18 người đang online
°

rung Quốc chính thức chấp nhận các điều khoản vào ngày 27/6 /2023, trong khi Nhật Bản chấp nhận vào ngày 4/7/2023.

Đăng ngày 18 - 09 - 2023
Lượt xem: 57
100%

Alexander Karavaytsev, nhà kinh tế cấp cao tại Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế, cho biết rủi ro về nguồn cung ở Biển Đen giờ đây dường như mở rộng ra ngoài Ukraine, sang cả hàng xuất khẩu của Nga. Ông cho biết 60 triệu tấn hàng xuất khẩu của Nga và Ukraine có thể bị đe dọa, tương đương 1/3 thương mại toàn cầu.

 

IMF: Giá ngũ cốc có thể tăng từ 10 đến 15%

Thị trường lương thực năm nay biến động rất mạnh. IMF dự đoán giá ngũ cốc sẽ còn tiếp tục tăng thêm 10 – 15% do thời tiết khắc nghiệt và Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen.

Trong một cuộc họp báo về Triển vọng kinh tế thế giới, nhà kinh tế trưởng của IMF, Pierre-Olivier Gourinchas, cho biết: “Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen đã kết thúc và điều đó có khả năng gây áp lực tăng giá lương thực”, trong bối cảnh thời tiết El Nino ảnh hưởng tới sản lượng ở khắp nơi trên thế giới, tạo ra nhiều bất ổn hơn cho nhà nhập khẩu ngũ cốc.

“Chúng tôi đang xem xét một số ước tính về tác động từ việc lượng cung cấp bị giảm sút và mức độ biến động giá giá đối với việc giảm bao nhiêu nhu cầu? Và chúng tôi vẫn đang đánh giá mức độ giá sẽ tăng? Chúng tôi nghĩ rằng đâu đó sẽ ở mức tăng 10-15% là hợp lý, mặc dù sẽ cần xem xét kỹ càng hơn nữa”, ông Gourinchas nói.

Giá lương thực, thực phẩm thế giới tháng 7 tăng mạnh trở lại

Giá phẩm trên toàn cầu, nhất là gạo và dầu thực vật, đã lần đầu tiên tăng trở lại sau nhiều tháng ổn định đến giảm, sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận cho phép Ukraine vận chuyển ngũ cốc ra thế giới và Ấn Độ hạn chế một số mặt hàng xuất khẩu gạo.

Theo đó, chỉ số giá lương thực của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), theo dõi biến động giá quốc tế hàng tháng đối với những mặt hàng lương thực, thực phẩm được giao dịch phổ biến, đã tăng 1,3% trong tháng 7 so với tháng 6, chủ yếu do giá gạo và dầu thực vật tăng. Đây là lần đầu tiên chỉ số này tăng kể từ tháng 4 – thời điểm giá đường tăng vọt kéo theo chỉ số giá thực phẩm của FAO tăng lần đầu tiên trong vòng 1 năm.

Dữ liệu của FAO cho thấy giá lúa mì thế giới tăng 1,6% trong tháng 7 so với tháng 6, lần tăng đầu tiên trong 9 tháng; giá gạo tăng 2,8% trong tháng 7 so với tháng 6 và tăng 19,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2011. Thậm chí giá dầu thực vật còn tăng mạnh hơn, tăng 12,1% trong tháng 7 so với tháng 6, sau khi giảm 7 tháng liên tiếp trước đó. Trong nhóm này, FAO cho biết giá dầu hướng dương tăng 15% sau “những bất ổn mới” về nguồn cung sau khi kết thúc thỏa thuận ngũ cốc

Ông Maximo Torero, nhà kinh tế trưởng của FAO cho biết: “Mặc dù thế giới có đủ nguồn cung lương thực, nhưng những thách thức đối với nguồn cung từ các nhà sản xuất lớn do xung đột, hạn chế xuất khẩu hoặc thiếu hụt sản xuất bởi thời tiết có thể dẫn đến mất cân bằng cung và cầu giữa các khu vực…., thiếu khả năng tiếp cận lương thực do giá cả ngày càng tăng và khả năng mất an ninh lương thực."

Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo non-basmati

Từ cuối tháng 7, một yếu tố tác động mạnh đến triển vọng giá ngũ cốc toàn cầu là quyết định của chính phủ Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo non-basmati (tẻ thường) từ cuối tháng 7 do hiện tượng El Nino xảy ra sớm hơn dự kiến mang đến thời tiết khô hơn, ấm hơn ở một số vùng của châu Á và dự kiến sẽ gây hại cho sản xuất lúa gạo.

