60 người đang online
°

Xuất khẩu gạo quý I/2023 tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch

Đăng ngày 08 - 05 - 2023
Lượt xem: 74
100%

Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2023 cả nước xuất khẩu 961.608 tấn gạo, tương đương 508,97 triệu USD, giá trung bình 529,3 USD/tấn, tăng 79,9% về lượng và tăng 77,9% về kim ngạch nhưng giảm nhẹ 1,1% về giá so với tháng 2/2023; so với tháng 3/2022 cũng tăng 81% về lượng, tăng 93,6% kim ngạch và tăng 7% về giá.

 

Xuất khẩu gạo quý I/2023 tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch

Quý I/2023 cả nước xuất khẩu 1,85 triệu tấn gạo, tương đương 981,39 triệu USD, tăng 23,4% về khối lượng, tăng 34,3% về kim ngạch so với quý I/2022.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2023 cả nước xuất khẩu 961.608 tấn gạo, tương đương 508,97 triệu USD, giá trung bình 529,3 USD/tấn, tăng 79,9% về lượng và tăng 77,9% về kim ngạch nhưng giảm nhẹ 1,1% về giá so với tháng 2/2023; so với tháng 3/2022 cũng tăng 81% về lượng, tăng 93,6% kim ngạch và tăng 7% về giá.

Trong tháng 3/2023 xuất khẩu gạo sang thị trường chủ đạo Philippines tăng mạnh 79,7% về lượng và tăng 74,9% về kim ngạch so với tháng 2/2023, đạt 491.279 tấn, tương đương 245,74 triệu USD; và cũng tăng 261,4% về lượng, tăng 295,2% kim ngạch, tăng 9,4% về giá so với tháng 3/2022. Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tháng 3/2023 cũng tăng mạnh 78,5% về lượng và tăng 77% kim ngạch so với tháng 2/2023, đạt 187.746 tấn, tương đương 109,06 triệu USD; so với tháng 3/2022 cũng tăng 94,9% về lượng, tăng 118% kim ngạch.

Tính chung cả quý I/2023 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 1,85 triệu tấn, tương đương gần 981,39 triệu USD, tăng 23,4% về khối lượng, tăng 34,3% về kim ngạch so với quý I/2022, giá trung bình đạt 529 USD/tấn, tăng 8,8%.

Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 48,2% trong tổng lượng và chiếm 45,9% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt 893.254 tấn, tương đương 450,43 triệu USD, giá trung bình 504,3 USD/tấn, tăng 32,9% về lượng, tăng 44,8% về kim ngạch và tăng 9% về giá so với quý I/2022.

Tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc chiếm 18,4% trong tổng lượng và chiếm 20,3% trong tổng kim ngạch, đạt 340.385 tấn, tương đương 199,07 triệu USD, giá trung bình 584,8 USD/tấn, tăng mạnh 91% về lượng và tăng 119,2% kim ngạch; giá tăng 14,8% so với quý I/2022.

Thị trường Indonesia đứng thứ 3 đạt 148.587 tấn, tương đương 69,73 triệu USD, giá 469,3 USD/tấn, tăng mạnh 17.932% về lượng và tăng 17.663% kim ngạch nhưng giảm 1,5% về giá so với quý I/2022, chiếm 8% trong tổng lượng và chiếm 7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Xuất khẩu sang các thị trường FTA RCEP đạt 1,49 triệu tấn, tương đương 777,35 triệu USD, tăng 54,3% về lượng, tăng 69% kim ngạch. Xuất khẩu sang các thị trường FTA CPTTP đạt 115.154 tấn, tương đương 60,3 triệu USD, giảm 1,2% về lượng nhưng tăng 4,5% kim ngạch. Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt 1,15 triệu tấn, tương đương 573,86 triệu USD, tăng 46,8% về lượng, tăng 57,8% kim ngạch.

