,9 triệu tấn, ít thay đổi so với dự báo hồi tháng 6 và tăng 2,7% so với mức kỷ lục đầu năm, phần lớn là do dự kiến dự trữ ở Trung Quốc (đại lục) và Ấn Độ tăng, và ở Brazil và Thái Lan giảm.

Dự báo về xuất nhập khẩu ngũ cốc thế giới trong năm 2024/25 không thay đổi so với dự báo hồi tháng 6/2024 ở mức 481 triệu tấn, giảm 3% so với năm 2023/24. Chốt ở mức 231 triệu tấn, dự báo xuất nhập khẩu ngũ cốc thô toàn cầu niên vụ 2024/25 (tháng 7/tháng 6) tăng nhẹ (0,9 triệu tấn) so với dự báo hồi tháng 6/2024, nhưng vẫn giảm 3,9% so với niên vụ trước. Mặc dù dự báo xuất khẩu ngô của Ukraine tăng nhẹ và nhập khẩu ngô của Trung Quốc tăng đã nâng dự báo toàn cầu lên 1 triệu tấn, thương mại ngô thế giới vẫn có khả năng giảm 4,4% so với niên vụ 2023/24. Dự báo về thương mại lúa mạch và hạt bo bo thế giới trong năm 2024/25 (tháng 7/tháng 6) đều không thay đổi so với dự báo trong tháng 6, trong đó thương mại lúa mạch vẫn giảm 3,9%, trong khi thương mại hạt bo bo toàn cầu vẫn được dự báo sẽ tăng 6,4%. Dự báo thương mại lúa mì toàn cầu năm 2024/25 (tháng 7/tháng 6) giảm nhẹ (0,9 triệu tấn) so với dự báo trước đó, và giảm 3,7% so với mùa trước, chủ yếu do giảm dự báo xuất khẩu của Liên bang Nga do sản lượng giảm. Xuất khẩu dự kiến tăng nhẹ ở một số nước xuất khẩu lúa mì lớn gồm Kazakhstan và Ukraine. Về phía nhập khẩu, lượng mua vào đối với Thổ Nhĩ Kỳ giảm, sau khi tạm dừng nhập khẩu lúa mì từ ngày 21/6/2024 đến ngày 15/10/2024, Ấn Độ cũng giảm nhập khẩu. Tuy nhiên, nhập khẩu lúa mì của Trung Quốc và Liên minh châu Âu dự đoán tăng. Thương mại gạo quốc tế trong năm 2024 (tháng 1 - tháng 12) dự kiến đạt mức 51,1 triệu tấn, giảm nhẹ so với dự báo hồi tháng 6, phần lớn là do dự báo nhập khẩu của Trung Quốc (đại lục) giảm, lượng nhập khẩu gạo hiện ở mức thấp nhất trong 13 năm. Ở mức dự báo sửa đổi, thương mại gạo toàn cầu sẽ giảm 3,4% so với năm 2023 và ở mức thấp nhất trong 4 năm.

 

Nhu cầu giảm, giá gạo châu Á đi xuống

Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan và Việt Nam giảm trong tuần này do hoạt động mua chậm khi các thương nhân chờ đợi những thay đổi về chính sách nhập khẩu từ nước nhập khẩu chủ chốt trên thế giới - Philippines - có hiệu lực, trong khi giá cước vận chuyển cao ảnh hưởng đến nhu cầu gạo Ấn Độ từ khách hàng châu Phi.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan tuần này giảm xuống còn 585 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 25 tháng 4, so với mức 595 USD cách đây một tuần.

Philippines đang xem xét thay đổi chính sách nhập khẩu và giảm thuế nhập khẩu. Vì vậy, các nhà xuất khẩu đang giảm tốc độ thu mua gạo. Nguồn cung từ vụ thu hoạch mới sẽ có trên thị trường vào tháng này, có thể khiến giá tiếp tục giảm trong những tuần tới.

Gạo 5% tấm của Việt Nam tuần này được chào ở mức 575 USD/tấn, giảm so với mức 575-580 USD một tuần trước đó.

Reuters dẫn lời một thương nhân ở TP.HCM cho biết: “Giao dịch chậm do người mua đang chờ việc cắt giảm thuế của Philippines có hiệu lực”.

Việt Nam đã xuất khẩu 650.000 tấn gạo trong tháng 6, tăng 5,7% so với cùng tháng năm trước.

Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, đang được báo giá ở mức 541-548 USD/tấn, không thay đổi so với tuần trước.

Các khách hàng châu Phi rất nhạy cảm về giá và họ đang tạm dừng mua hàng do phí vận chuyển tăng”.

Chỉ số vận tải đường biển chính của Sàn giao dịch Baltic tuần này đã đạt gần mức cao nhất trong hai tháng.

Trong khi đó, mặc dù Bangladesh đã phê duyệt kế hoạch nhập khẩu gần 2 triệu tấn gạo nhưng từ tháng 4 không có lượng gạo nào được nhập khẩu vào nước này, thông tin từ Bộ Lương thực Bangladesh cho biết.

Hiện Chính phủ nước này đang nỗ lực kiểm soát giá ngũ cốc thiết yếu trong nước vì giá gạo vẫn tăng cao mặc dù năng suất và tồn trữ trong nước ở mức cao.

 

Sản lượng surimi của Nga có thể tăng trong năm nay

Sản lượng surimi cá minh thái Alaska của Nga ước tính đạt khoảng 80.000 tấn vào năm 2024, tăng từ mức 54.000 tấn vào năm 2023. Ngoài nhu cầu cao hơn đối với surimi cá minh thái Alaska trên thị trường Trung Quốc, nhu cầu tại Nga dường như cũng đang trên đà tăng lên.

