12 người đang online
°

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023

Đăng ngày 22 - 01 - 2024
Lượt xem: 83
100%

Dữ liệu từ Hiệp hội Mía đường Brazil (UNICA) cho thấy, sản lượng đường ở miền Trung Nam nước này trong nửa đầu tháng 12/2023 đã tăng gấp ba so với cùng kỳ năm 2022, với mức tăng 205,4% đạt 925.000 tấn.

 

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023

Dữ liệu từ Hiệp hội Mía đường Brazil (UNICA) cho thấy, sản lượng đường ở miền Trung Nam nước này trong nửa đầu tháng 12/2023 đã tăng gấp ba so với cùng kỳ năm 2022, với mức tăng 205,4% đạt 925.000 tấn.

Trong một báo cáo, UNICA cho biết 19,08 triệu tấn mía đã được ép trong giai đoạn này, tăng 244,3% so với cùng kỳ năm trước, với tổng sản lượng ethanol tăng 113,7% đạt 1,02 tỷ lít.

Trong vụ thu hoạch niên vụ 2023/24, nhà sản xuất đường Tereos ở Brazil đã tăng 19%, với hoạt động ép mía tốt hơn mong đợi. Nhà sản xuất này sử dụng 67% lượng mía ép để sản xuất khoảng 1,9 triệu tấn đường. Sản lượng ethanol của Tereos cũng tăng 20% lên 580 triệu lít.

Các nhà máy ở vành đai mía chính của Brazil đang kết thúc quá trình ép mía vụ này. Tính đến 26/12/2023 có 162 nhà máy đã hoàn tất chế biến, giảm so với 214 nhà máy chế biến trong cùng thời điểm năm 2022, do thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến mùa vụ.

 

Giá mía cao kỷ lục, nông dân lãi đến 50 triệu đồng/ha

Giá đường thế giới tăng kỷ lục đã kéo theo giá mía đường trong nước tăng lên đúng vào thời điểm đầu mùa thu hoạch mía, bà con càng thêm phấn khởi.

Giá đường thế giới các phiên giao dịch gần đây tăng khoảng 150% so với hồi đầu năm 2023. Đây cũng là mức giá cao nhất trong vòng 15 năm qua đối với ngành mía đường toàn cầu.

Ruộng mía tại xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên là vùng có diện tích mía lớn. Thời điểm này, nông dân ở đây bắt đầu vào vụ thu hoạch chính của niêm vụ mía mới. Năng suất mía đạt từ 80 - 90 tấn/ha, cùng với giá mía tăng cao khiến nông dân phấn khởi.

Với mía trồng mới nông dân cho biết, năng suất đạt từ 80 - 90 tấn/ha, còn mía lưu gốc 3 năm trở đi đạt 70 tấn trở xuống. Niềm vui càng nhân khi giá mía vụ này tiếp tục ở mức cao.

"So với năm ngoái, năm nay giá mía được theo ý muốn của nông dân. 1 tấn mía tính tất cả 1.330.000 đồng/tấn. Nông dân rất phấn khởi", anh Sô Minh Lộc, xã Sơn Phước, huyện Sơn Hòa, Phú Yên, chia sẻ.

Niên vụ 2023 - 2024, tỉnh Phú Yên trồng gần 25.000 ha mía và đến thời điểm này, cả 4 nhà máy trên địa bàn đã bước vào vụ ép mới. Đầu vụ, các nhà máy đưa ra mức mua mía 10 chữ đường lên đến 1,23 triệu đồng/tấn và nếu cộng thêm các khoảng khác, giá lên 1.330.000 đồng. Không chỉ ở Phú Yên, nhiều vùng trồng mía khác ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, các nhà máy cũng tăng giá thu mua mía cho nông dân.

