29 người đang online
°

Nghị định số 34/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm

Đăng ngày 24 - 06 - 2024
Lượt xem: 118
100%

Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa.

 

Nghị định số 34/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm

Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa.

Nghị định 34/2024/NĐ-CP nêu rõ: Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.

Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:

Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ

Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.

Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.

Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.

Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.

Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.

Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

Loại 2. Khí

Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.

Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.

Nhóm 2.3: Khí độc hại.

Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy

Loại 4

Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy.

Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.

Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.

Loại 5

Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa.

Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.

Loại 6

Nhóm 6.1: Chất độc.

Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.

Loại 7: Chất phóng xạ

Loại 8: Chất ăn mòn

Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác

Nghị định số 34/2024/NĐ-CP quy định rõ các bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hoá nguy hiểm cũng được coi là hàng hoá nguy hiểm tương ứng.

Bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm phải tuân thủ theo quy chuẩn quốc gia

Bao bì, thùng chứa và việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng với loại hàng hóa. Bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo khuyến cáo và yêu cầu của nhà sản xuất.

Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm công bố thì phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:

a) Chất lượng bao bì, thùng chứa có thể chịu được va chạm và chấn động trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho;

b) Bao bì, thùng chứa phải bảo đảm không làm rò rỉ chất nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;

c) Phía bên ngoài bao bì, thùng chứa phải bảo đảm sạch và không dính một loại hóa chất nguy hiểm nào;

d) Các phần của bao bì, thùng chứa có tiếp xúc với chất nguy hiểm phải bảo đảm yêu cầu không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của chất nguy hiểm đóng bên trong; không làm ảnh hưởng đến thành phần, tính năng và tác dụng của hàng nguy hiểm;

đ) Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng lỏng phải bảo đảm không bị rò rỉ hay biến dạng vì sự tăng thể tích của các chất lỏng khi thay đổi nhiệt độ; có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển; được thử độ rò rỉ trước khi xuất xưởng;

e) Bao bì, thùng chứa bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như thủy tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa phải được chèn cố định với lớp bao bì, thùng chứa bên ngoài bằng các loại vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp;

g) Bao bì, thùng chứa các chất dễ bay hơi phải bảo đảm giữ chất không bị bay hơi trong quá trình vận chuyển theo yêu cầu của nhà sản xuất;

h) Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng hạt hay bột phải đảm bảo không bị rơi vãi trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển.

 

Dự báo Luật số 11203 về gạo của Philippines tác động tới thương mại gạo giữa Việt Nam và Philippines như thế nào?

Trong những tháng vừa qua, Chính phủ Philippines đã hối thúc lưỡng viện nghiên cứu sửa đổi Luật số 11203 về tự do hóa xuất nhập khẩu và thương mại gạo nhằm khôi phục cho Cơ quan lương thực quốc gia (National Food Authority – NFA) quyền năng can thiệp trực tiếp để điều tiết và bình ổn thị trường. Điều này sẽ tác động như thế nào tới thị trường gạo và thương mại gạo giữa Việt Nam và Philippines?

Dự luật sửa đổi chưa được chính thức thông qua, tuy nhiên, qua tìm hiểu và nắm bắt thông tin ban đầu, Thương vụ Việt Nam tại Philippines xin có một số nhận định như sau:

Thứ nhất, thông tin cho thấy chỉ có sự sửa đổi nội dung liên quan tới thẩm quyền của NFA trong Luật số 11203, theo hướng quy định khôi phục thẩm quyền cho NFA trực tiếp tham gia điều tiết, bình ổn thị trường gạo. NFA được cho phép trực tiếp hoặc thông qua các chương trình hỗ trợ người nông dân để mua lúa từ nông dân trong nước để chế biến và/hoặc nhập khẩu gạo nhằm cung ứng điều tiết, bình ổn thị trường. Chính phủ Philippines hy vọng bằng cách quy định cho phép NFA mua lúa trực tiếp từ người nông dân sẽ giúp loại bớt được các khâu trung gian trong chuỗi cung ứng gạo, vì vậy, sẽ giúp giảm giá thành, cộng với nguồn hỗ trợ của Chính phủ sẽ đảm bảo giá bán gạo ra thị trường được duy trì ở mức thấp và ổn định. Gạo của NFA trong trường hợp này sẽ được cung ứng thông qua hệ thống cửa hàng Kadiwa. Đây là hệ thống cửa hàng được xây dựng thông qua Chương trình Kadiwa ni Ani at Kita, một chương trình do Chính phủ khởi xướng với sự tham gia của khối tư nhân, người nông dân, các hợp tác xã, hiệp hội…, nhằm hỗ trợ người nông dân cung ứng, tiêu thụ các mặt hàng nông sản như gạo, hoa quả, và thực phẩm tại những khu vực có nhu cầu tiêu thụ lớn. Ngoài ra, NFA còn được nhập khẩu gạo khi cần thiết.