Quyết định này đã gây ra tình trạng mua gạo hoảng loạn ở một số nơi, vì Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, chiếm gần 40% nguồn cung toàn cầu. Lệnh cấm xuất khẩu gao non-basmati của Ấn Độ cũng làm trầm trọng thêm những lo ngại về nguồn cung lúa mì toàn cầu.

Đáng lo ngại hơn là lệnh cấm thương mại của Ấn Độ đối với một số loại gạo trắng non- Basmati đã thúc đẩy việc tích trữ loại lương thực này ở một số nơi trên thế giới.

Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc tạo ra lỗ hổng nguồn cung từ Biển Đen.

Việc ông Gourinchas đề cập đến vấn đề “thỏa thuận ngũ cốc” bị đình chỉ liên quan đến quyết định của Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen – một thỏa thuận từ năm ngoái, đã cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc một cách an toàn, mặc dù cuộc xung đột Nga-Ukraine vẫn đang diễn ra.

Ngày 17/7, Điện Kremlin đã rút khỏi thỏa thuận Biển Đen – một thỏa thuận cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc an toàn, làm tăng thêm sự không chắc chắn cho triển vọng toàn cầu. Ngay sau đó, ngày 19/7, giá lúa mì đã có phiên tăng mạnh nhất kể từ khi Nga bắt đầu thực hiện chiến dịch đặc biệt ở Ukraine, tháng 2/2022.

Căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine khiến an ninh lương thực trở lại thành mối lo ngại hàng đầu trong hoạt động ngoại giao và buôn bán ngũ cốc.

Ngay sau khi Nga rút khỏi thỏa thuận, 2 bên đã xảy ra một số xung đột ảnh hưởng tới những cảng xuất khẩu lúa mì của Ukraine, gây phản ứng ngay lập tức đến thị trường hàng hóa, đẩy giá tăng cao trong bối cảnh các thương nhân lo ngại về một cú sốc nguồn cung nguy cơ xảy ra.

Dan Basse, chủ tịch công ty tư vấn AgResource Company, cho biết: “Thế giới không có nguồn dự phòng nào. Nếu có vấn đề ở Biển Đen đối với hàng xuất khẩu của Nga, thị trường lúa mì thế giới sẽ rất nhanh chóng trở nên nguy kịch."

Các nhà nhập khẩu lúa mì với nguồn dự trữ hạn chế dễ bị tổn thương trước những cú sốc về giá và nguồn cung. Trong nhiều tháng, một số khách hàng ở châu Á, Trung Đông và châu Phi chỉ mua đủ để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của họ, một phần vì kỳ vọng vào vụ thu hoạch lớn ở Nga.

Alexander Karavaytsev, nhà kinh tế cấp cao tại Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế, cho biết rủi ro về nguồn cung ở Biển Đen giờ đây dường như mở rộng ra ngoài Ukraine, sang cả hàng xuất khẩu của Nga. Ông cho biết 60 triệu tấn hàng xuất khẩu của Nga và Ukraine có thể bị đe dọa, tương đương 1/3 thương mại toàn cầu.

 

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo sang Singapore

Bộ Ngoại giao Ấn Độ hôm thứ Ba (29/8) cho biết nước này đã quyết định cho phép xuất khẩu gạo sang Singapore.

Người phát ngôn của Bộ cho biết trong một tuyên bố: “Các lệnh chính thức về vấn đề này sẽ sớm được ban hành”.

Tháng trước, Ấn Độ đã gây bất ngờ khi áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati – loại được tiêu thụ rộng rãi - sau lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm vào năm ngoái.

Hôm thứ Sáu (25/8), Ấn Độ cũng mở rộng hạn chế xuất khẩu gạo với mức thuế 20% đối với gạo đồ có hiệu lực cho đến ngày 15 tháng 10, trong nỗ lực kiềm chế lạm phát trước cuộc bầu cử cấp bang vào cuối năm nay.

Ấn Độ chiếm hơn 40% xuất khẩu gạo thế giới và lượng gạo tồn kho thấp ở các nhà xuất khẩu khác có nghĩa là bất kỳ sự cắt giảm xuất khẩu nào cũng có thể làm tăng giá lương thực - vốn đã cao do cuộc xung đột Nga - Ukraine và thời tiết thất thường.

 

Australia phát triển ứng dụng miễn phí chống IUU

Cơ quan Quản lý thuỷ sản Australia (AFMA) đã phát triển một ứng dụng điện thoại di động miễn phí nhằm phá vỡ rào cản ngôn ngữ giữa thanh tra viên và thuỷ thủ đoàn trong quá trình kiểm tra tàu cá trên biển và trong cảng.