"Hiện giá mía Việt Nam đang ở mức ngang ngửa và cao hơn các nước trong khu vực. Tuy nhiên Hiệp hội Mía đường vẫn kiến nghị các nhà máy nâng giá mía lên. Chúng ta nâng tiếp tục 4 vụ", ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho hay.

Theo tính toán của nông dân, với giá mía hiện nay, sau khi trừ chi phí, nông dân lãi từ 30 - 50 triệu đồng/ha. Với mức giá này, nông dân trồng mía Phú Yên phấn khởi thu hoạch bán để có tiền sắm sửa Tết Nguyên đán đang đến gần.

Xây dựng chuỗi liên kết tăng khả năng cạnh tranh ngành mía đường

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, niên vụ này, diện tích mía cả nước đạt gần 16.000 ha, tăng 12% so với vụ trước. Sản lượng đường cũng tăng khoảng 9%, đạt hơn 1 triệu tấn.

Hiện hàng loạt công ty mía đường trên cả nước đã thông báo tăng giá mía từ 1,1 - 1,3 triệu đồng/tấn, chưa bao gồm các chi phí hỗ trợ vận chuyển, tăng 6% so với niên vụ trước đó. Đặc biệt, diện tích mía nằm trong chuỗi liên kết giữa nông dân và nhà máy tiếp tục tăng và điều này đã giúp người trồng mía giảm bớt gánh nặng về vốn đầu tư cho loại cây trồng này.

Những nông dân đã 2 vụ mía cùng thực hiện chuỗi liên kết với Công ty Cổ phần Mía đường Tuy Hòa. Họ chỉ có đất, còn các chi phí đầu tư khác đều do nhà máy cho mượn không tính lãi. Chuỗi liên kết giúp nông dân không vay nóng bên ngoài, giúp mía tăng năng suất lên đáng kể.

Nhằm có nguồn nguyên liệu hoạt động ổn định và tạo sự gắn kết lâu dài với người trồng mía, hiện nay các nhà máy đường ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên đều thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu cây mía. Mỗi ha, nhà máy đầu tư từ 20 - 50 triệu đồng để nông dân trồng mới hoặc chắc sóc mía lưu gốc. Như niên vụ mía năm này, 2 nhà máy đường lớn tại Phú Yên là Công ty TNHH KCP Việt nam và Công ty CP Mía đường Tuy Hòa đã dành trên 530 tỷ đồng để đầu tư vùng nguyên liệu.

Theo tính toán của nông dân, 1 ha mía trồng mới nông dân phải bỏ vốn đầu tư từ 40 - 50 triệu đồng. Còn mía lưu gốc, chi phí cho cả vụ lên 20 - 25 triệu/ha. Khi chuỗi liên kết giữa nông dân và nhà máy được triển khai, nhà máy sẽ hỗ trợ không tính lãi suất và cuối vụ nông dân bán mía vào nhà máy. Chính cách làm này vừa giúp cho doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu, còn nông dân không phải vay nóng bên ngoài để trồng mía.

 TT TT CN & TM

Tin liên quan

Brazil kết thúc niên vụ 2023/24 với sản lượng đường và ethanol đạt mức cao kỷ lục(02/05/2024 10:49 SA)

USDA hạ dự báo nhập khẩu đường của Mexico(02/05/2024 10:38 SA)

Xuất khẩu cá ngừ hồi phục tại thị trường Mỹ(04/04/2024 9:21 SA)

Thị trường cung cấp thủy sản cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:14 SA)

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Tin mới nhất

Brazil kết thúc niên vụ 2023/24 với sản lượng đường và ethanol đạt mức cao kỷ lục(02/05/2024 10:49 SA)

Xuất khẩu phân bón 3 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch(02/05/2024 10:46 SA)

USDA hạ dự báo nhập khẩu đường của Mexico(02/05/2024 10:38 SA)

Xuất khẩu cá ngừ hồi phục tại thị trường Mỹ(04/04/2024 9:21 SA)

Thị trường cung cấp thủy sản cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:14 SA)