Tổng lượng tiêu thụ surimi trên thị trường Nga (bao gồm cả nhập khẩu surimi nước ấm) ước tính vào khoảng 80.000 tấn. Khối lượng này không được sản xuất từ Mỹ.

Trong vụ A năm 2024, nhu cầu tiêu dùng surimi trên thị trường Nhật Bản yếu hơn. Hơn nữa, tại Nhật Bản, lượng tồn kho surimi đang ở mức lớn nhất trong 7 năm qua, và điều này đã đẩy giá xuống. Theo Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, tổng tồn kho surimi tại Nhật Bản vào cuối năm 2023 lên tới 55.008 tấn, tăng 6% so với cùng thời điểm năm 2022.

Người tiêu dùng Trung Quốc đã quen với việc mua surimi làm từ loài nước ấm. Tuy nhiên, các nhà sản xuất surimi của Nga đang tăng sản lượng mỗi năm và đang hy vọng chuyển đổi những người tiêu dùng này sang sử dụng surimi nước lạnh dựa trên cá minh thái Alaska.

Sản lượng cập cảng cá minh thái có thể tăng và giá có thể giảm

Các nhà khoa học Nga đang khuyến nghị tăng 12% tổng sản lượng đánh bắt cho phép (TAC) đối với cá minh thái Alaska ở Viễn Đông. Đồng thời, Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản Thái Bình Dương (TINRO) đang đề xuất TAC là 2,55 triệu tấn cho năm 2024, tăng 260.000 tấn so với TAC 2023. Tuy nhiên, đội tàu Nga thường không đảm nhận toàn bộ hạn ngạch. Năm 2023, chỉ có 78% hạn ngạch được cập cảng và trước đó, vào năm 2022 và 2021, khối lượng cập bến lần lượt chiếm 91% và 89% hạn ngạch hàng năm. TAC đối với cá minh thái Alaska ở Biển Tây Bering vào năm 2024 là 700.000 tấn, trong khi TAC ở Biển Bắc Okhotsk là 342.500 tấn.

Theo Cơ quan Nghề cá Liên bang Nga Rosrybolovstvo, quý đầu năm 2024, sản lượng cá minh thái Alaska ở vùng Viễn Đông Nga đã tăng khoảng 9%, lên tới 750.000 tấn. Theo ước tính được trình bày tại Diễn đàn cá đáy vào mùa thu năm ngoái, sản lượng thu hoạch cả năm (2024) dự kiến ​​sẽ tăng 12% so với năm 2023 và sẽ đạt 3,7 triệu tấn. Đây là mức cao nhất trong 10 năm. Lượng hàng cập cảng tăng lên này đã đẩy giá nội địa giảm khoảng 23%.

Do các nền kinh tế châu Âu bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, người dân thắt chặt chi tiêu, người tiêu dùng châu Âu có thể tiêu thụ cá minh thái Alaska nhiều hơn do giá rẻ hơn các loài cá thịt trắng khác.

Nhập khẩu cá minh thái Alaska nguyên con đông lạnh của Trung Quốc đạt 615.706 tấn năm 2023, bằng với năm 2022. Khoảng 93,3% trong số này (574.618 tấn) đến từ Nga, phần lớn được chế biến thành phi lê để tái xuất khẩu.

Tháng 12/2023, EU-27 đã nhập khẩu khối lượng kỷ lục phi lê cá minh thái Alaska, chủ yếu từ Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, xuất khẩu philê cá minh thái Alaska đông lạnh của Trung Quốc ghi nhận mức giảm 20% trong năm đó xuống còn 191.175 tấn.

Xuất khẩu sang Đức giảm 12,2%, trong khi xuất khẩu sang Pháp tăng 12,5%. Tuy nhiên, Đức vẫn chiếm tới 45% tổng số.

Xuất khẩu cá minh thái Alaska nguyên con đông lạnh của Nga năm 2023 là 868.406 tấn, giảm 16,6% so với năm trước. Các thị trường lớn nhất là Trung Quốc (chiếm 66,2% tổng XK) và Hàn Quốc (19,2%)

 TT TT CN * TM

Tin liên quan

Công điện 92/CĐ-TTg: tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão(16/09/2024 8:45 SA)

Ngành cá ngừ hộp gặp khó vì một số quy định bất cập tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP(16/09/2024 8:43 SA)

Việt Nam là nguồn cung ứng hàng hóa lớn thứ 7 của Hoa Kỳ(16/09/2024 8:43 SA)

Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo Ấn Độ chạm đáy ba tháng do nhu cầu yếu(16/09/2024 8:42 SA)

Nga xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc có thể ảnh hưởng lớn đến ngành thịt EU(16/09/2024 8:39 SA)

Tin mới nhất

Công điện 92/CĐ-TTg: tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão(16/09/2024 8:45 SA)

Ngành cá ngừ hộp gặp khó vì một số quy định bất cập tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP(16/09/2024 8:43 SA)

Việt Nam là nguồn cung ứng hàng hóa lớn thứ 7 của Hoa Kỳ(16/09/2024 8:43 SA)

Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo Ấn Độ chạm đáy ba tháng do nhu cầu yếu(16/09/2024 8:42 SA)

Nga xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc có thể ảnh hưởng lớn đến ngành thịt EU(16/09/2024 8:39 SA)