26 người đang online
°

USDA: Dự báo sản lượng thịt lợn của Mỹ năm 2025 tăng nhẹ lên 28,4 tỷ Lb

Đăng ngày 27 - 05 - 2024
Lượt xem: 25
100%

Theo USDA, sản lượng thịt lợn của Mỹ năm 2025 dự kiến sẽ tăng nhẹ lên 28,4 tỷ Lb, tăng khoảng 1,2% so với dự báo cho năm 2024.

 

USDA: Dự báo sản lượng thịt lợn của Mỹ năm 2025 tăng nhẹ lên 28,4 tỷ Lb

Theo USDA, sản lượng thịt lợn của Mỹ năm 2025 dự kiến sẽ tăng nhẹ lên 28,4 tỷ Lb, tăng khoảng 1,2% so với dự báo cho năm 2024. 

Dự báo giá lợn hơi sẽ đạt trung bình khoảng 60 USD/cwt trong năm 2025, thấp hơn gần 4% so với giá dự kiến trong năm 2024. Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ năm 2025 được dự báo đạt 7,6 tỷ lb, tăng gần 5% so với dự báo xuất khẩu cho năm 2024. Các dự báo về sản xuất và xuất khẩu năm 2025 chỉ ra rằng gần 27% sản lượng thịt lợn sẽ được xuất khẩu.

Theo dự báo của Rabobank, ngành sản xuất thịt lợn toàn cầu đang có lãi trở lại, ngay cả khi rủi ro vẫn luôn hiện hữu. Việc giảm đàn đang chậm lại khi ngành thịt đã có sự cân bằng cung cầu.

Sau vài tháng suy giảm, đàn lợn nái tại các vùng trọng điểm đang bắt đầu ổn định. Sản lượng lợn khó có thể tăng trở lại vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025, nguồn cung thịt lợn sẽ vẫn bị hạn chế trong những tháng tới.

Năng suất đàn lợn ở Mỹ, Canada và Trung Quốc cũng đang tăng giúp sản lượng tăng, nguồn cung lợn tăng.

Giá thức ăn chăn nuôi giảm đang bù đắp cho các chi phí khác và giúp ngành chăn nuôi có lãi trở lại. Dự trữ ngũ cốc và hạt có dầu trên thế giới tăng đã làm giá thức ăn chăn nuôi giảm. Bất chấp những lo ngại đầu năm, một vụ mùa bội thu ở Nam Mỹ đã làm tăng lượng tồn kho – gây áp lực giảm giá. Điều kiện trồng trọt vẫn được quan tâm hàng đầu khi Bắc bán cầu bước vào vụ gieo trồng mùa xuân năm 2024.

Thịt lợn vẫn là lựa chọn có giá rẻ cho người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh giá thịt bò tăng. Các mặt hàng giá rẻ tiếp tục tăng trưởng vượt bậc và có xu hướng sử dụng nhiều sản phẩm đông lạnh hơn, việc người tiêu dùng chuyển sang chế biến bữa ăn tại nhà nhiều hơn tiếp tục mang lại lợi nhuận cho ngành bán lẻ thịt lợn. Khi tỷ lệ lạm phát lên đến đỉnh điểm, doanh số bán thịt giá trị gia tăng và thịt chế biến sẽ dần dần phục hồi. 

 

Bhutan mở cửa thị trường nhập khẩu thịt lợn từ Brazil

Hiệp hội thịt Brazil (ABPA) cho biết, Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi Brazil đã hoàn tất quy trình và chính thức mở cửa thị trường cho thịt lợn từ Brazil xuất khẩu sang Bhutan.

Bhutan có gần 1 triệu dân, với hơn 20% dân số tiêu thụ thịt lợn. Mặc dù vậy, theo dữ liệu của FAOSTAT, mức tiêu thụ bình quân đầu người vẫn còn tương đối thấp, dưới 3 kg/người/năm. Ông Ricardo Santin - Chủ tịch ABPA cho rằng đây là một dấu hiệu cho thấy tiềm năng tốt để tăng mức tiêu thụ tại quốc gia này.

