51 người đang online
°

Lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Đăng ngày 02 - 05 - 2024
Lượt xem: 18
100%

Ngày 23⁄4, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh⁄thành phố thông tin về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu đối với dưa hấu Việt Nam.Ngày 23⁄4, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh⁄thành phố thông tin về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu đối với dưa hấu Việt Nam

 

Lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Ngày 23⁄4, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh⁄thành phố thông tin về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu đối với dưa hấu Việt Nam.Ngày 23⁄4, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh⁄thành phố thông tin về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu đối với dưa hấu Việt Nam.

Công văn nêu rõ, theo thông báo báo của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (Thông báo số 184/2023 ‘Về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dưa hấu tươi nhập khẩu từ Việt Nam”) để các địa phương, doanh nghiệp tiếp tục nắm rõ những quy định của phía Trung Quốc; trên cơ sở Văn bản số 1478/BCH-TM ngày 15/4/2024 của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh, Sở Công Thương thông tin về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dưa hấu tươi nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Trung Quốc với 7 nội dung, cụ thể như sau: Căn cứ kiểm tra, kiểm dịch; tên hàng hóa được phép nhập khẩu; nguồn gốc hàng hóa được phép nhập khẩu; yêu cầu vườn cây ăn quả và nhà máy đóng gói được phê duyệt; danh sách các loại dịch hại, kiểm dịch cần quan tâm ở Trung Quốc; quản lý trước khi xuất khẩu; kiểm tra nhập khẩu, cách ly và xử lý khi không đủ tiêu chuẩn.

Trong đó yêu cầu, dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống gồm 3 loài ruồi đục quả, một loài rệp và một loại vi khuẩn.

Tất cả các vùng trồng, các cơ sở đóng gói dưa hấu tươi xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký và được cả Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã; vườn trồng phải áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và phải đảm bảo giám sát vườn trồng, giám sát quy trình đóng gói; cơ sở đóng gói phải xây dựng được hệ thống truy xuất nguồn gốc để đảm bảo quả dưa hấu tươi xuất sang Trung Quốc là có thể truy xuất được đến vùng trồng đã được cấp mã số; các lô hàng dưa hấu của Việt Nam được xuất khẩu qua tất cả các cửa khẩu đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp phép nhập khẩu trái cây tươi.

Những thông tin trên đã được các cơ quan phía Trung Quốc thông báo và có hiệu lực ngay tại thời điểm hiện nay. Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh thông tin đến Sở Công Thương các tỉnh, thành phố được biết để chủ động tuyên truyền cho người dân, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nông sản, đặc biệt là xuất khẩu dưa hấu nắm chắc các quy định về tiêu chuẩn kiểm dịch và công tác kiểm tra, kiểm soát đối với mặt hàng dưa hấu của Việt Nam, tránh các rủi ro.

Cũng liên quan đến xuất khẩu mặt hàng dưa hấu, Cục Hải quan Lạng Sơn cũng vừa đưa ra khuyến nghị với các doanh nghiệp doanh nghiệp xuất khẩu cần nghiên cứu các quy định, yêu cầu kiểm dịch thực vật tại Thông báo số 184 ngày 15/12/2023 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Theo đó, để đảm bảo cho hàng hóa được xuất khẩu thuận lợi, Cục Hải quan Lạng Sơn khuyến nghị các doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu khi làm thủ tục xuất khẩu dưa hấu tươi của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc.

Trong đó, đối với căn cứ liên quan về kiểm tra, kiểm dịch, các doanh nghiệp cần lưu ý đến các Luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Luật An toàn sinh học, Luật Về kiểm dịch động thực vật xuất nhập cảnh và các quy định thi hành; Luật An toàn thực phẩm và các quy định thi hành; các biện pháp giám sát và quản lý kiểm tra và kiểm dịch trái cây nhập khẩu; “Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dưa hấu tươi từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc” giữa Tổng cục Hải quan nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Doanh nghiệp cần lưu ý tên hàng hóa được phép nhập khẩu đối với dưa hấu tươi, tên khoa học là Citrullus lanatus, tên tiếng Anh là Watermelon; đối với nguồn gốc được phép là các vùng sản xuất dưa hấu ở Việt Nam.

