36 người đang online
°

Tính chung cả 11 tháng năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 6,67 triệu tấn, tương đương trên 3,23 tỷ USD, tăng 16% về khối lượng, tăng 6,7% về kim ngạch so với 11 tháng năm 2021, giá trung bình đạt 484,9 USD/tấn, giảm 8,1%.

Đăng ngày 03 - 01 - 2023
Lượt xem: 76
100%

Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2022 cả nước xuất khẩu 587.813 tấn gạo, thu về 289,86 triệu USD, giá trung bình 493 USD/tấn, giảm 17,6% về lượng và giảm 15% kim ngạch, nhưng giá tăng nhẹ 3,2% so với tháng 10/2022; so với tháng 11/2021 thì tăng 3,9% về lượng, nhưng giảm 2% kim ngạch và giảm 5,8% về giá.

 

Xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2022 thu về trên 3,23 tỷ USD

11 tháng năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 6,67 triệu tấn, tương đương trên 3,23 tỷ USD, giá trung bình đạt 484,9 USD/tấn. 

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2022 cả nước xuất khẩu 587.813 tấn gạo, thu về 289,86 triệu USD, giá trung bình 493 USD/tấn, giảm 17,6% về lượng và giảm 15% kim ngạch, nhưng giá tăng nhẹ 3,2% so với tháng 10/2022; so với tháng 11/2021 thì tăng 3,9% về lượng, nhưng giảm 2% kim ngạch và giảm 5,8% về giá.

Trong tháng 11/2022 xuất khẩu gạo sang thị trường chủ đạo Philippines sụt giảm nhẹ 3,8% về lượng và giảm 0,8% kim ngạch so với tháng 10/2022, đạt 258.457 tấn, tương đương 121,93 triệu USD; nhưng tăng 23% về lượng, tăng 14,6% kim ngạch, nhưng giảm 6,9% về giá so với tháng 11/2021. Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tháng 11/2022 quay đầu giảm mạnh 61,7% về lượng và giảm 59,2% kim ngạch so với tháng 10/2022, đạt 50.372 tấn, tương đương 25,82 triệu USD; so với tháng 11/2021 cũng giảm 33,6% về lượng, giảm 25,9% kim ngạch.

Tính chung cả 11 tháng năm 2022 lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt trên 6,67 triệu tấn, tương đương trên 3,23 tỷ USD, tăng 16% về khối lượng, tăng 6,7% về kim ngạch so với 11 tháng năm 2021, giá trung bình đạt 484,9 USD/tấn, giảm 8,1%.

Philippines vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, chiếm 44,9% trong tổng lượng và chiếm 42,9% trong tổng kim ngạch gạo xuất khẩu của cả nước, đạt gần 3 triệu tấn, tương đương 1,39 tỷ USD, giá trung bình 463 USD/tấn, tăng 30% về lượng, tăng 18% về kim ngạch nhưng giảm 9,3% về giá so với 11 tháng đầu năm 2021.

Tiếp sau đó là thị trường Trung Quốc chiếm trên 12% trong tổng lượng và tổng kim ngạch, đạt 807.947 tấn, tương đương 408,49 triệu USD, giá trung bình 505,6 USD/tấn, giảm 19,2% về lượng và giảm 17,4% kim ngạch; giá tăng nhẹ 2,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường Bờ Biển Ngà đứng thứ 3 đạt 655.593 tấn, tương đương 294,28 triệu USD, giá 448,9 USD/tấn, tăng mạnh 83% về lượng và tăng 61,3% kim ngạch nhưng giảm 11,9% về giá so với cùng kỳ, chiếm trên 9% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Xuất khẩu sang các thị trường FTA RCEP đạt 4,42 triệu tấn, tương đương trên 2,09 tỷ USD, tăng 17% về lượng, tăng 9,1% kim ngạch. Xuất khẩu sang các thị trường FTA CPTTP đạt 543.913 tấn, tương đương 263,13 triệu USD, tăng 31,5% về lượng và tăng 19,8% kim ngạch. Xuất khẩu sang thị trường EU đạt 26.668 tấn, tương đương trên 17,84 triệu USD, tăng 17% về lượng, tăng 0,4% kim ngạch.

Xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2022

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 10/12/2022 của TCHQ)

 

 

Nhập khẩu phân bón 11 tháng năm 2022 trị giá trên 1,46 tỷ USD

11 tháng đầu năm 2022 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 3,1 triệu tấn, trị giá trên 1,46 tỷ USD.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2022 cả nước nhập khẩu 330.785 tấn phân bón, tương đương 161,73 triệu U SD, giá trung bình 488,9 USD/tấn, tăng nhẹ cả về lượng, kim ngạch và giá so với tháng 10/2022, với mức tăng tương ứng 2,7%, 4,9% và 2,1%. So với tháng 11/2021 thì giảm 15,5% về lượng, nhưng tăng 2,4% kim ngạch và tăng 21% về giá.

Trong tháng 11/2022 nhập khẩu phân bón từ thị trường chủ đạo Trung Quốc giảm nhẹ 4,8% về lượng, giảm 3,2% kim ngạch, nhưng tăng 1,7% về giá so với tháng 10/2022, đạt 183.558 tấn, tương đương 81,39 triệu USD, giá 443,4 USD/tấn; So với tháng 11/2021 thì tăng 11,2% về lượng, tăng 36% kim ngạch và tăng 22,4% về giá. Nhập khẩu từ thị trường Nga tháng 11/2022 liên tục giảm rất mạnh, giảm 99% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 10/2022, đạt 454 tấn, tương đương trên 322.830 USD; so với tháng 11/2021 cũng giảm mạnh 96% về lượng, giảm 94% kim ngạch.

