32 người đang online
°

Giá cá hồi Na Uy trong tuần đầu tháng 5/2024 tăng gần 8%

Đăng ngày 27 - 05 - 2024
Lượt xem: 50
100%

Giá cá hồi Na Uy trong tuần đầu tháng 5/2024 trung bình đạt 127,06 NOK/kg (tương đương 10,82 USD, 10,07 EUR), tăng 7,7% so với tuần trước đó.

 

Giá cá hồi Na Uy trong tuần đầu tháng 5/2024 tăng gần 8%

Giá cá hồi Na Uy trong tuần đầu tháng 5/2024 trung bình đạt 127,06 NOK/kg (tương đương 10,82 USD, 10,07 EUR), tăng 7,7% so với tuần trước đó.

Theo Chỉ số Cá hồi Nasdaq, giá trung bình đã giảm 6,08% trong bốn tuần qua nhưng tăng gần 17% trong 12 tuần qua.

Cá hồi từ 1 đến 2 kg chiếm 10,7% trong tổng doanh số bán hàng trong tuần thứ 18 của năm 2024 và đạt mức giá trung bình 89,08 NOK (tương đương 8,17 USD, 7,60 EUR), giảm so với mức 84,18 NOK (tương đương 7,72 USD, 7,18 EUR) của tuần trước đó.

Cá hồi từ 2 đến 3 kg chiếm 8,43% và giá trung bình 109,36 NOK (tương đương 10,02 USD, 9,33 EUR), tăng so với mức 106,71 NOK của tuần trước (tương đương 9,78 USD, 9,10 EUR).

Cá hồi loại 3 đến 4 kg chiếm 20,24% và giá trung bình 123,19 NOK (tương đương 11,29 USD, 10,51 EUR), tăng so với 116,20 NOK (tương đương 10,65 USD, 9,91 EUR) của tuần trước. .

Loại 4 đến 5 kg, chiếm 19,7%, tăng 8,74 NOK/kg (tương đương 0,80 USD, 0,75 EUR), đạt 127,33 NOK (tương đương 11,76 USD, EU 10,86), tăng so với mức 118,59 NOK của tuần trước (tương đương 10,87 USD, 10,12 EUR).

Cá hồi Na Uy từ 5 đến 6 kg chiếm 26,37% và giá tăng 10,18 NOK (tương đương 0,93 USD, 0,87 EUR) so với tuần trước, lên tới 133,48 NOK (tương đương 12,24 USD, 11,39 EUR), tăng so với mức 123,29 NOK (tương đương 11,30 USD, 10,52 EUR) trong tuần trước.

Cá hồi loại 6 đến 7 kg chiếm 15,14% và giá trung bình 132,03 NOK (tương đương 12,10 USD, 11,26 EUR), tăng so với mức 123,29 NOK của tuần trước (tương đương 11,30 USD, 10,52 EUR).

Cá hồi nặng từ 7 đến 8 kg, chiếm 6,26%, giá trung bình 129,17 NOK/kg (tương đương 12,10 USD, 11,26 EUR), tăng so với mức 123,80 NOK (tương đương 11,35 USD, 10,56 EUR) của tuần trước.

Cá hồi loại 8 đến 9 kg chiếm 2,36% và tăng 7,17 NOK/kg (tương đương 0,66 USD, 0,61 EUR) so với tuần trước để đạt mức giá trung bình 129,11 NOK (tương đương 11,84 USD, 11,02 EUR), tăng so với mức giá tuần trước là 121,94 NOK của tuần (tương đương 11,18 USD, 10,40 EUR).

Sàn giao dịch hàng hóa quốc tế Fish Pool dự đoán giá trung bình cá hồi Na Uy tháng 5/2024 sẽ tăng lên 122 NOK/kg (tương đương 11,19 USD, 10,41 EUR), tăng so với ước tính tuần trước là 119,25 NOK (tương đương 10,93 USD, 10,18 EUR). Giá tháng 6/2024 dự đoán vẫn giữ nguyên ở mức 110,90 NOK (tương đương 9,52 USD, 8,79 EUR).

