30 người đang online
°

Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam

Đăng ngày 04 - 04 - 2024
Lượt xem: 46
100%

Hoa Kỳ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp cá tra Việt Nam so với mức sơ bộ ban hành vào tháng 9/2023.

 

Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam

Hoa Kỳ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp cá tra Việt Nam so với mức sơ bộ ban hành vào tháng 9/2023.

DOC cần áp dụng mức thuế phù hợp hơn với mật ong Việt NamHoa Kỳ tiếp nhận hồ sơ đề nghị rà soát hành chính thuế chống bán phá giá sản phẩm từ Việt Nam

Hoa Kỳ đã nâng nhẹ mức thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp cá tra Việt Nam so với mức sơ bộ ban hành vào tháng 9/2023, mặc dù vẫn thấp hơn nhiều so với “giai đoạn xem xét” trước đó.

Trước đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã giảm thuế chống bán phá giá đối với các lô hàng phi lê cá tra đông lạnh trong “giai đoạn xem xét” POR19 – từ ngày 1/8/2021 đến ngày 31/7/2022 – xuống còn 0,14 USD/kg cho 5 công ty và "toàn quốc" (bao gồm tất cả các nhà xuất khẩu không đủ điều kiện áp dụng thuế suất riêng). Mức thuế suất toàn quốc trước đây là 2,39 USD/kg.

Mức thuế cuối cùng cho POR 19 đã được ấn định ở mức 0,18 USD/kg đối với 5 công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX), Tập đoàn Cafatex, Tập đoàn Hùng Vương và các công ty liên kết, Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Quốc tế (IDI), và Công ty Cổ phần Thủy sản Lộc Kim Chi.

Họ không đề cập đến việc sửa đổi thuế suất trên toàn Việt Nam. Tập đoàn Vĩnh Hoàn, từ lâu đã được hưởng thuế bằng 0 khi bán hàng sang Hoa Kỳ, đã không bán "hàng hóa bị điều tra tại Hoa Kỳ với giá dưới giá trị thông thường (NV) trong thời gian xem xét."

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, tháng 2, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt giá trị gần 16 triệu USD, giảm 8% so với tháng 2/2023, một phần do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Hai tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này đạt 34 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu trong tháng đầu năm nay tăng trưởng mạnh. Tháng 1, Hoa Kỳ tăng 83% giá trị nhập khẩu cá tra từ Việt Nam.

Theo VASEP, có một số tín hiệu tích cực cho thấy cá tra Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt tại thị trường Hoa Kỳ trong năm nay. Tháng 3/2023, Chính phủ Hoa Kỳ đã công bố Sắc lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản có xuất xứ từ Nga, nhằm siết chặt lệnh cấm nhập khẩu cá minh thái của Nga. Tuy nhiên, sắc lệnh này không nêu rõ cấm nhập khẩu các sản phẩm từ quốc gia thứ 3 sử dụng thủy sản Nga làm nguyên liệu chế biến.

Nhiều dự báo cho rằng, sắc lệnh này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thị trường thủy sản thế giới, có thể sẽ thiết lập lại trật tự mới của ngành thủy sản toàn cầu. Việc ngừng nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ Nga tạo ra khoảng trống lớn. VASEP đánh giá đây sẽ là cơ hội cho cá tra Việt Nam thay thế hai sản phẩm chủ lực là cá minh thái và cá tuyết cod.

 

Hàn Quốc thông báo về việc các thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra khi vào Hàn Quốc

Ngày 18⁄03⁄2024, Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc nhận được thư của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) thông báo về việc tái chỉ định các thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra khi vào Hàn Quốc. 

Thông tin cụ thể như sau:

1. Mục tiêu

Nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm an toàn thực phẩm của các nhà nhập khẩu và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng thực phẩm nhập khẩu, MFDS Hàn Quốc thông báo sẽ gia hạn lệnh kiểm tra theo Điều 22 (Lệnh tiến hành kiểm tra) của “Đạo luật đặc biệt về kiểm soát an toàn thực phẩm nhập khẩu” và theo “Quy định về Lệnh kiểm tra đối với thực phẩm nhập khẩu”… Trước khi chấm dứt lệnh kiểm tra, MFDS quyết định tái chỉ định một số mặt hàng thực phẩm phải kiểm tra sau nhiều lần cân nhắc và xem xét do có tỷ lệ không phù hợp cao hoặc có nguy cơ gây hại.

