7 người đang online
°

Xuất nhập khẩu 26/4/2019

Đăng ngày 26 - 04 - 2019
Lượt xem: 27
100%

Tuần qua thị trường gạo nổi bật với thông tin giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam không thay đổi so với tuần trước

 

Tuần qua thị trường gạo nổi bật với thông tin giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam không thay đổi so với tuần trước

Giá gạo tuần đến 14/4/2019: Gạo xuất khẩu ổn định 4 tuần liên tiếp

Tuần qua thị trường gạo nổi bật với thông tin giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam không thay đổi so với tuần trước. 

Trong khi giá gạo tại Philippines duy trì xu hướng giảm trong tháng 3 và có thể giảm sâu hơn vì luật tự do hóa ngành gạo. Cụ thể, dữ liệu tổng hợp từ Reuters cho biết, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam không thay đổi trong tuần thứ 4 liên tiếp, duy trì ở mức 360 USD/tấn.

"Với nhu cầu gia tăng, một số thương nhân gặp khó khăn trong việc mua đủ gạo từ nông dân để thực hiện các đơn đặt hàng xuất khẩu của họ", một thương nhân có trụ sở tại TP HCM cho hay. Tuy nhiên, giá gạo Việt Nam có thể sẽ tăng lên trong những tuần tới khi vụ thu hoạch đông xuân chính kết thúc, thương nhân này nói thêm.

Trong khi đó, tại Philippines, dữ liệu của chính phủ cho thấy giá gạo trên thị trường tiếp tục có xu hướng giảm kể từ đầu năm, và có khả năng giảm sâu hơn khi việc thực thi qui tắc và quy định (IRR) của luật gạo mới đã được tiến hành. Tính đến tuần thứ 4 của tháng 3, Cơ quan Thống kê Philippines (PSA) cho biết giá bán lẻ trung bình của gạo thường và xay xát lần lượt ở mức 40,02 peso/kg và 44,33 peso/kg.

Các mức giá này giảm 3,77% và 1,84% so với tháng 1. Giá gạo vẫn chưa ngừng giảm kể từ đó. Các nhà quản lý kinh tế nhận định luật tự do hóa ngành gạo có thể khiến giá gạo bán lẻ giảm một nửa so với gạo được trợ cấp từ Cơ quan lương thực quốc gia (NFA) ở mức 27 peso/kg và giúp lạm phát giảm 0,5 - 0,7 điểm phần trăm.

Bên cạnh đó, theo Cơ quan Thống kê Philippines (PSA), dự trữ gạo tăng 30,87% so với cùng kì lên 2,22 triệu tấn tính đến ngày 1/3, mặc dù hiện tượng El Niño vẫn ở mức yếu.

Mặc dù có tỉ trọng lớn nhất trong tổng hàng tồn kho, tồn kho hộ gia đình vẫn giảm 6.08% so với năm ngoái xuống 1,03 triệu tấn. Tuy nhiên, con số này vẫn tăng nhẹ 0,12% so với tháng trước.

Dự trữ tại các kho thương mại và Cơ quan Lương thực Quốc gia (NFA) tăng lần lượt 25,75% lên 695.840 tấn và 1.030,17% lên 491.940 tấn, tương ứng.

Trong khi đó, nhu cầu ảm đạm đã khiến các thương nhân Myanmar quyết định đặt ra mức giá sàn cho gạo. Theo đó, giá mỗi bao tải gạo hạt dài đã được định ở mức sàn 19.500 kyat, ông U Aung Than Oo, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại gạo và lúa gạo Myanmar, cho biết.

Giá gạo đã giảm còn khoảng 19.000 kyat/bao sau khi EU khôi phục thuế nhập khẩu gạo từ Myanmar và Campuchia hồi tháng 1. Trong khi đó, nhu cầu từ Trung Quốc cũng giảm dần. Vào thời điểm này năm ngoái, giá gạo hạt dài được giao dịch ở mức 26.000 kyat/bao, theo Myanmar Times.

Cũng tại thị trường Đông Nam Á, Campuchia cho biết đã đệ trình một đơn phản đối lên Tòa án Công lý châu Âu nhằm chống lại quyết định của Liên minh châu Âu (EU) trong việc áp thuế nhập khẩu đối với gạo của nước này.

Trước đó, EU đã áp thuế quan ba năm liên tiếp đối với gạo xuất khẩu từ Campuchia và Myanmar vào tháng 1 như một biện pháp bảo vệ các nhà sản xuất trong khối liên minh, chẳng hạn như Italy.

Sản lượng khai thác cá ngừ ảnh hưởng tới xuất khẩu của Philippines

Sau khi hồi phục trong năm 2017, XK cá ngừ của Philippines đã có xu hướng giảm. Nhìn chung, XK cá ngừ của nước này sang các thị trường chính đều thấp hoặc chậm lại, nhất là XK sang các nước thuộc khối EU.