Liên quan đến quản lý trước khi xuất khẩu, Cục Hải quan Lạng Sơn khuyến nghị các doanh nghiệp lưu ý đến quản lý vườn cây ăn trái; nhà máy đóng gói; yêu cầu về bao bì; kiểm tra và kiểm dịch trước khi xuất khẩu; yêu cầu về giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Thông tin đăng ký bao gồm tên, địa chỉ và số đăng ký. Trước khi bắt đầu thương mại, Việt Nam cần cung cấp cho Trung Quốc danh sách đăng ký, danh sách này sẽ được công bố trên trang web của Tổng cục Hải quan Trung Quốc và được cập nhật thường xuyên sau khi được Trung Quốc xem xét và phê duyệt.

Danh sách dịch hại kiểm dịch cần quan tâm ở Trung Quốc gồm: Acidovorax avenae phân loài Citrulli; Ruồi đục quả ổi Bactrocera Correcta; Ruồi đục quả đào Bactrocera zonata; Ruồi tiêu Bactrocera latifrons và Phenacoccus Solenopsis.

Đối với kiểm tra nhập cảnh, cách ly và xử lý không đủ tiêu chuẩn, doanh nghiệp cần lưu ý khi dưa hấu xuất khẩu sang đến cảng nhập cảnh Trung Quốc, Hải quan Trung Quốc sẽ thực hiện kiểm tra, kiểm dịch theo các yêu cầu cụ thể.

Trung bình mỗi năm, giá trị xuất khẩu dưa hấu vào thị trường Trung Quốc khoảng 50 triệu USD. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, việc dưa hấu được phép xuất khẩu chính ngạch theo Nghị định thư ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc được kỳ vọng sẽ tăng thêm 30% giá trị cho ngành hàng này, điều này được kỳ vọng sẽ chấm dứt tình trạng ùn ứ tại các cửa khẩu cũng như ổn định giá bán mỗi khi dưa hấu vào chính vụ thu hoạch.

Ông Huỳnh Tấn Đạt - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, cả nước hiện có 162 vùng trồng dưa hấu và hơn 1.000 cơ sở đóng gói tại 38 địa phương đã được cấp mã số để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tận dụng tốt cơ hội từ thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chuẩn hóa từ khâu sản xuất đến sơ chế, chế biến xuất khẩu, vận chuyển để tạo chuỗi giá trị.

Theo ông Huỳnh Tấn Đạt, việc phải chứng minh là các mã số vùng trồng áp dụng và tuân thủ “thực hành sản xuất nông nghiệp tốt”, kiểm soát tốt các loại dịch hại có khả năng đi theo hàng hóa từ khâu thu hoạch, sơ chế, chế biến, đóng gói và xuất khẩu; xây dựng các hệ thống kiểm soát về mặt chất lượng, truy xuất nguồn gốc;... để giúp cho việc tuân thủ các quy định của các nước nhập khẩu.

Đồng thời, đảm bảo việc xử lý các tình huống, đặc biệt là các trường hợp phát sinh hay được hiểu là những trường hợp không tuân thủ để có những giải pháp cụ thể để khắc phục cũng như đáp ứng điều kiện của nước khẩu.

 

Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo

Ngày 20⁄03⁄2023, Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Á – châu Phi) nhận được Thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Từ tháng 01/2024 đến thág 02/2024, doanh nghiệp Việt Nam đã ký 3 hợp đồng mua hàng với đối tác UAE, tổng lượng mua là 1.000 tấn nhựa PET, giá trị theo hợp đồng là 665.500 USD giao hàng tại Hải Phòng theo hình thức CFR. Đến ngày 13/3/2024, doanh nghiệp Việt Nam đã thanh toán cho đối tác số tiền là 526.257 USD. Sau khi nhận đặt cọc, đối tác UAE đã tiến hành giao 25 container hàng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên sau khi mở tờ khai và nhập hàng vào kho, doanh nghiệp Việt Nam phát hiện trọng lượng hàng thực tế trong mỗi container chỉ bằng 15-20% so với hóa đơn chứng từ. Trong quá trình kiểm hóa, nhập hàng, doanh nghiệp Việt Nam có tiến hành với sự phối hợp của đơn vị giám định độc lập và dưới sự chứng kiến của Chi cục Hải quan ở địa phương. Sau khi trao đổi với đối tác để cùng giải quyết sự cố, doanh nghiệp Việt Nam cho biết phía Bạn không có phản hồi tích cực. Trước tình hình đó, doanh nghiệp Việt Nam đã liên hệ với Bộ Công Thương Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại UAE đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc.