2. Danh sách các mặt hàng thực phẩm cần xem xét

Đối với sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam, mặt hàng thực phẩm cần kiểm tra là: Ớt cay (Cayenne, Capsicum, Chili Pepper, Red Pepper, Tabasco).

Hạng mục kiểm tra: 07 thuốc trừ sâu (Diniconazole, Tolfenpyrad, Tricyclazole, Permethrin, Dimethoate, Isoprothiolane, Metominostrobin).

Thời gian thi hành từ 31/3/2023~ 30/3/2024.

3. Đánh giá kết quả

MFDS Hàn Quốc sẽ gia hạn lệnh kiểm tra từ 31/3/2023 ~ 30/3/2025 (thay vì 30/3/2024) do các thực phẩm nhập khẩu liên tục không tuân thủ các tiêu chuẩn và thông số kỹ thuật. Danh sách các mặt hàng thực phẩm phải kiểm tra được đăng trên trang web MFDS (http://www.mfds.go.kr) theo Điều 3 của “Quy định về Lệnh kiểm tra đối với thực phẩm nhập khẩu”…

Ngoài ra, cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh Hàn Quốc có ý định nhập khẩu thực phẩm theo lệnh kiểm tra phải nộp báo cáo thử nghiệm do các phòng thí nghiệm được MFDS phê duyệt cấp khi khai báo nhập khẩu.

Tính đến tháng 2/2024, có 59 phòng thí nghiệm được MFDS phê duyệt ở trong và ngoài Hàn Quốc.

Tại Việt Nam có 08 cơ sở đã được MFDS phê duyệt gồm:

Trung tâm chất lượng Nông lâm thủy sản vùng I (NAFIQAD I); NAFIQAD II; NAFIQAD III; NAFIQAD IV; NAFIQAD V; NAFIQAD VI; Công ty TNHH Intertek Việt Nam - Phòng thí nghiệm chi nhánh Cần Thơ; Công ty TNHH SGS Việt Nam - Phòng Thí nghiệm Thực phẩm.

 

Hàn Quốc thông báo về việc các mặt hàng thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam không đạt tiêu chuẩn

Ngày 25⁄03⁄2024, Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc nhận được thư của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) thông báo về việc các sản phẩm thực phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc không đạt tiêu chuẩn ở giai đoạn nhập khẩu.

Theo đó, tại 03 thông báo về việc không tuân thủ của MFDS ngày 21/3/2024, 03 công ty xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam đã xuất lô hàng tới cảng Busan và Incheon vào tháng 1 và tháng 2/2024. Do các lô hàng bị kiểm định không phù hợp theo tiêu chuẩn của Hàn Quốc, các lô hàng sẽ bị trả lại hoặc tiêu huỷ.

Với “xu hướng vi phạm có chiều hướng gia tăng”, Thương vụ Hàn Quốc đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm cũng cần lưu ý, chấp hành nghiêm túc các quy định nhập khẩu của Hàn Quốc.

 

Thông báo tiếp nhận HS đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3 năm 2024

Căn cứ khoản 5 Điều 1 Thông tư số 42/2023/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại, Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ của các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện được miễn trừ áp dụng biện pháp PVTM trong các vụ việc cụ thể được nêu trong phụ lục kèm theo Thông báo.

Cục PVTM đề nghị các doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện được miễn trừ nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm các tài liệu được quy định tại Điều 14 và Phụ lục III Thông tư số 37/2019/TT-BCT.

Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp miễn trừ cho năm 2024 sắp sử dụng hết khối lượng miễn trừ được cấp, doanh nghiệp có thể nộp Hồ sơ bổ sung miễn trừ theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư số 37/2019/TT-BCT tại bất cứ thời điểm nào trong năm 2024.