Việc mở cửa thị trường Nam Á này diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với ngành thịt Brazil đang tìm cách mở rộng khả năng xuất khẩu.

Ông Luís Rua, giám đốc thị trường tại ABPA cho rằng thịt lợn của Brazil có khả năng cạnh tranh tốt trong khu vực, dựa trên các điều kiện thuế quan thuận lợi của thị trường Bhutan. Thuế nhập khẩu thịt lợn tương tự như thuế nhập khẩu thịt gà, khoảng 10% giá trị sản phẩm nhập khẩu. Đây là điều kiện thuận lợi quan trọng để Brazil mở rộng tại thị trường này

Theo đánh giá của Hiệp hội Thịt Brazil (ABPA), việc Vương quốc Lesotho mở cửa thị trường nhập khẩu thịt gà từ Brazil sẽ tác động tích cực đến sự hiện diện của các nhà xuất khẩu Brazil trên lục địa châu Phi. Việc phê duyệt Giấy chứng nhận Y tế Quốc tế (CSI) cho thị trường Lesotho đã được Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi công bố gần đây.

Với mức tiêu thụ bình quân đầu người khoảng 11 kg (dữ liệu FAOSTAT), Lesotho đã ghi nhận tỷ lệ tiêu thụ thịt ngày càng tăng trong vài năm qua.

Chủ tịch ABPA phân tích: “Triển vọng tích cực về tiêu thụ thịt tại thị trường Lesotho phản ánh mức tăng xuất khẩu của Brazil sang các nước châu Phi trong suốt năm 2023. Trong năm 2023, lục địa châu Phi này nhập khẩu 816,6 nghìn tấn thịt gà từ Brazil, tăng 13,1% so với năm 2022, với kim ngạch tăng 1,6% đạt 857,4 triệu USD.

Ông Luis Rua - Giám đốc thị trường của ABPA cho biết: Lục địa châu Phi ngày càng nhận được sự quan tâm từ các nhà xuất khẩu Brazil, một khu vực có tốc độ đô thị hóa và thu nhập ngày càng tăng, đồng thời tăng cường quan hệ đối tác của đất nước trong việc hỗ trợ an ninh lương thực ở các quốc gia châu Phi. 

 

Đài Loan có tháng thứ 6 xuất khẩu tăng trưởng liên tiếp nhờ vào nhu cầu mạnh mẽ đối với thiết bị AI, HPC

Cơ quan quản lý Tài chính Đài Loan (MOF) cho biết, xuất khẩu của Đài Loan trong tháng 4 đã tăng hơn 4% so với một năm trước đó, đánh dấu tháng thứ sáu liên tiếp tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, do nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ đối với các công nghệ mới nổi.

Dữ liệu do MOF tổng hợp cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Đài Loan trong tháng 4/2024 đạt 68,5 tỷ USD, tăng 5,32 % so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 37,48 tỷ USD tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2023 trong khi kim ngạch nhập khẩu đạt 31,02 tỷ USD tăng 6,57% so với cùng kỳ. Xuất siêu đạt 6,45 tỷ USD, giảm 5,36% so với cùng kỳ năm 2023.

Lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Đài Loan đạt 270,2 tỷ USD, tăng 7,43% so với năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 147,8 tỷ USD tăng 10,59%. Kim ngạch nhập khẩu đạt 122,39 tỷ USD tăng 3,84% so với cùng kỳ năm 2023. Đài Loan  xuất siêu 25,41 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo MOF, vào thời điểm nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ đối với các công nghệ mới nổi về các ứng dụng trí tuệ nhân tạo và thiết bị điện toán hiệu năng cao (HPC) bù đắp cho tác động từ nhu cầu chậm hơn mà nhiều ngành công nghiệp thuộc nền kinh tế truyền thống phải đối mặt, xuất khẩu của Đài Loan trong tháng 4 đã tăng hơn 4% so với một năm trước đó, đánh dấu mức tăng hàng tháng thứ sáu liên tiếp so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, xuất khẩu trong tháng 4 không đáp ứng được dự báo trước đó của MOF là đạt giá trị từ 38,8 tỷ USD đến 39,9 tỷ USD, tức dự đoán sẽ tăng 8-11% so với một năm trước đó.

