17 người đang online
°

Xuất khẩu cá ngừ hồi phục tại thị trường Mỹ

Đăng ngày 04 - 04 - 2024
Lượt xem: 33
100%

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tháng 1, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ đã tăng tốc trở lại với kim ngạch tăng gần 62%. Mặc dù tháng 1/2023 trùng vào dịp Tết Nguyên đán, nhưng với mức tăng này có thể cho thấy dấu hiệu hồi phục tại thị trường Mỹ.

 

Xuất khẩu cá ngừ hồi phục tại thị trường Mỹ

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tháng 1, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ đã tăng tốc trở lại với kim ngạch tăng gần 62%. Mặc dù tháng 1/2023 trùng vào dịp Tết Nguyên đán, nhưng với mức tăng này có thể cho thấy dấu hiệu hồi phục tại thị trường Mỹ.

Trong năm 2023, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ sụt giảm do nhu cầu thị trường giảm. Lạm phát tăng, USD mất giá, đã khiến người tiêu dùng Mỹ thắt chặt chi tiêu hơn. Cụ thể, kim ngạch đạt gần 327 triệu USD, giảm 33% so với năm 2022. Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi trong quý cuối năm 2023, với mức tăng nhẹ gần 8% so với cùng kỳ.

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, nước này năm 2023 không chỉ giảm nhập khẩu cá ngừ từ Việt Nam mà còn giảm từ phần lớn các nguồn cung khác.

Thái Lan và Indonesia, hai đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực của Việt Nam, trong giai đoạn này cũng bị sụt giảm. Nhập khẩu từ Ecuador cũng không khả quan hơn.

Hiện tại, sau khi nhập khẩu thủy sản chạm mức kỷ lục vào năm 2022, Mỹ đang có xu hướng điều chỉnh giảm dần phụ thuộc vào cá và thủy sản có vỏ từ các quốc gia khác. Điều này dự kiến sẽ tác động tới nhập khẩu thủy sản nói chung, và cá ngừ nói riêng của Mỹ từ các nước, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, khi kết thúc năm 2023, niềm tin của người tiêu dùng được cải thiện do triển vọng lạm phát tốt hơn. VASEP dự báo, nhập khẩu cá ngừ của Mỹ sẽ cải thiện, tuy nhiên tốc độ phục hồi sẽ chậm. 

 

Thị trường đường tháng 02/2024: Nguồn cung đường toàn cầu vẫn đang khan hiếm

Trong tháng 02/2024, giá đường trắng và đường thô đồng loạt sụt giảm trên cả hai sàn giao dịch kỳ hạn thế giới, với mức giảm lần lượt là 6,3% và 8,71%. Tuy vậy, dự báo mặt hàng này kết thúc năm 2024 sẽ đồng loạt tăng giá.

Giá đường trắng kỳ hạn tháng 5/2024 chốt mức cao nhất ở 665,5 USD/tấn phiên 09/2, còn giá đường thô giao cùng kỳ hạn chốt mức cao nhất ở 24,02 US cent/lb cũng trong phiên này.

Theo dự báo trung bình của cuộc khảo sát của Reuters, kết thúc năm 2024, giá đường thô chốt ở 24,5 US cent/lb, tăng 19% so với cùng thời điểm năm 2023 khi thị trường đường toàn cầu chuyển sang trạng thái thâm hụt trong niên vụ tới; giá đường trắng ở mức 700 USD/tấn, tăng 17% so với cùng thời điểm năm 2023.

Diễn biến giá đường trắng tại London trong tháng 02/2024

 

Nguồn: Reuters

Diễn biến giá đường thô tại New York trong tháng 02/2024

 

 

Các chuyên gia tư vấn của Brazil nhấn mạnh sự kết hợp giữa giá tăng cao trên thị trường quốc tế và việc phòng ngừa rủi ro đáng kể cho vụ thu hoạch sắp tới sẽ khuyến khích các nhà máy tập trung vào sản xuất đường, để hoàn thành các hợp đồng xuất khẩu và củng cố khả năng hồi phục của ngành đường.

Sản lượng đường từ khu vực trung nam Brazil dự kiến sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại ở 42,23 triệu tấn trong năm 2023/24.

Nhà phân tích Green Pool cho rằng, vụ mùa 2024/25 của Brazil dường như khó có thể đạt được sản lượng tốt vào khoảng cuối tháng 12, đầu tháng 1. Dự trữ toàn cầu vẫn khan hiếm trong khi cần có nguồn thặng dư đáng kể để lấp chỗ trống.

Theo số liệu mới nhất của ISMA, tính đến ngày 15/2/2024 của năm tiếp thị 2023/24 đang diễn ra (tháng 10 – tháng 9), sản lượng đường của Ấn Độ chỉ đạt 22,36 triệu tấn, giảm 2,48% so với mức 22,93 triệu tấn trong cùng kỳ năm trước.