Chúng tôi cho rằng sửa đổi theo hướng khôi phục thẩm quyền cho NFA trực tiếp tham gia điều tiết, bình ổn thị trường gạo, về lý thuyết có thể sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực theo hướng giảm giá bán gạo trên thị trường tại Philippines trong thời gian tới. Tuy nhiên, trên thực tế sẽ rất khó để NFA thực hiện nhiệm vụ và đạt được kết quả như kỳ vọng, bởi những lý do. Một là, kể từ sau khi Luật số 11203 được thực thi, thị trường gạo tại Philippines đã được xác lập và hoạt động theo cơ chế thị trường, đã đi vào ổn định. Chính phủ Philippines không thể vô cớ bãi bỏ Luật số 11203 quy định cho phép tự do hóa xuất nhập khẩu và thương mại gạo. Vì vậy, sự tham gia của khối doanh nghiệp tư nhân trên thị trường này không thể bị hạn chế trong thời gian ngắn. Hai là, với việc cho phép NFA bình ổn thị trường gạo, thông qua trực tiếp mua bán gạo, với cơ chế mua cao bán thấp sẽ tạo áp lực ngân sách cho Chính phủ. Thực tế hoạt động của NFA, trước khi Luật số 11203 được thực thi, đã thâm hụt ngân sách rất lớn, số tiền mà sau đó Chính phủ phải bù đắp. Ba là, Chính phủ Philippines có thể đã tham vọng khi đặt trọng trách với nhiều kỳ vọng lên NFA, trong khi năng lực của NFA có hạn. Để thực hiện được mục tiêu đề ra, NFA phải xây dựng được một hệ thống nhân sự và cơ sở vật chất cho sự tham gia vào chuỗi cung ứng gạo ở khắp các địa phương trên cả nước như hệ thống các cơ sở xay sát, chế biến, hệ thống kho chứa, hệ thống các cửa hàng Kadiwa. NFA không thể thiết lập và xây dựng được các hệ thống này trong một thời gian ngắn. Thực tế hoạt động của NFA trước khi Luật số 11203 được ban hành cho thấy hàng năm NFA chỉ có thể mua trực tiếp lúa từ người nông dân một lượng nhỏ trong tổng sản lượng lúa của cả nước. Vì vậy, cho dù NFA được khôi phục thẩm quyền nhưng năng lực thu mua lúa cũng khó đạt được như kỳ vọng. Bốn là, với việc hình thành thị trường và chuỗi cung ứng gạo tự do từ sau khi Luật số 11203 được ban hành, có sự tham gia của các khâu trung gian, thì chỉ bằng việc khôi phục thẩm quyền cho NFA khó có thể giúp loại bỏ những khâu trung gian. Năm là, việc tham gia bình ổn thị trường của NFA trước mắt chỉ giới hạn khi thị trường có biến động tăng giá hoặc trường hợp khẩn cấp theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, vì vậy, khó có thể có tác động ngay tức khắc tới thị trường gạo nói chung. Sáu là, việc bình ổn của NFA chủ yếu nhắm tới thị trường các mặt hàng gạo chất lượng trung bình và thấp, phục vụ cho đại đa số người dân nghèo hoặc có thu nhập thấp, vì vậy, không ảnh hưởng nhiều tới thị trường gạo cao cấp.

Thứ hai, thông tin cho thấy các nội dung khác liên quan tới quyền tự do xuất nhập khẩu và thương mại gạo trong Luật số 11203 không thay đổi. Điều đó có nghĩa các thương nhân không bị hạn chế, mọi chủ thể vẫn có quyền tự do xuất nhập khẩu và thực hiện hoạt động thương mại gạo. Vì vậy, hoạt động xuất nhập khẩu gạo giữa Việt Nam và Philippines trong thời gian tới về cơ bản vẫn ổn định, sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng cho tới khi Chính phủ Philippines kiện toàn bộ máy, xây dựng mạng lưới cũng như cơ chế hoạt động của NFA để có thể can thiệp trực tiếp và hiệu quả vào thị trường gạo.

Từ những đánh giá và nhận định nêu trên cho thấy, trong trường hợp Luật số 11203 được sửa đổi khôi phục cho NFA thẩm quyền điều tiết, bình ổn thị trường gạo thì kết quả cũng khó có thể đạt được ngay tức khắc. Đồng thời, cũng sẽ không thể ngay tức khắc ảnh hưởng lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu gạo của Việt Nam với Philippines.

 

Nghị quyết 81/NQ-CP: đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng

Ngày 28/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 81/NQ-CP về đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.

Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý như sau:

1. Chính phủ thông qua đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng như đề nghị của Bộ Tài chính tại Tờ trình số 116/TTr BTC. Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ trong quá trình hoàn thiện đề nghị xây dựng dự án Nghị quyết và xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội theo đúng quy định; chịu trách nhiệm về các nội dung, số liệu báo cáo, đề xuất.

2. Chính phủ cho phép xây dựng dự án Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Bộ Tài chính  có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp và cung cấp đầy đủ hồ sơ, tài  liệu liên quan cho Bộ Tư pháp theo quy định, bảo đảm tiến độ báo cáo các cơ quan  của Quốc hội theo yêu cầu.

Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 28/5/2024.

 TT T CN & TM

Tin liên quan

Dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 tăng lên mức cao kỷ lục mới(29/07/2024 9:32 SA)

Quy định mới về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA, UKVFTA(09/07/2024 9:32 SA)

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia trong suốt hơn 1 thập kỷ(24/06/2024 9:27 SA)

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng...(27/05/2024 8:46 SA)

USDA dự báo sản lượng đường của Ấn Độ niên vụ 2024/25 đạt 34,5 triệu tấn(27/05/2024 8:45 SA)

Tin mới nhất

Dự báo sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2024 tăng lên mức cao kỷ lục mới(29/07/2024 9:32 SA)

Quy định mới về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA, UKVFTA(09/07/2024 9:32 SA)

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia trong suốt hơn 1 thập kỷ(24/06/2024 9:27 SA)

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng...(27/05/2024 8:46 SA)

USDA dự báo sản lượng đường của Ấn Độ niên vụ 2024/25 đạt 34,5 triệu tấn(27/05/2024 8:45 SA)