Căn cứ Điều 15 và khoản 3 Điều 16 Thông tư số 37/2019/TT-BCT, Cục PVTM đề nghị các doanh nghiệp gửi Hồ sơ đề nghị miễn trừ trước 17h ngày 15 tháng 4 năm 2024 theo hướng dẫn sau:

Gửi đến Cổng dịch vụ công trực tuyến theo địa chỉ:

https://dichvucong.moit.gov.vn; hoặc

Gửi trực tiếp đến Cục PVTM theo địa chỉ:

Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương

Địa chỉ: 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (+84-24) 7303 7898

 

Phi-líp-pin dự đoán lượng gạo nhập khẩu sẽ giảm do nguồn cung nội địa tăng

Theo dự báo, do nguồn cung nội địa tăng, Phi-líp-pin khả năng sẽ giảm lượng gạo nhập khẩu từ các nước, cho dù nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng nhẹ.

Theo báo cáo của Cơ quan quản lý xuất khẩu nông sản - Bộ Nông nghiệp Mỹ (US Department of Agriculture’s Foreign Argiculture Service), lượng gạo nhập khẩu của Phi-líp-pin năm nay ở mức 4 triệu tấn, thay vì mức dự báo 4,1 triệu tấn trước đây, do sản xuất lúa trong nước của Phi-líp-pin hy vọng sẽ đáp ứng được mức tăng nhẹ của nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Theo quy định tại Lệnh số 50 do Tổng thống Ferdinard R. Marcos Jr. ký, gạo từ các nước nhập khẩu vào Phi-líp-pin hiện nay đều phải chịu mức thuế nhập khẩu 35% và mức này sẽ áp dụng cho đến cuối năm 2024 (sẽ xem xét lại vào tháng 12 năm 2024).

Theo số liệu từ Cục Thực vật – Bộ Nông nghiệp Phi-líp-pin, tính đến ngày 07 tháng 3 năm 2023, Phi-líp-pin nhập khẩu tổng cộng 793.753,49 tấn gạo. Vẫn như mọi năm, gạo Việt Nam chiếm phần lớn, với khối lượng 431.846,72 tấn, chiếm 54,41%, tiếp theo là Thái Lan với 210.127,38 tấn, chiếm 26,47%. Như vậy, trong quý I năm 2024 đã chứng kiến lượng gạo Thái Lan nhập khẩu vào thị trường Phi-líp-pin tăng cao so với trước đây. Đây là tín hiệu và là sự cảnh báo đối với gạo Việt Nam tại thị trường Phi-líp-pin khi gạo Thái Lan bắt đầu gia tăng thị phần.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự đoán sản xuất gạo của Phi-lip-pin sẽ đạt 12,125 triệu tấn do dự đoán rằng El Niño sẽ giảm vào tháng 4 và tháng 5 năm 2024, cũng như Chương trình của Chính phủ hỗ trợ ngành sản xuất lúa gạo trong việc tăng cường sử dụng phân bón và giống tốt. Chính phủ Phi-líp-pin, thông qua Bộ Nông nghiệp, đã hỗ trợ 30,8 tỷ pesos cho người trồng lúa trên cả nước, số tiền này cao hơn rất nhiều so với mức 15,8 tỷ pesos mà Bộ Nông nghiệp đã nhận được và triển khai hỗ trợ người trồng lúa trong năm 2022. Cùng với sự gia tăng hỗ trợ từ Chính phủ, thì năng xuất và sản lượng lúa gạo của Phi-líp-pin cũng sẽ tăng lên. Năm 2023, sản xuất lúa của Phi-líp-pin lần đầu cán mốc 20 triệu tấn (cụ thể 20,06 triệu tấn), tăng 1,5% so với năm 2022 và vượt qua mức đỉnh đạt được năm 2021 là 19,96 triệu tấn.

 

DOC công bố thuế chống trợ cấp sơ bộ với tôm Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador

Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam - 3 trong số 4 nguồn cung tôm nuôi lớn nhất của Mỹ, có thể sẽ buộc phải trả thuế chống trợ cấp (CVD) sơ bộ ngay cuối tuần này, dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%. Indonesia, nhà cung cấp tôm lớn thứ ba cho Mỹ, nhận được quyết định sơ bộ không có trợ cấp, theo thông báo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) hôm 26/3/2024.