Theo dự báo, Ấn Độ sẽ sản xuất được 31,6 triệu tấn đường trong niên vụ 2023/24 (tháng 10 – tháng 9), giảm xuống còn 29 triệu tấn đường trong niên vụ 2024/25 sắp tới. Czarnikow cho biết nếu không có tăng trưởng ở Ấn Độ sẽ dẫn đến sản lượng đường toàn cầu niên vụ 2024/25 có thể sụt giảm.

Sản lượng đường của Ấn Độ được dự kiến giảm so với mức tiêu thụ lần đầu tiên sau 7 năm và thậm chí có thể nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới này phải nhập khẩu trong năm tới.

Ngày 18/01/2024, Chính phủ Ấn Độ đã quyết định áp thuế xuất khẩu 50% đối với sản phẩm mật rỉ đường, cho thấy dấu hiệu lệnh hạn chế xuất khẩu đường của Ấn Độ vẫn chưa có khả năng dỡ bỏ trong tương lai gần. Điều này càng làm củng cố thêm những lo ngại về nguồn cung đường tại quốc gia này.

Trong nửa đầu quý I/2024, giá đường Việt Nam tiếp tục duy trì mức cao 21.000 - 22.000 đồng/kg.

Hiện giá mía Việt Nam đang ở mức ngang ngửa và cao hơn các nước trong khu vực. Tuy nhiên Hiệp hội Mía đường vẫn kiến nghị các nhà máy nâng giá mía lên. Hàng loạt công ty mía đường trên cả nước đã thông báo tăng giá mía từ 1,1-1,3 triệu đồng/tấn chưa bao gồm các chi phí hỗ trợ vận chuyển, tăng 6% so với niên vụ trước đó.

Giá đường trong nước có thể sẽ vẫn neo ở mức cao trong thời gian tới nhờ chênh lệch cung - cầu đường.

Triển vọng sản lượng sản xuất vụ 2023/24 (bắt đầu từ tháng 12/2023) dự kiến sẽ tích cực nhờ diện tích vùng nguyên liệu mía trong nước được mở rộng trong bối cảnh giá đường tăng mạnh.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) dự báo, sản lượng mía đưa vào chế biến trong niên vụ 2023/24 đạt 10,6 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ và sản xuất được hơn 1 triệu tấn đường thành phẩm, tăng 10% so với cùng kỳ - mức sản lượng cao nhất kể từ niên vụ 2019/20 đến nay.

 

FAO: Dự báo ngày 7/3/2024 về cung - cầu gạo thế giới năm 2023/2024

Theo dự báo mới nhất của FAO ngày 7/3/2024, sản lượng gạo năm 2022/23 và năm 2023/24 tăng lên so với dự báo trước đó, sau khi điều chỉnh tăng sản lượng gạo của Ấn Độ, và điều chỉnh giảm nhẹ sản lượng gạo của Colombia và Myanmar.

Mức tiêu thụ trong năm 2023/24 được dự báo tăng phần lớn do tiêu thụ của Ấn Độ tăng so với dự báo trước, nhưng vẫn giảm nhẹ trong mùa thứ hai liên tiếp.

Xuất nhập khẩu gạo năm 2024 về cơ bản không thay đổi so với dự báo trước, do kỳ vọng xuất khẩu gạo của Thái Lan kém khả quan, nhưng xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng.

Dự trữ cuối kỳ (thực hiện năm 2023/24) vẫn tăng lên mức cao kỷ lục, nhưng chủ yếu dự trữ ở các nước xuất khẩu (chủ yếu là Ấn Độ), trong khi dự trữ tại các nước nhập khẩu giảm trong mùa thứ ba liên tiếp.

 

Dự báo cung - cầu gạo thế giới năm 2023/2024

ĐVT: Triệu tấn

 

 

Năm 2022/2023

Dự báo năm 2023/2024

Dự báo

ngày 1/2/2024

Dự báo

ngày 7/3/2024

Sản lượng

524

524,6

526,2

Nguồn cung

720,7

721,3

722,5

Tiêu thụ

524,9

522,2

523,7

Xuất nhập khẩu

52,8

51,5

51,4

Dự trữ cuối kỳ

196,3

198,8

198,7

 

 TT TT CN & TM

Tin liên quan

Brazil kết thúc niên vụ 2023/24 với sản lượng đường và ethanol đạt mức cao kỷ lục(02/05/2024 10:49 SA)

USDA hạ dự báo nhập khẩu đường của Mexico(02/05/2024 10:38 SA)

Thị trường cung cấp thủy sản cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:14 SA)

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

Tin mới nhất

Brazil kết thúc niên vụ 2023/24 với sản lượng đường và ethanol đạt mức cao kỷ lục(02/05/2024 10:49 SA)

Xuất khẩu phân bón 3 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch(02/05/2024 10:46 SA)

USDA hạ dự báo nhập khẩu đường của Mexico(02/05/2024 10:38 SA)

Thị trường cung cấp thủy sản cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:14 SA)

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)