Dự đoán giá quý II/2024 tăng lên 121,19 NOK/kg (tương đương 11,11 USD, 10,34 EUR) so với mức 120,25 NOK của tuần trước (tương đương 10,83 USD, 11,03 EUR) và quý III/ 2024 tăng lên 89,27 NOK (tương đương 8,19 USD, 7,62 EUR) so với dự đoán trong tuần trước là 88,77 NOK (tương đương 8,14 USD, 7,58 EUR).

Giá cá hồi giao kỳ hạn quý IV/ 2024 dự đoán đạt 90,73 NOK/kg (tương đương 8,32 USD, 7,74 EUR), tăng nhẹ so với ước tính trong tuần 17 là 90,23 NOK/kg (tương đương 8,27 USD, 7,70 EUR).

Theo báo cáo hàng tuần của Hội đồng Cá hồi Na Uy, xuất khẩu thủy sản của Na Uy tuần thứ 18 của năm 2024 đạt 11.547 tấn, giảm so với mức 12.997 tấn của tuần trước đó. Trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang châu Âu, với 8.320 tấn, giảm so với mức 9.573 tấn của tuần 17. Xuất khẩu sang Đan Mạch 1.613 tấn, thấp hơn mức 2.789 tấn của tuần trước; sang Ba Lan 1.381 tấn, giảm so với 1.336 tấn của tuần trước; Hà Lan 1.086 tấn, tăng so với mức 997 tấn nhập khẩu tuần trước; Tây Ban Nha 1.055 tấn, tăng so với 949 tấn vào tuần trước; Pháp 1.024 tấn, giảm so với mức 1.060 tấn của tuần trước; Italia 934 tấn, giảm so với 1.004 tấn của tuần 17; và Anh 684 tấn, giảm so với 737 tấn của tuần trước. Trung Quốc 521 tấn, giảm so với 634 tấn của tuần 17 và Mỹ 123 tấn, cao hơn mức 36 tấn của tuần trước đó.

 

Indonesia định phát triển nuôi cá rô phi nước mặn

Tổng thống Indonesia Joko "Jokowi" Widodo  cho rằng, nhu cầu toàn cầu cực kỳ lớn đối với cá rô phi là cơ hội kinh doanh lớn cho Indonesia, do vậy, nước này nên khai thác nhiều hơn vào thị trường cá rô phi tiềm năng. 

Năm 2023, Mỹ - thị trường cá rô phi lớn nhất thế giới - chỉ nhập khẩu 6.400 tấn philê cá rô phi đông lạnh từ Indonesia, trị giá 56,5 triệu USD, trong khi Mỹ nhập khẩu 84.000 tấn từ Trung Quốc, trị giá 286 triệu USD, bất chấp thực tế là Mỹ đánh thuế trừng phạt 25% đối với cá rô phi nhập khẩu từ Trung Quốc.

Tổng thống cho rằng, Indonesia nên bắt đầu từ quy môIndone nhỏ với một dự án thí điểm tập trung vào nuôi cá rô phi nước mặn. Nếu thành công, sản lượng có thể tăng từ 0,6 tấn lên 80 tấn/ha trên khoảng 78.000 ha ao nuôi tôm nhàn rỗi ở bờ biển phía bắc Java.

Tổng thống ước tính rằng việc tái sử dụng các ao để nuôi cá rô phi sẽ cần đầu tư khoảng 13 nghìn tỷ IDR (808 triệu USD). Tuy nhiên, ông cho biết dự án có thể thúc đẩy tăng trưởng việc làm đồng thời chuyển đổi các địa điểm nuôi tôm không hiệu quả trước đây đã không hoạt động kể từ năm 1998.

Nếu địa điểm mô hình nhân giống cá rô phi khả thi, Tổng thống sẽ thúc đẩy việc đưa chương trình này vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2025-2026.