Ứng dụng có tên “Fish Talk”, dịch các cụm từ tiếng Anh phổ biến thường được các sĩ quan sử dụng sang tiếng Indonesia, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung và tiếng Tây Ban Nha dưới dạng viết và nói.

AFMA cho biết ứng dụng này hoạt động mà không cần bất kỳ kết nối internet nào và bao gồm các sơ đồ kỹ thuật và hình ảnh tham khảo để hỗ trợ các các quan chức thủy sản. Ứng dụng cũng có bộ câu hỏi theo từng mục để các quan chức thủy sản sử dụng, chẳng hạn như "Bạn định làm gì với sản lượng đánh bắt của mình?" và "Bạn bắt được cái này khi nào?" 

AFMA cho biết Fish Talk sẽ giúp chính quyền chống lại hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) bằng cách cho phép kiểm tra các tàu an toàn hơn, kỹ lưỡng hơn.

Giám đốc điều hành AFMA Wez Norris khuyến khích các quan chức thủy sản từ Thái Bình Dương và trên toàn thế giới tải xuống Fish Talk và dùng thử. Ứng dụng hỗ trợ rất lớn trong những cuộc kiểm tra, an toàn và kỹ lưỡng, nâng cao khả năng phát hiện hoạt động đánh bắt IUU. 

 

Nhật Bản, Trung Quốc thông qua Hiệp định trợ cấp của WTO

Nhật Bản và Trung Quốc, hai trong số các quốc gia đánh bắt cá lớn nhất thế giới, đã chính thức chấp nhận một thỏa thuận của WTO nhằm hạn chế trợ cấp nghề cá có hại và thúc đẩy đánh bắt bền vững.

Hiệp định về trợ cấp nghề cá của WTO, được thông qua vào tháng 6/2022, nghiêm cấm các khoản trợ cấp góp phần vào hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nguồn lợi bị đánh bắt quá mức và nghề cá không được quản lý. Hiệp định cũng đưa ra các quy định mới về tính minh bạch của trợ cấp.

Để hiệp định có hiệu lực, ít nhất 2/3 trong số 164 quốc gia thành viên của WTO phải phê chuẩn trong nước. Nhờ có sự thông qua của Nhật Bản và Trung Quốc, số lượng quốc gia phê chuẩn đã đạt đủ, Hiệp định chính thức có hiệu lực. 

Trung Quốc chính thức chấp nhận các điều khoản vào ngày 27/6 /2023, trong khi Nhật Bản chấp nhận vào ngày 4/7/2023.

Nhật Bản nằm trong số năm quốc gia trợ cấp nghề cá hàng đầu trên toàn cầu, trong khi Trung Quốc đóng góp tới 19% sản lượng đánh bắt trên biển toàn cầu. Cả hai quốc gia trong lịch sử đã cung cấp các khoản trợ cấp khổng lồ cho đội tàu đánh cá, tạo điều kiện cho các hoạt động đánh bắt quá mức và không bền vững.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hai nước đã thực hiện các bước để tăng cường quản lý nghề cá và điều chỉnh các chính sách phù hợp với các mục tiêu bền vững. Nhật Bản thực hiện luật thủy sản mới vào năm 2020 để hiện đại hóa ngành sau 70 năm. Trung Quốc đã cam kết giới hạn đội tàu biển xa và giảm một số khoản trợ cấp nhất định.

 TT TT CN & TM

Tin liên quan

Xuất nhập khẩu và tiêu thụ thịt lợn tại Mexico năm 2023(08/03/2024 10:07 SA)

Xuất khẩu gạo 8 tháng đạt cao nhất từ trước đến nay(18/09/2023 8:41 SA)

Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan giảm, gạo Việt Nam tăng tiế(18/09/2023 8:28 SA)

EU quy định bắt buộc kiểm tra tại cửa khẩu nhiều mặt hàng thịt, sữa, mỳ pasta, rau.... Các sản...(18/09/2023 8:25 SA)

Xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong ba năm(26/07/2023 9:47 SA)

Tin mới nhất

Xuất nhập khẩu và tiêu thụ thịt lợn tại Mexico năm 2023(08/03/2024 10:07 SA)

Xuất khẩu gạo 8 tháng đạt cao nhất từ trước đến nay(18/09/2023 8:41 SA)

Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan giảm, gạo Việt Nam tăng tiế(18/09/2023 8:28 SA)

EU quy định bắt buộc kiểm tra tại cửa khẩu nhiều mặt hàng thịt, sữa, mỳ pasta, rau.... Các sản...(18/09/2023 8:25 SA)

Xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong ba năm(26/07/2023 9:47 SA)