Xuất khẩu gạo quý I/2023

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 14/4/2023 của TCHQ)

 

 

 

Xuất khẩu phân bón quý I/2023 sụt giảm mạnh

Quý I/2023 cả nước xuất khẩu 404.912 tấn phân bón các loại, tương đương 183,58 triệu USD, giá trung bình 453,4 USD/tấn.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong quý I/2023 cả nước xuất khẩu 404.912 tấn phân bón các loại, tương đương 183,58 triệu USD, giá trung bình 453,4 USD/tấn, giảm 14,6% về khối lượng, giảm 40,2% về kim ngạch và giảm 30% về giá so với quý I/2022.

Riêng tháng 3/2023 xuất khẩu 126.638 tấn phân bón các loại, đạt 54,62 triệu USD, giá 431,3 USD/tấn, giảm trên 16% cả về khối lượng và kim ngạch nhưng tăng nhẹ 0,2% về giá so với tháng 2/2023; So với tháng 3/2022 thì tăng 4,2% về lượng, nhưng giảm 16,4% kim ngạch và giảm 19,7% giá.

Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, riêng thị trường này đã chiếm 26% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 105.480 tấn, tương đương 47,63 triệu USD, giá trung bình 451,5 USD/tấn, tăng 7,9% về lượng nhưng giảm 2,2% kim ngạch và giá giảm 9,3% so với quý I/2022. Riêng tháng 3/2023 xuất khẩu sang thị trường này đạt 44.111 tấn, tương đương 18,05 triệu USD, giá trung bình 409 USD/tấn, tăng 56,9% về lượng và tăng 37,4% kim ngạch, nhưng giá giảm 12,4% so với tháng 2/2023.

Đứng sau thị trường chủ đạo Campuchia là thị trường Hàn Quốc đạt 44.418 tấn, tương đương 16,77 triệu USD, giá trung bình 377,5 USD/tấn, tăng mạnh 46,3% về lượng, nhưng giảm 27% kim ngạch và giảm 50% về giá, chiếm 11% trong tổng khối lượng và chiếm 9,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.

Xuất khẩu sang thị trường Malaysia đạt 29.876 tấn, tương đương 10,18 triệu USD, giá trung bình 340,6 USD/tấn, giảm 23,4% về lượng, giảm 34,7% kim ngạch và giá giảm 14,7%, chiếm 7,4% trong tổng khối lượng và chiếm 5,5% trong tổng kim ngạch.

Xuất khẩu sang các thị trường FTA RCEP đạt 219.925 tấn, tương đương 96,5 triệu USD, giảm 4,1% về lượng, giảm 23,6% kim ngạch. Xuất khẩu sang các thị trường FTA CPTTP đạt 31.944 tấn, tương đương 11,18 triệu USD, giảm 33% về lượng, giảm 48% kim ngạch. Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đạt 173.439 tấn, tương đương 78,73 triệu USD, giảm 8,9% về lượng, giảm 19,2% kim ngạch.

Xuất khẩu phân bón quý I/2023

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 14/4/2023 của TCHQ)

 

 

Nhập khẩu phân bón từ các thị trường quý I/2023 giảm 46,2%

Quý I/2023 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt 612.900  tấn, trị giá trên 237,52 triệu USD, giá trung bình đạt 387,5 USD/tấn.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 3/2023 cả nước nhập khẩu 291.402 tấn phân bón, tương đương 113,2 triệu USD, giá trung bình 388,5 USD/tấn, tăng 59,6% về lượng, tăng 67,7% kim ngạch và tăng 5% về giá so với tháng 2/2023. So với tháng 3/2022 thì giảm cả về lượng, kim ngạch và giá với mức giảm tương ứng 13,3%, 27,7% và 16,6%.