 

Cuba có khả năng phải nhập khẩu đường do sản lượng thấp trong vụ thu hoạch vừa qua

Theo báo cáo chính thức vừa công bố, Chủ tịch Cuba - Miguel Diaz-Canel cho biết, vụ thu hoạch đường của Cuba đang kết thúc ở mức thấp nhất kể từ năm 1900, buộc chính phủ phải nhập khẩu thêm và gây thêm áp lực lên ngành sản xuất rượu rum, nước giải khát, dược phẩm trong nước.

Cuối tháng 4/2024, ông Miguel Diaz-Canel cho biết, ngành sản xuất mía đường của Cuba đã sản xuất 71% (gần 300.000 tấn) trong số 412.000 tấn đường theo kế hoạch, và sẽ hoàn thành vào tháng 5/2024.

Cuba đã sản xuất 350.000 tấn đường trong vụ thu hoạch vừa qua. Trong khi một số nhà máy đường vẫn mở cửa hoạt động, sản lượng mía đường giảm mạnh trong tháng 5/2024, do thời tiết nóng ẩm cùng với những cơn mưa mùa Hè.

Theo nhà kinh tế Omar Everleny người Cuba, điều này có nghĩa là đất nước sẽ phải nhập khẩu đường, và tất nhiên thiếu đường cũng đồng nghĩa với việc có ít sirô và cồn hơn để cung cấp cho các ngành công nghiệp khác và rượu rum.

Quốc đảo Caribe này đã từng là nước xuất khẩu đường hàng đầu thế giới và sản xuất 8 triệu tấn đường thô vào năm 1989.

Nhà kinh tế Everleny cho biết, số liệu của Chính phủ Cuba công bố trong tuần vừa qua cho thấy sản lượng cồn làm từ mía được sử dụng cho nhiều sản phẩm khác nhau từ rượu rum đến dược phẩm đã giảm hơn 50% kể từ năm 2019.

Cuba đã có thời điểm tiêu thụ tới 700.000 tấn đường mỗi năm. Không giống như ngành dược phẩm và các ngành khác có thể nhập nguyên liệu thô từ đường, các nhà sản xuất rượu rum phải sử dụng nguyên liệu của Cuba để duy trì bản sắc thương hiệu.

Đối với ngành sản xuất rượu rum, giá rượu trong nước đã tăng 46% do thiếu nguyên liệu. Một số nhà máy đường ở Cuba mở cửa một thời gian ngắn trong mùa này chỉ để sản xuất mật đường có thể chưng cất làm rượu rum, nhưng vẫn không thể giải quyết được vấn đề thiếu hụt.

TT TT CN & TM

Tin liên quan

Sản lượng đường của Brazil nửa đầu tháng 6/2024 tăng so với dự kiến(29/07/2024 9:31 SA)

AHDB: Nguồn cung lợn Trung Quốc vẫn khan hiếm do lượng lợn nái giảm(09/07/2024 9:46 SA)

Cơ hội cho xuất khẩu cá tra khi có FTA Việt Nam - Mercosur(09/07/2024 9:45 SA)

Một số nội dung chính Nghị quyết số 04 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC(24/06/2024 9:29 SA)

Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường 5 tháng đầu năm 2024(24/06/2024 9:26 SA)

Tin mới nhất

Sản lượng đường của Brazil nửa đầu tháng 6/2024 tăng so với dự kiến(29/07/2024 9:31 SA)

AHDB: Nguồn cung lợn Trung Quốc vẫn khan hiếm do lượng lợn nái giảm(09/07/2024 9:46 SA)

Cơ hội cho xuất khẩu cá tra khi có FTA Việt Nam - Mercosur(09/07/2024 9:45 SA)

Một số nội dung chính Nghị quyết số 04 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC(24/06/2024 9:29 SA)

Xuất khẩu thủy sản sang các thị trường 5 tháng đầu năm 2024(24/06/2024 9:26 SA)