Ngay sau khi nhận được đề nghị của doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại UAE khẩn trương có Công hàm gửi các cơ quan chức năng ở sở tại, đồng thời trực tiếp làm việc với đối tác của doanh nghiệp Việt Nam, cũng như Lãnh đạo Ngân hàng tiến hành giao dịch đề nghị hỗ trợ tạm giữ số tiền giao dịch giữa hai Bên để làm rõ sự việc, bảo đảm lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp.

Trên tinh thần làm việc khẩn trương, quyết liệt và can thiệp kịp thời của Bộ Công Thương và Thương vụ Việt Nam tại UAE, đến ngày 11/4/2024, doanh nghiệp Việt Nam đã nhận lại đủ số tiền tạm ứng cho đối tác UAE và giúp công ty tránh được thiệt hại là 526.257 USD (tương đương với 13,4 tỷ đồng).

Thông qua sự việc nêu trên, nhằm giảm thiểu rủi ro trong giao dịch kinh doanh thương mại với đối tác các nước tại Tây Á, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp lưu ý một số vấn đề như sau:

1. Hết sức lưu ý đối với các hợp đồng giá trị lớn, các đối tác tìm kiếm qua mạng.

2. Trước khi tiến hành ký kết hợp đồng, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ thông tin về đối tác, liên hệ các Thương vụ Việt Nam ở nước sở tại hoặc kiêm nhiệm để được hỗ trợ thêm thông tin về đối tác.

3. Chú ý các điều khoản về chế tài trong hợp đồng ký kết, có tính đến rủi ro có thể phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện giao dịch.

4. Nên phối hợp với 1 đơn vị giám định độc lập khi tiến hành các thủ tục nhập khẩu, thông quan hàng hóa.

5. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, doanh nghiệp cần khẩn trương liên hệ đến các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện ngoại giao/thương mại của Việt Nam ở nước ngoài để được hỗ trợ kịp thời.

 

Quy định dán nhãn cảnh báo chứa thành phần gây dị ứng đối với các sản phẩm thực phẩm tại Singapore

Cơ quan quản lý Thực phẩm Singapore (SFA) thông báo về việc thu hồi một số sản phẩm thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam. Các sản phầm này có chứa trứng – được coi là một trong những thành phần gây dị ứng cho người sử dụng – nhưng không được ghi chú trên nhãn mác của sản phẩm.

SFA cho biết đã phát hiện có trứng trong thành phần của sản phẩm nem cuốn hải sản Li Chuan (750g), dimsum tôm Bibigo’s Mandu (350g) và Mini Mandu. Các sản phẩm này hiện đang được bày bán trên thị trường Singapore nhưng nhãn mác không ghi rõ có trứng trong thành phần của sản phẩm. Hiện tại, hai công ty nhập khẩu là Li Chuan Food Products Pte. Ltd và CJ SE Asia Pte. Ltd. đang phải tiến hành thu hồi toàn bộ các sản phẩm trên tại thị trường Singapore. Vụ việc này đã được thông báo trên website chính thức của SFA có kèm theo hình ảnh, mô tả xuất xứ của các sản phẩm trên là từ Việt Nam.

Trứng được coi là gây ra một số phản ứng không tốt đối với một số người bị dị ứng với loại thực phẩm này, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của một bộ phận người tiêu dùng mẫn cảm. Theo Quy định về thực phẩm của Singapore, các sản phẩm thực phẩm có chứa bất kỳ thành phần nào có thể gây mẫn cảm cho người tiêu dùng đều phải được ghi rõ trên bao bì thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng.

Theo ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Singapore, việc sản phẩm bị thu hồi do không cung cấp đủ thông tin về sản phẩm có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng Singapore, nhất là đối với các sản phẩm được nhập khẩu từ công ty bị thu hồi sản phẩm và nhà cung cấp nói chung (cụ thể ở đây là sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam). Để đảm bảo xây dựng uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thị trường Singapore, doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý về việc dán nhãn các sản phẩm thực phẩm đã được đóng gói.