Tính chung trong 11 tháng năm 2022 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 3,1 triệu tấn, trị giá trên 1,46 tỷ USD, giá trung bình đạt 471,4 USD/tấn, giảm 26,1% về khối lượng, nhưng tăng 12% về kim ngach và tăng 51,6% về giá so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 51% trong tổng lượng và chiếm 45,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 1,58 triệu tấn, tương đương 665,96 triệu USD, giá trung bình 420,8 USD/tấn, giảm 14,7% về lượng, nhưng tăng 22% về kim ngạch và tăng mạnh 43% về giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tiếp đến thị trường Nga đứng thứ 2, chiếm 7% trong tổng lượng và chiếm 10,7% trong tổng kim ngạch, với 216.678 tấn, tương đương 155,79 triệu USD, giá trung bình 719 USD/tấn, giảm 34,9% về lượng, nhưng tăng 36,7% về kim ngạch và tăng mạnh 110% về giá so với 11 tháng đầu năm 2021.

Nhập khẩu phân bón từ thị trường Đông Nam Á đạt 243.892 tấn, tương đương 149,5 triệu USD, giảm mạnh 47,9% về lượng, giảm 13,3% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 7,9% trong tổng lượng và chiếm 10,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Phân bón nhập khẩu từ thị trường FTA RCEP đạt 2,29 triệu tấn, tương đương 934,25 triệu USD, giảm 16,6% về lượng nhưng tăng 16,8% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 73,7% trong tổng lượng và chiếm 63,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Nhập khẩu phân bón từ thị trường FTA CPTTP đạt 470.675 tấn, tương đương 142,91 triệu USD, giảm 15,5% về lượng nhưng tăng 10,6% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 15,2% trong tổng lượng và chiếm 9,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Nhìn chung, trong 11 tháng năm 2022 nhập khẩu phân bón từ đa số các thị trường giảm về khối lượng nhưng tăng về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

Nhập khẩu phân bón 11 tháng năm 2022

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 11/12/2022 của TCHQ)

 

 

Thị trường nhập khẩu ngô 11 tháng năm 2022

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 11 tháng năm 2022 đạt trên 8,41 triệu tấn, trị giá trên 2,94 tỷ USD, giá trung bình 349,8 USD/tấn, giảm 11,6% về lượng, nhưng tăng 8,2% kim ngạch và tăng 22,4% về giá so với 11 tháng năm 2021.

Trong đó, riêng tháng 11/2022 đạt 874.529 tấn, tương đương 288,29 triệu USD, giá trung bình 329,7 USD/tấn, tăng nhẹ 0,4% về lượng, tăng 1,7% kim ngạch, giá tăng 1,3% so với tháng 10/2022; so với tháng 11/2021 thì giảm 15,2% về lượng, giảm 8,9% về kim ngạch nhưng tăng 7,4% về giá.

Achentina là thị trường chủ đạo cung cấp ngô cho Việt Nam trong 11 tháng năm 2022, chiếm 63% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 5,27 triệu tấn, tương đương gần 1,86 tỷ USD, giảm 6,6% về lượng, nhưng tăng 10% kim ngạch và tăng 17,7% về giá so với cùng kỳ năm 2021; riêng tháng 11/2022 đạt 305.283 tấn, tương đương 101,01 triệu USD, giá 330,9 USD/tấn, giảm mạnh 53,9% về lượng, giảm 53% kim ngạch so với tháng 10/2022, giá tăng 2%; so với tháng 11/2021 giảm 66,4% về lượng, giảm 63,3% về kim ngạch, giá tăng 9,1%.

Ngoài ra, nhập khẩu ngô từ Brazil 11 tháng đầu năm 2022 đạt 966.912 tấn, tương đương 319,23 triệu USD, giá 330,2 USD/tấn, chiếm 11,5% trong tổng lượng và chiếm 10,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm mạnh 37,2% về lượng, giảm 9,4% về kim ngạch nhưng giá tăng mạnh 44,3% so với 11 tháng năm 2021.

Nhập khẩu ngô từ thị trường thị trường Ấn Độ 11 tháng đầu năm 2022 đạt 681.476 tấn, tương đương 224,93 triệu USD, giá 224,93 USD/tấn, chiếm 8,1% trong tổng lượng và chiếm 7,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm mạnh 37,9% về lượng, giảm 27% về kim ngạch nhưng giá tăng 17,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu ngô 11 tháng năm 2022

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 11/12/2022 của TCHQ)

 

Tin liên quan

Xuất khẩu cá ngừ hồi phục tại thị trường Mỹ(04/04/2024 9:21 SA)

Thị trường cung cấp thủy sản cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:14 SA)

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023(22/01/2024 8:25 SA)

Tin mới nhất

Xuất khẩu cá ngừ hồi phục tại thị trường Mỹ(04/04/2024 9:21 SA)

Thị trường cung cấp thủy sản cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:14 SA)

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023(22/01/2024 8:25 SA)