Thuế suất sơ bộ có hiệu lực sau khi DOC công bố lên Công báo liên bang

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã bắt đầu triệu tập danh sách các nhà xuất khẩu và những người đề xuất áp dụng mức thuế mà họ đã xác định - trong khi chờ điều tra đầy đủ - rằng có khả năng ba trong số bốn quốc gia bị nhắm đang hỗ trợ các chương trình trợ cấp cho phép họ đưa ra mức giá thấp giả tại thị trường Hoa Kỳ, vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Thuế suất sẽ có hiệu lực ngay khi DOC có thể công bố chúng lên Công báo liên bang (Federal Register). Việc này dự kiến sẽ diễn ra trong vài ngày tới.

Thuế sẽ được hoàn lại nếu các nhà điều tra xác định rằng các nước này không vi phạm cung cấp trợ cấp bất hợp pháp hoặc nếu hàng nhập khẩu được trợ cấp không gây tổn hại cho ngành tôm Hoa Kỳ, nhưng quyết định cuối cùng sẽ không được đưa ra cho đến mùa thu hoặc mùa đông năm 2024, nghĩa là các nhà nhập khẩu có thể sẽ phải đối mặt với mức chi phí cho phần lớn thời gian còn lại của năm.

Thuế CVD sơ bộ của 4 nhà cung cấp

Ngay sau khi quyết định sơ bộ của DOC được công bố chính thức, các nhà nhập khẩu tôm từ các công ty từ Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam phải chịu thuế sơ bộ tuy nhiên NK từ Indonesia sẽ không phải chịu đặt cọc.

Thuế CVD sơ bộ đối với Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam

Nhà XK/nhà sản xuất

Mức thuế CVD sơ bộ (%)

Ecuador

Industrial Pesquera Santa Priscila S.A.

13,41

Sociedad Nacional de Galapagos C.A.

1,69

Công ty khác

7,55

Ấn Độ

Devi Sea Foods Limited

4,72

Sandhya Aqua Exports Pvt. Ltd.; Neeli Sea Foods Private Limited; Vijay Aqua Processors Private Limited; Neeli Aqua Farms

3,89

Công ty khác

4,36

Indonesia

PT Bahari Makmur Sejati

0,39 (de minimis)*

PT First Marine Seafoods

0,71 (de minimis)*

*de minimis = dưới 1% với các nước phát triển, dưới 2% với các nước đang phát triển

Việt Nam

Soc Trang Seafood Joint Stock Company

2,84

Thong Thuan Company Limited

196,41*

Công ty khác

2,84

* based on adverse facts available

 

4 quốc gia là mục tiêu điều tra chiếm 90% tổng NK tôm của Mỹ năm 2023

4 quốc gia là mục tiêu điều tra chiếm 709.804 tấn (90%) trong số 788.209 tấn tôm được Mỹ nhập khẩu vào năm 2023 và gần 5,6 tỷ USD (87%) trong tổng giá trị 6,4 tỷ USD tôm được NK vào Mỹ năm 2023.

Ấn Độ xuất khẩu 296.243 tấn tôm sang Mỹ vào năm 2023, ít hơn 2%, trong khi Ecuador xuất khẩu 205.684 tấn sang Mỹ, tăng 3% và Indonesia xuất khẩu 146.258 tấn sang Mỹ, giảm 12%. Việt Nam xuất sang Mỹ 61.516 tấn, giảm 13%.

 TT TT CN &TM

Tin liên quan

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam(02/05/2024 10:47 SA)

Lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc(02/05/2024 10:39 SA)

Thông báo về việc hỗ trợ xây dựng Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đặc thù của tỉnh tại khu...(11/04/2024 2:19 CH)

ISO nâng gấp đôi dự báo về mức thiếu hụt đường thế giới vụ 2023/24(04/04/2024 9:23 SA)

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ(04/04/2024 9:16 SA)

Tin mới nhất

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam(02/05/2024 10:47 SA)

Lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc(02/05/2024 10:39 SA)

Thông báo về việc hỗ trợ xây dựng Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đặc thù của tỉnh tại khu...(11/04/2024 2:19 CH)

ISO nâng gấp đôi dự báo về mức thiếu hụt đường thế giới vụ 2023/24(04/04/2024 9:23 SA)

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ(04/04/2024 9:16 SA)