28 người đang online
°

Xuất khẩu tôm sang Anh dự báo phục hồi sớm hơn các thị trường khác

Đăng ngày 11 - 01 - 2024
Lượt xem: 80
100%

Tính tới tháng 10/2023, XK tôm Việt Nam sang Anh đạt 159 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

 

Anh là thị trường đơn lẻ lớn thứ 6 về NK tôm của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 5,6% trong tổng XK tôm của Việt Nam đi các thị trường. Tính từ đầu năm tới nay, XK tôm Việt Nam sang Anh không ổn định, tăng giảm thất thường tuy nhiên Anh vẫn được đánh giá là thị trường quan trọng của tôm Việt Nam với nhiều ưu đãi trong quan hệ thương mại song phương giữa hai nước.

Từ năm 2020 đến 2022, XK tôm sang Anh dao động trong khoảng từ 222 triệu USD - 243 triệu USD. XK trong năm 2020 ghi nhận tăng trưởng 20%, sau đó số liệu XK trong năm 2021 và 2022 ghi nhận giảm nhẹ 3-5%.

Nằm trong khu vực EU, Anh cũng phải đối mặt với tác động của lạm phát tăng cao và bất ổn kinh tế giai đoạn từ đầu năm tới nay. Tuy nhiên, mức giảm 18% trong XK tôm Việt Nam sang Anh trong 10 tháng đầu năm nay cũng không mạnh như XK sang các thị trường lớn khác như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Tôm chiếm khoảng 10% tổng lượng tiêu thụ thủy sản tại thị trường Anh. Đối với khu vực nhà hàng hay dịch vụ ăn uống, tôm cũng là nguyên liệu khá phổ biến, với khoảng 61% các cơ sở kinh doanh này tại Anh. Ngoài ra, tôm cũng được ưa chuộng trong các nhà hàng Ấn Độ, Trung Quốc, với các món cuốn, súp, há cảo, màn thầu…

Tại thị trường Anh, Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất. Tại thị trường Anh, tôm Việt Nam phải cạnh tranh mạnh về giá với tôm Ấn Độ và Ecuador. Theo số liệu của ITC, 3 quý đầu năm nay, NK tôm vào Anh từ Ấn Độ và Ecuador giảm nhẹ lần lượt 12% và 3% so với cùng kỳ trong khi NK tôm từ Việt Nam giảm 18%. Trong khi, Anh tăng 10% NK tôm nước lạnh từ Greenland. 3 quý đầu năm nay, NK tôm của Anh đạt 563 triệu USD, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng tôm nói riêng đã dần thích nghi với những cam kết của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA). Dự báo XK tôm Việt Nam sang thị trường Anh sẽ phục hồi sớm hơn các thị trường khác. Giai đoạn 2022-2025, XK tôm sang thị trường này có thể duy trì tăng trưởng dương trung bình khoảng trên 10%/năm.

Với lợi thế về thuế quan từ Hiệp định UKVFTA, tôm Việt Nam có lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ thương mại khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Ấn Độ, Brazil,… do các nhà cung cấp này chưa ký kết Hiệp định thương mại tự do với Anh. Về cam kết thuế nhập khẩu ưu đãi, Hiệp định UKVFTA có cơ chế tiếp nối Hiệp định EVFTA, cho nên, cam kết thuế nhập khẩu hầu hết các loại tôm nguyên liệu vào Anh giảm từ 10-20% xuống 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực. Và để được hưởng mức thuế ưu đãi như trong Hiệp định UKVFTA đã cam kết, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ.

Người tiêu dùng Anh luôn lựa chọn những sản phẩm có những tiêu chuẩn cao do các cơ quan chức năng ở Anh và EU cấp về chất lượng sản phẩm, về nguồn gốc, tính bền vững của sản phẩm, thân thiện với môi trường và tiện dụng. Vì vậy, để có thể tăng mạnh thị phần thủy sản nói chung và tôm nói riêng ở thị trường Anh, các sản phẩm Việt Nam cần phải đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng, mẫu mã, hình thức và khẩu vị.

Xuất khẩu tôm sang Anh dự báo phục hồi sớm hơn các thị trường khác

 

 

Việt Nam vươn lên là đối tác cung ứng gạo lớn thứ 2 cho Đài Loan trong 10 tháng đầu năm 2023

Theo thống kê của Cơ quan quản lý Ngoại thương Đài Loan (TITA), trong 10 tháng đầu năm nay, Đài Loan đã nhập khẩu hơn 99,39 nghìn tấn gạo (mã HS1006) từ hơn 10 đối tác trên toàn thế giới với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 74, 23 triệu USD, giảm nhẹ 8,41% về lượng và giảm nhẹ 1,41% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Thị phần các đối tác cung ứng gạo cho Đài Loan trong 10 tháng đầu năm 2023

Theo đó, với lợi thế hạn ngạch quốc gia, Hoa Kỳ vẫn là đối tác cung ứng gạo lớn nhất cho Đài Loan trong 10 tháng đầu năm 2023 với 32,59 nghìn tấn gạo đã được Hoa Kỳ xuất khẩu cho Đài Loan trong 10 tháng đầu năm, kim ngạch đạt 26,27 triệu USD, giảm 40,67% về lượng và giảm 30,82 về giá trị so với cùng kỳ năm 2022 và chiếm 32,79% tổng thị phần nhập khẩu của Đài Loan trong cùng kỳ.

Việt Nam đã vượt qua Thái Lan trở thành đối tác cung ứng gạo lớn thứ 2 cho Đài Loan trong 10 tháng đầu năm nay với tổng lượng 31,91 nghìn tấn, kim ngạch đạt 17,71 triệu USD, tăng 86,87% về lượng và tăng 107,94% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 32,1% thị phần nhập khẩu của Đài Loan trong cùng kỳ.

Các đối tác kế tiếp lần lượt là : Thái Lan là đối tác cung ứng lớn thứ 3 với 20,21% thị phần, Úc 11% thị phần, Nhật Bản 2,43% thị phần và Myanmar 1,16% thị phần. 

Ở chiều ngược lại, cũng theo thống kê của TITA, trong 10 tháng đầu năm 2023, Đài Loan cũng đã xuất khẩu hơn 109,09 nghìn tấn gạo đến 65 thị trường toàn cầu, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 74,32 triệu USD, giảm 11,345% về lượng nhưng tăng 7,37% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

Các đối tác nhập khẩu gạo chính của Đài Loan trong 10 tháng đầu năm nay gồm: Papua New Guinea, Haiti, Solomon Islands, Canada, Mozambique, Vanuatu, Guatemala và Kiribati.

 TT TT Cn &TM

Tin liên quan

Quy định mới về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA, UKVFTA(09/07/2024 9:32 SA)

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia trong suốt hơn 1 thập kỷ(24/06/2024 9:27 SA)

Nghị định số 34/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm(24/06/2024 9:10 SA)

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng...(27/05/2024 8:46 SA)

USDA dự báo sản lượng đường của Ấn Độ niên vụ 2024/25 đạt 34,5 triệu tấn(27/05/2024 8:45 SA)

Tin mới nhất

Quy định mới về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định EVFTA, UKVFTA(09/07/2024 9:32 SA)

Việt Nam là nguồn cung cá thịt trắng số 1 cho Colombia trong suốt hơn 1 thập kỷ(24/06/2024 9:27 SA)

Nghị định số 34/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm(24/06/2024 9:10 SA)

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng...(27/05/2024 8:46 SA)

USDA dự báo sản lượng đường của Ấn Độ niên vụ 2024/25 đạt 34,5 triệu tấn(27/05/2024 8:45 SA)