Năm 2018, tổng sản lượng cá ngừ cập cảng tại thủ phủ cá ngừ của Philippines ở TP.General Santos tăng 17%. Trong đó, hơn 85% lượng cập cảng là cá ngừ vây vàng và các loài thuộc họ cá ngừ. Sự gia tăng này chủ yếu là từ nguồn cá ngừ đông lạnh từ các tàu nước ngoài cập cảng. Nguyên nhân của xu hướng tăng trưởng của lượng cá ngừ cập cảng tại đây là do các biện pháp bảo tồn tại các vùng biển được đưa ra khiến sản lượng khai thác của đội tàu địa phương giảm.

Hiện cá ngừ được khai thác bởi các đội tàu của Philippines chủ yếu vận chuyển tới thị trường EU, nơi mà quy tắc xuất xứ đang được áp dụng vì cá ngừ đóng hộp của Philippines NK vào EU chỉ được hưởng mức thuế suất 0% nếu có nguồn gốc hải sản được khai thác bởi các đội tàu mang cờ của Philippines. Và chính vì thế mà sản lượng khai thác của đội tàu Philippines giảm đang làm ảnh hưởng tới XK cá ngừ của nước này sang EU.

Bên cạnh đó, năm nay lượng cập cảng các loài thuộc họ cá ngừ tăng điều này đã làm tăng nguồn cung các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của nước này. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường có giá thấp, chính vì vậy mà năm 2018, tại một số thị trường mặc dù có khối lượng XK tăng nhưng giá trị XK giảm.

Cụ thể, theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), XK cá ngừ của Philippines sang EU năm 2018 giảm 7% về khối lượng, nhưng tăng 49% về giá trị. Đức, Anh và Tây Ban Nha là 3 thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Philippines trong năm 2018. Trong đó, Đức và Anh là 2 thị trường đơn lẻ NK nhiều nhất cá ngừ đóng hộp của Philippines.

Năm 2018, trong khi XK cá ngừ của Philippines sang Anh tăng trưởng tốt về cả giá trị và khối lượng, XK sang Đức lại có sự tăng mạnh về khối lượng, nhưng giảm về giá trị. Nguyên nhân của sự suy giảm giá trị XK cá ngừ sang thị trường Đức là do Philippines gia tăng XK các sản phẩm cá thuộc họ cá ngừ đóng hộp giá rẻ sang thị trường này trong năm 2018.

Tương tự như EU, XK cá ngừ của Philippines sang Mỹ năm 2018 cũng không khả quan. Theo số liệu thống kê của ITC, XK cá ngừ sang Mỹ của Philippines năm 2018 giảm cả về giá trị và khối lượng so với năm 2017. Điều này đã khiến nước này bị tụt hạng trên bảng xếp hạng các thị trường XK cá ngừ chính của Philippines.

Trong khi đó, XK cá ngừ của Philippines sang Nhật Bản lại rất khả quan. XK cá ngừ của Phippines sang thị trường này năm 2018 đang có sự gia tăng cả về khối lượng và giá trị.

Và để bù đắp lại lượng sụt giảm XK sang các thị trường truyền thống, Philippines đang gia tăng XK cá ngừ sang các thị trường khác như Indonesia, đảo Síp hay Canada… Trong số các thị trường này, đáng chú ý nhất là Indonesia. XK cá ngừ của Philippines sang Indonesia trong năm 2018 đang có sự tăng trưởng ấn tượng ở mức 3 con số. Hiện Indonesia đang NK chủ yếu cá ngừ vây vàng đông lạnh của Philippines.

THỊ TRƯỜNG XK CÁ NGỪ CỦA PHILIPPINES

Thị trường

Giá trị (Nghìn USD)

Khối lượng (tấn)

2017

2018

Tăng giảm (%)

2017

2018

Tăng giảm (%)

EU (28)

327.889

304.975

-7,0

95.751

142.238

48,5

Anh

67.356

78.214

16,1

19.675

21.701

10,3

Đức

98.904

68.493

-30,7

29.644

77.212

160,5

Tây Ban Nha

60.686

53.818

-11,3

17.373

14.907

-14,2

Nhật Bản

66.405

75.514

13,7

14.886

15.665

5,2

Mỹ

70.722

51.786

-26,8

18.017

12.582

-30,2

Israel

6.145

6.154

0,1

2.133

1.860

-12,8

Sip

4.169

5.086

22,0

1.251

1.378

10,2

Indonesia

701

4.802

585,0

293

2.079

609,6

Canada

3.544

4.454

25,7

1.096

1.449

32,2

UAE

4.375

3.262

-25,4

1.434

1.257

-12,3

Các thị trường khác

30.974

22.056

-28,8

13.351

8.941

-33,0

Tổng cộng

514.924

478.089

-7,2

148.212

187.449

26,5

(Nguồn: ITC)

Nhập khẩu tôm của Tây Ban Nha năm 2018

NHẬP KHẨU TÔM CỦA TÂY BAN NHA NĂM 2018

(Nguồn: ITC, GT: 1000 USD)