Nhà nhập khẩu và nhà sản xuất các sản phẩm thực phẩm được đóng gói sẵn bán tại Singapore phải cung cấp nhãn mác có đầy đủ thông tin bằng tiếng Anh, gồm: Tên hoặc mô tả về sản phẩm thực phẩm; thành phần của sản phẩm: tất cả các thành phần và chất phụ gia trong thực phẩm đóng gói sẵn phải được khai báo, trong đó thành phần có trọng lượng lớn nhất sẽ được liệt kê đầu tiên và thành phần có trọng lượng nhỏ nhất sẽ được liệt kê cuối cùng; Các thành phần có khả năng gây mẫn cảm có trong thực phẩm như: ngũ cốc có chứa gluten (như lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch, yến mạch…); thành phần có nguồn gốc từ động vật giáp xác; trứng và các sản phẩm từ trứng (lecithin); cá và các sản phẩm từ cá; sữa và các sản phẩm từ sữa (Sodium caseinate); đậu phộng và các sản phẩm từ đậu phộng; đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành; các loại hạt và sản phẩm từ hạt (như hạnh nhân, quả óc chó, hạt điều, hạt hồ đạo, hạt hồ trăn, hạt mắc-ca…); muối; Sodium bicarbonate; sulphite ở dạng cô đặc từ 10mg/kg trở lên,…

Đối với trường hợp quá trình sản phẩm thực phẩm tiềm ẩn sự xuất hiện của các chất gây dị ứng, nhà sản xuất có thể sử dụng cách ghi nhãn “có thể chứa” (“may contain [chất gây dị ứng]” hoặc “Produced in a facility that processes products that may contain [chất gây dị ứng]”).

Tại Singapore, việc ghi nhãn thực phẩm được quản lý bởi SFA. Cơ quan này đảm bảo thực phẩm bán ở Singapore là an toàn và bảo vệ người tiêu dùng khỏi những nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến sức khỏe.

Để tiếp cận tốt thị trường, tăng thị phần và tạo uy tín thương hiệu sản phẩm đối với người tiêu dùng tại Singapore, các doanh nghiệp Việt Nam nên thường xuyên cập nhật thông tin và tuân thủ nghiêm túc các quy định của nước sở tại.

 

Thông báo việc tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic làm từ các polyme từ propylen có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Trung Quốc

Ngày 20 tháng 7 năm 2020, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1900⁄QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm plastic và sản phẩm bằng plastic được làm từ các polyme từ propylen có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (mã vụ việc: AD07).

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, 01 năm trước khi kết thúc thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ đối với việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Nội dung rà soát cuối kỳ được quy định chi tiết tại Khoản 2 Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 63 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại (sau đây gọi tắt là Nghị định số 10/2018/NĐ-CP).

Cục Phòng vệ thương mại thông báo chính thức tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ của vụ việc. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có thông báo này của Cơ quan điều tra, nhà sản xuất trong nước có quyền nộp Hồ sơ yêu cầu rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Thời hạn Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ chậm nhất là ngày 24 tháng 5 năm 2024.

Hồ sơ phải được nộp trực tiếp tại Cục Phòng vệ thương mại trong thời hạn nêu trên theo địa chỉ như sau: 

Cục Phòng vệ thương mại – Tầng 8, 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (024) 7303.7898, máy lẻ 112    

 

 tt tt cn & tm

Tin liên quan

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam(02/05/2024 10:47 SA)

Thông báo về việc hỗ trợ xây dựng Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đặc thù của tỉnh tại khu...(11/04/2024 2:19 CH)

ISO nâng gấp đôi dự báo về mức thiếu hụt đường thế giới vụ 2023/24(04/04/2024 9:23 SA)

Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam(04/04/2024 9:17 SA)

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ(04/04/2024 9:16 SA)

Tin mới nhất

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam(02/05/2024 10:47 SA)

Thông báo về việc hỗ trợ xây dựng Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đặc thù của tỉnh tại khu...(11/04/2024 2:19 CH)

ISO nâng gấp đôi dự báo về mức thiếu hụt đường thế giới vụ 2023/24(04/04/2024 9:23 SA)

Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam(04/04/2024 9:17 SA)

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ(04/04/2024 9:16 SA)