Trong tháng 3/2023 nhập khẩu phân bón từ thị trường chủ đạo Trung Quốc tăng 63% về lượng, tăng 56,9% kim ngạch, nhưng giảm 3,7% về giá so với tháng 2/2023, đạt 143.876 tấn, tương đương 50,05 triệu USD, giá 347,8 USD/tấn; So với tháng 3/2022 thì tăng 4,4% về lượng, nhưng giảm 5% kim ngạch và giảm 9% về giá. Nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc tháng 3/2023 giảm rất mạnh 64,7% về lượng, giảm 74,6% kim ngạch và giảm 28,2% về giá so với tháng 2/2023, đạt 5.678 tấn, tương đương trên 3,18 triệu USD, giá 560,8 USD/tấn; so với tháng 3/2022 thì tăng mạnh 75,3% về lượng, tăng 140% kim ngạch và tăng 37% về giá.

Tính chung trong quý I/2023 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt 612.900 tấn, trị giá trên 237,52 triệu USD, giá trung bình đạt 387,5 USD/tấn, giảm 34% về khối lượng, giảm 46,2% về kim ngach và giảm 18,5% về giá so với quý I/2022. Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 49,3% trong tổng lượng và chiếm 45,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 301.969 tấn, tương đương 107,46 triệu USD, giá trung bình 355,9 USD/tấn, giảm 16,7% về lượng, giảm 26% về kim ngạch và giảm 11,3% về giá so với quý I/2022.

Tiếp đến thị trường Hàn Quốc đứng thứ 2, chiếm 5% trong tổng lượng và chiếm 7,9% trong tổng kim ngạch, với 30.957 tấn, tương đương 18,74 triệu USD, giá trung bình 605,5 USD/tấn, giảm 21,3% về lượng, giảm 17% về kim ngạch nhưng tăng 5,5% về giá so với quý I/2022.

Nhập khẩu phân bón từ thị trường Đông Nam Á đạt 88.662 tấn, tương đương 36,89triệu USD, tăng 30% về lượng, giảm 8,4% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 14% trong tổng lượng và chiếm 15,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Phân bón nhập khẩu từ thị trường FTA CPTTP đạt 87.506 tấn, tương đương 13,44 triệu USD, giảm 50% về lượng, giảm 77,3% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 14,3% trong tổng lượng và chiếm 5,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Nhập khẩu phân bón từ thị trường FTA RCEP đạt 496.983 tấn, tương đương 171,34 triệu USD, giảm 15,7% về lượng, giảm 26,6% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 81% trong tổng lượng và chiếm 73% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Nhìn chung, trong quý I/2023 nhập khẩu phân bón từ đa số các thị trường giảm cả về khối lượng và kim ngạch so với quý I/2022.

Nhập khẩu phân bón quý I/2023

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 14/4/2023 của TCHQ) 

 TT TT CN & TM

Tin liên quan

Xuất nhập khẩu và tiêu thụ thịt lợn tại Mexico năm 2023(08/03/2024 10:07 SA)

Xuất khẩu gạo 8 tháng đạt cao nhất từ trước đến nay(18/09/2023 8:41 SA)

rung Quốc chính thức chấp nhận các điều khoản vào ngày 27/6 /2023, trong khi Nhật Bản chấp nhận...(18/09/2023 8:37 SA)

Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan giảm, gạo Việt Nam tăng tiế(18/09/2023 8:28 SA)

EU quy định bắt buộc kiểm tra tại cửa khẩu nhiều mặt hàng thịt, sữa, mỳ pasta, rau.... Các sản...(18/09/2023 8:25 SA)

Tin mới nhất

Xuất nhập khẩu và tiêu thụ thịt lợn tại Mexico năm 2023(08/03/2024 10:07 SA)

Xuất khẩu gạo 8 tháng đạt cao nhất từ trước đến nay(18/09/2023 8:41 SA)

rung Quốc chính thức chấp nhận các điều khoản vào ngày 27/6 /2023, trong khi Nhật Bản chấp nhận...(18/09/2023 8:37 SA)

Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan giảm, gạo Việt Nam tăng tiế(18/09/2023 8:28 SA)

EU quy định bắt buộc kiểm tra tại cửa khẩu nhiều mặt hàng thịt, sữa, mỳ pasta, rau.... Các sản...(18/09/2023 8:25 SA)