Theo MOF cho biết, xuất khẩu trong tháng 4 thấp hơn dự kiến ​​cho thấy sự phục hồi không đồng đều của nền kinh tế toàn cầu, trong đó lĩnh vực công nghệ cao được hưởng lợi từ sự phổ biến ngày càng tăng các ứng dụng AI và HPC, trong khi các ngành thuộc nền kinh tế truyền thống tiếp tục đối mặt với nhu cầu suy yếu do đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường toàn cầu do nguồn cung từ các nhà xuất khẩu nước ngoài tăng lên.

Về thị trường xuất khẩu, MOF cho biết, Trung Quốc và Hồng Kông vẫn là những người mua hàng hóa lớn nhất của Đài Loan sau khi mua lượng hàng hóa trị giá 11,30 tỷ USD trong tháng 4, giảm 11,3%, do nhu cầu nội địa yếu ở Trung Quốc và căng thẳng thương mại leo thang giữa Bắc Kinh và Washington.

MOF cho biết thêm, do nhu cầu mạnh mẽ về các thiết bị truyền thông thông tin, xuất khẩu của Đài Loan sang Hoa Kỳ đã tăng 81,6% so với một năm trước đó lên 10,16 tỷ USD trong tháng 4.

Kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan sang khối Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng 2,8% so với một năm trước đó lên 6,54 tỷ USD, trong khi xuất khẩu sang châu Âu và Nhật Bản giảm lần lượt 6,5% và 39,6% so với một năm trước đó xuống còn 3,27 tỷ USD và 1,93 tỷ USD vào tháng 4.

Về triển vọng, MOF cho biết xuất khẩu của Đài Loan trong tháng 5 được dự báo sẽ tăng 7-10% so với một năm trước đó lên 38,7 tỷ USD - 39,7 tỷ USD do nhu cầu tiếp tục mạnh mẽ đối với các thiết bị công nghệ cao, đánh dấu mức tăng hàng tháng thứ bảy liên tiếp so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo thống kê của phía Đài Loan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Đài Loan – Việt Nam đạt 6,96 tỷ USD, tăng 23,42% so với cùng kỳ năm trước, trong đó kim ngạch Đài Loan xuất khẩu sang Việt Nam đạt 4,51 tỷ USD, tăng 21,13%, kim ngạch nhập khẩu của Đài Loan từ Việt nam đạt 2,45 tỷ USD, tăng 27,86 % so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Đài Loan trong 4 tháng đầu tiên của năm nay.

TT TT CN & TM

Tin liên quan

Sản lượng đường của Brazil nửa đầu tháng 6/2024 tăng so với dự kiến(29/07/2024 9:31 SA)

AHDB: Nguồn cung lợn Trung Quốc vẫn khan hiếm do lượng lợn nái giảm(09/07/2024 9:46 SA)

Cơ hội cho xuất khẩu cá tra khi có FTA Việt Nam - Mercosur(09/07/2024 9:45 SA)

Một số nội dung chính Nghị quyết số 04 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC(24/06/2024 9:29 SA)

Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường 5 tháng đầu năm 2024(24/06/2024 9:26 SA)

Tin mới nhất

Sản lượng đường của Brazil nửa đầu tháng 6/2024 tăng so với dự kiến(29/07/2024 9:31 SA)

AHDB: Nguồn cung lợn Trung Quốc vẫn khan hiếm do lượng lợn nái giảm(09/07/2024 9:46 SA)

Cơ hội cho xuất khẩu cá tra khi có FTA Việt Nam - Mercosur(09/07/2024 9:45 SA)

Một số nội dung chính Nghị quyết số 04 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC(24/06/2024 9:29 SA)

Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường 5 tháng đầu năm 2024(24/06/2024 9:26 SA)