Nguồn cung

2018

2017

↑↓%

Argentina

369.561

382.602

-3,41

Ecuador

226.304

249.226

-9,20

Trung Quốc

106.158

85.658

23,93

Ma-rốc

60.062

59.967

0,16

Bồ Đào Nha

57.319

44.841

27,83

Nicaragua

44.266

45.496

-2,70

Pêru

35.519

42.256

-15,94

Tunisia

27.486

33.938

-19,01

Ấn Độ

23.966

32.891

-27,14

Sê-nê-gan

23.657

24.874

-4,89

 Hà Lan

22.177

20.001

10,88

Bỉ

19.998

20.755

-3,65

Vênêzuêla

19.341

25.546

-24,29

Ăng-gô

18.356

19.325

-5,01

Pháp

17.637

14.921

18,20

Ý

17.148

10.816

58,54

Honduras

16.816

21.101

-20,31

Panama

15.365

12.510

22,82

Cuba

15.242

13.572

12,30

TG

1.238.478

1.260.943

-1,78

 

SẢN PHẨM TÔM NHẬP KHẨU CỦA TÂY BAN NHA NĂM 2018

(Nguồn: ITC, GT: 1000 USD)

HS

Sản phẩm

2018

2017

↑↓%

030617

Tôm khác đông lạnh

1.197.512

1.212.147

-1,21

160521

Tôm chế biến không đóng hộp kín khí

18.211

20.034

-9,10

160529

Tôm chế biến đóng hộp kín khí

4.412

4.264

3,47

030616

Tôm nước lạnh đông lạnh

18.343

24.498

-25,12

Tổng nhập khẩu  tôm

1.238.478

1.260.943

-1,78

Nhập khẩu cá thịt trắng của Tây Ban Nha năm 2018

Nhập khẩu cá thịt trắng của Tây Ban Nha năm 2018

(Nguồn: ITC, GT: nghìn USD)

Nguồn cung

2018

2017

Tăng, giảm (%)

Namibia

191.139

162.548

17,59

Pháp

112.299

108.980

3,05

Hà Lan

73.217

44.000

66,40

Nam Phi

64.834

49.994

29,68

Trung Quốc

58.868

58.657

0,36

Chilê

55.360

41.822

32,37

Vương quốc Anh

45.986

48.827

-5,82

Ai-xơ-len

37.114

35.131

5,64

Argentina

34.576

43.255

-20,06

Đan mạch

32.762

24.049

36,23

Mỹ

29.560

28.531

3,61

Liên bang Nga

20.847

41.726

-50,04

Đức

19.876

14.182

40,15

Việt Nam

18.057

17.070

5,78

Thụy Điển

13.117

4.107

219,38

Bồ Đào Nha

12.249

8.772

39,64

New Zealand

5.547

2.933

89,12

Quần đảo Falkland

4.948

5.055

-2,12

Ai-len

3.968

5.407

-26,61

TG

852.400

783.243

8,83

 

Sản phẩm cá thịt trắng NK vào Tây Ban Nha năm 2018

(Nguồn: ITC, GT: nghìn USD)

Mã HS

Sản phẩm

2018

2017

Tăng, giảm (%)

030474

Cá hake phi lê đông lạnh

283.102

246.465

14,86

030254

Cá hake ướp lạnh/tươi

198.246

200.227

-0,99

030471

Cá cod phi lê đông lạnh

160.148

147.209

8,79

030366

Cá hake đông lạnh

80.817

60.786

32,95

030363

Cá cod đông lạnh

36.227

36.408

-0,50

030251

Cá cod ướp lạnh/tươi

29.429

30.301

-2,88

030462

Phi lê cá catfish đông lạnh

18.516

18.001

2,86

030494

Cá pollock Alaska, bao gồm thịt cá xay (Trừ philê)

15.188

14.175

7,15

030475

Phi lê cá pollock Alaska đông lạnh

15.059

12.512

20,36

030461

Cá rô phi phi lê đông lạnh

10.556

12.741

-17,15

030271

Cá rô phi ướp lạnh/tươi

1.976

1.805

9,47

030432

Philê cá catfish ướp lạnh/tươi

834

742

12,40

030323

Cá rô phi đông lạnh

462

264

75,00

030451

Cá rô phi cắt miếng ướp lạnh/tươi

402

145

177,24

030252

Cá haddock ướp lạnh/tươi

270

212

27,36

030493

Cá rô phi đông lạnh

252

352

-28,41

030472

Cá haddock phi lê đông lạnh

240

423

-43,26

030431

Cá rô phi phi lê ướp lạnh/tươi

216

185

16,76

030255

Cá pollack Alaska ướp lạnh/tươi

200

116

72,41

030272

Cá catfish ướp lạnh/tươi

99

6

1550,00

030367

Cá pollack Alaska đông lạnh

86

136

-36,76

030364

Cá haddock đông lạnh

54

9

500,00

030324

Cá catfish đông lạnh

21

23

-8,70

               Tổng cá thịt trắng

852.400

783.243

8,83


 TT TT CN & TM

Tin liên quan

Tin mới nhất

Xuất khẩu cá ngừ hồi phục tại thị trường Mỹ(04/04/2024 9:21 SA)

Thị trường cung cấp thủy sản cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:14 SA)

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023(22/01/2024 8:25 SA)