44 người đang online
°

Xuất nhập khẩu 13/8/2019

Đăng ngày 13 - 08 - 2019
Lượt xem: 72
100%

Kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan đạt 407,66 triệu USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2018. Nhập từ Trung Quốc 220,13 triệu USD, tăng 53,8%.

 

Kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan đạt 407,66 triệu USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2018. Nhập từ Trung Quốc 220,13 triệu USD, tăng 53,8%.

Xuất khẩu nông sản sang Đức giảm về kim ngạch so với quý II năm 2018

Quý II năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Đức đạt 321,94 triệu USD, giảm 5,86% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm đáng kể là mặt hàng chè và cà phê.

Trong nhóm hàng nông sản (gồm chè, hàng rau quả, bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc, hạt tiêu, hạt điều, cà phê) thì cà phê chiếm kim ngạch cao nhất, ứng với kim ngạch quý II đạt 214,40 triệu USD, chiếm 66,59%. Hạt điều đứng thứ hai về kim ngạch, ứng với 63,64 triệu USD, tăng 20,48% so với quý II năm 2018, chiếm 19,77% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Đức. Hạt tiêu là mặt hàng lớn thứ ba về kim ngạch, chiếm 6,40%, ứng với 20,62 triệu USD, tăng 7,89% so với cùng kỳ năm ngoái.

Khi Hiệp định EVFTA được thực thi, với mức tăng trưởng xuất khẩu lên đến 10%/năm, nông sản xuất khẩu của Việt Nam được kỳ vọng sẽ bứt phá trong thời gian tới. Trước đây, nông sản Việt Nam khi xuất khẩu sang EU bị đánh thuế 14% thì khi EVFTA được thực thi, mức thuế này sẽ là 0%.

Ngoài ra, người tiêu dùng Đức thích các loại trái cây rời hơn là đóng gói, và xu hướng dùng thực phẩm hữu cơ đang rất phổ biến ở Đức. Ngoài các luật quy định chung của EU thì luật của Đức nghiêm ngặt hơn, chú trọng đến ba tiêu chuẩn: chất lượng, vệ sinh sản phẩm và trách nhiệm xã hội.

 

Rau quả nhập khẩu về Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 tăng gần 35%

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2019 kim ngạch nhập rau quả cả nước đạt 990,23 triệu USD (tương đương 22.775 tỷ đồng), tăng 34,6% so với cùng kỳ năm trước.

Rau quả Trung Quốc, Thái Lan vẫn ồ ạt vào Việt Nam dù giữa mùa cao điểm hoa trái Việt. Bình quân, mỗi ngày người Việt bỏ ra hơn 127 tỷ đồng để mua và sử dụng các loại rau củ quả nhập khẩu. Hiện, rau quả nhập khẩu nhiều nhất từ Thái Lan và Trung Quốc với kim ngạch đạt hơn 627,79 triệu USD, chiếm 63,4% tổng kim ngạch nhập khẩu rau quả của cả nước.

Kim ngạch nhập khẩu rau quả từ Thái Lan đạt 407,66 triệu USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2018. Nhập từ Trung Quốc 220,13 triệu USD, tăng 53,8%.

Rau quả nhập khẩu từ thị trường Mỹ 6 tháng đầu năm nay cũng tăng mạnh 70% so với cùng kỳ năm trước, đạt 116,37 triệu USD; nhập khẩu từ Australia tăng 38,4%, đạt 57,64 triệu USD.

Theo thống kê của Cục Thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), chủng loại rau củ quả nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan về Việt Nam có nhiều chủng loại tương tự với sản phẩm trong nước. Từ Thái Lan, chủ yếu là hoa quả như xoài, chôm chôm, thanh long, mít, sầu giêng, nhãn. Từ Trung Quốc loại rau được nhập vào nhiều hơn như bắp cải, cà rốt, su hào, súp lơ, khoai tây; các loại hoa quả đầu mùa là mận, táo, lê, dưa vàng, lựu, nho và quýt siêu ngọt.

Hiện những sản phẩm nhập khẩu theo nhiều cách khác nhau, từ Thái Lan chủ yếu qua đường vận chuyển chính ngạch từ các doanh nghiệp phân phối Thái có mặt tại Việt Nam ở các siêu thị, trung tâm thương mại. Ngoài ra, hiện lượng lớn rau quả Thái đã len lỏi ra các chợ truyền thống, chợ vỉa hè, với giá bán nhiều loại rẻ hơn rau quả cùng loại tại Việt Nam.

Đường đi của rau quả Trung Quốc phần lớn là tiểu ngạch, bán đổ sang các chợ đầu mối và được thương lái Việt Nam xé lẻ về các chợ nhỏ lẻ. Hiện, hoa quả Trung Quốc xuất hiện hầu khắp các chợ Việt, len lỏi đến các vùng nông thôn và có giá rẻ.

Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT, các loại hoa quả từ Trung Quốc và Thái Lan nhập về Việt Nam đều là những giống cây trồng và sinh trưởng tốt tại Việt Nam, các sản phẩm nhập ngoại tràn vào không chỉ siêu thị mà các chợ nhỏ lẻ cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt.

Trong khi hàng rau quả Thái Lan không phải chịu thuế nhập vào Việt Nam qua đường chính ngạch, thì rau củ quả Trung Quốc nhập vào Việt Nam chủ yếu bằng đường tiểu ngạch từ các thương nhân với nhau do đó phần lớn không thu được thuế và không quản lý được mức giá, ngoài các loại táo, nho, lê, dưa...từ Trung Quốc về Việt Nam quanh năm, thì các loại đào đào lông, đào trơn, đào tiên, đào mỏ quạ... cũng đang đổ về, phủ sóng khắp các chợ.

 Nhập khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2019

ĐVT: USD

Thị trường

Tháng 6/2019

+/- so với tháng 5/2019 (%)*

6 tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ năm trước (%)*

Tổng kim ngạch NK

147.496.622

-23,52

990.228.881

34,57

Thái Lan

39.099.553

-40,75

407.655.813

22,31

Trung Quốc

45.176.943

-4,92

220.134.602

53,8

M ỹ

21.162.229

-11,96

116.367.699

70,01

Australia

9.400.361

-39,42

57.639.767

38,38

Myanmar

4.465.091

-25,2

29.799.619

79,13

New Zealand

8.280.009

-15,68

26.263.898

22,88

Campuchia

4.158.434

-20,09

24.302.980

 

Nam Phi

1.619.183

-22,96

17.788.568

36,21

Ấn Độ

3.530.695

56,87

13.768.953

6,22

Hàn Quốc

1.020.402

-31,05

13.184.687

8,32

Lào

1.510.066

-19,28

6.423.386

 

Chile

1.760.004

-44,1

6.042.150

12,97

Canada

228.958

0,73

3.785.395

 

Israel

350.569

-20,83

2.719.388

170,98

Brazil

344.793

-4,47

2.027.970

-22,78

Malaysia

414.029

166,41

1.478.846

-8,04

Tin liên quan

Tin mới nhất

Xuất khẩu cá ngừ hồi phục tại thị trường Mỹ(04/04/2024 9:21 SA)

Thị trường cung cấp thủy sản cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:14 SA)

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023(22/01/2024 8:25 SA)