45 người đang online
°

Brazil là thị trường chủ đạo cung cấp ngô cho Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023, chiếm trên 48,2% trong tổng lượng và chiếm 47,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 1,35 triệu tấn, tương đương gần 452,08 triệu USD, giá 334,2 USD/tấn

Đăng ngày 29 - 05 - 2023
Lượt xem: 64
100%

Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt gần 2,81 triệu tấn, trị giá gần 950,49 triệu USD, giá trung bình 338,3 USD/tấn, tăng 9,3% về lượng, tăng 11,6% kim ngạch và tăng 2,1% về giá so với 4 tháng đầu năm 2022.

 

Nhập khẩu ngô 4 tháng đầu năm 2023 tăng cả lượng và kim ngạch

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt gần 2,81 triệu tấn, trị giá gần 950,49 triệu USD, giá trung bình 338,3 USD/tấn, tăng 9,3% về lượng, tăng 11,6% kim ngạch và tăng 2,1% về giá so với 4 tháng đầu năm 2022.

Trong đó, riêng tháng 4/2023 đạt 622.063 tấn, tương đương 212,02 triệu USD, giá trung bình 340,8 USD/tấn, giảm gần 19% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 3/2023, giá tăng nhẹ 0,3%; so với tháng 4/2022 thì tăng 28,8% về lượng, tăng 21,8% về kim ngạch nhưng giảm 5,4% về giá.

Brazil là thị trường chủ đạo cung cấp ngô cho Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023, chiếm trên 48,2% trong tổng lượng và chiếm 47,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 1,35 triệu tấn, tương đương gần 452,08 triệu USD, giá 334,2 USD/tấn, tăng mạnh 317,5% về lượng, tăng 333,6% kim ngạch và tăng 3,9% về giá so với 4 tháng đầu năm 2022; riêng tháng 4/2023 đạt 139.294 tấn, tương đương 47,39 triệu USD, giá 340.2 USD/tấn, giảm mạnh 64,6% về lượng và giảm 64% kim ngạch so với tháng 3/2023, nhưng giá tăng nhẹ 1,5%; so với tháng 4/2022 thì tăng mạnh 832,7% về lượng, tăng 812% về kim ngạch, nhưng giá giảm 2,2%.

Thị trường lớn thứ 2 là Achentina, trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt 682.552 tấn, tương đương 230,82 triệu USD, giá 338,2 USD/tấn, chiếm trên 24% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm 45,2% về lượng, giảm 44,7% về kim ngạch nhưng giá tăng nhẹ 0,9% so với 4 tháng đầu năm 2022.

Tiếp đến thị trường Ấn Độ 4 tháng đầu năm 2023 đạt 584.847 tấn, tương đương 192,35 triệu USD, giá 328,9 USD/tấn, chiếm trên 20% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, tăng 15,6 % về lượng, tăng 23% về kim ngạch, giá tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu ngô 4 tháng đầu năm 2023

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 15/5/2023 của TCHQ)

 

 

Các thị trường chủ yếu cung cấp phân bón cho Việt Nam 4 tháng năm 2023

4 tháng đầu năm 2023 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt 908.999 tấn, trị giá trên 338,23 triệu USD, giá trung bình đạt 372 USD/tấn.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 4/2023 cả nước nhập khẩu 307.869 tấn phân bón, tương đương 109,78 triệu USD, giá trung bình 356,6 USD/tấn, tăng 5,7% về lượng, giảm 3% kim ngạch và giảm 8,2% về giá so với tháng 3/2023. So với tháng 4/2022 thì giảm cả về lượng, kim ngạch và giá với mức giảm tương ứng 5,2%, 29,3% và 25,5%.

Trong tháng 4/2023 nhập khẩu phân bón từ thị trường chủ đạo Trung Quốc tăng 23% về lượng, tăng 16,8% kim ngạch, nhưng giảm 5% về giá so với tháng 3/2023, đạt 176.995 tấn, tương đương 58,44 triệu USD, giá 330,2 USD/tấn; So với tháng 4/2022 thì tăng 12,7% về lượng, nhưng giảm 8% kim ngạch và giảm 18,4% về giá. Nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc tháng 4/2023 tăng rất mạnh 96,4% về lượng, tăng 83,2% kim ngạch nhưng giảm 6,7% về giá so với tháng 3/2023, đạt 11.151 tấn, tương đương trên 5,83 triệu USD, giá 523 USD/tấn; so với tháng 4/2022 thì giảm mạnh 34,4% về lượng, giảm 47,4% kim ngạch và giảm 19,8% về giá.

Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2023 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt 908.999 tấn, trị giá trên 338,23 triệu USD, giá trung bình đạt 372 USD/tấn, giảm 27,4% về khối lượng, giảm 43,2% về kim ngach và giảm 21,7% về giá so với 4 tháng đầu năm 2022. Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 52,7% trong tổng lượng và chiếm 49% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 479.063 tấn, tương đương 165,93 triệu USD, giá trung bình 346,4 USD/tấn, giảm 7,6% về lượng, giảm 20% về kim ngạch và giảm 13,6% về giá so với 4 tháng đầu năm 2022.

Tiếp đến thị trường Hàn Quốc đứng thứ 2, chiếm 4,6% trong tổng lượng và chiếm 7,3% trong tổng kim ngạch, với 42.108 tấn, tương đương 24,58 triệu USD, giá trung bình 583,7 USD/tấn, giảm 25,3% về lượng, giảm 27% về kim ngạch và giảm 2,3% về giá so với 4 tháng đầu năm 2022.

Nhập khẩu phân bón từ thị trường Đông Nam Á đạt 119.623 tấn, tương đương 50,26 triệu USD, giảm 2,6% về lượng, giảm 33% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 13,2% trong tổng lượng và chiếm 14,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Phân bón nhập khẩu từ thị trường FTA RCEP đạt 744.754 tấn, tương đương 251,8 triệu USD, giảm 11,6% về lượng, giảm 27,2% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 81,9% trong tổng lượng và chiếm 74,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Nhập khẩu phân bón từ thị trường FTA CPTTP đạt 122.681 tấn, tương đương 19,2 triệu USD, giảm 46% về lượng, giảm 77% kim ngạch so với cùng kỳ, chiếm 13,5% trong tổng lượng và chiếm 5,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước.

Nhìn chung, trong 4 tháng đầu năm 2023 nhập khẩu phân bón từ đa số các thị trường giảm cả về khối lượng và kim ngạch so với 4 tháng đầu năm 2022.

Nhập khẩu phân bón 4 tháng đầu năm 2023

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 15/5/2023 của TCHQ)

 

 

 

Thị trường xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2023

4 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu nhóm hàng thủy sản đạt trên 2,57 tỷ USD, giảm 29,6% so với 4 tháng đầu năm 2022.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng thủy sản tháng 4/2023 giảm nhẹ 3,1% so với tháng 3/2023 và giảm mạnh 34,3% so với tháng 4/2022, đạt trên 743,06 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu nhóm hàng này đạt trên 2,57 tỷ USD, giảm 29,6% so với 4 tháng đầu năm 2022. Riêng xuất khẩu thủy sản của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm 10,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 268,79 triệu USD, giảm 8,2%.

Thủy sản xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Nhật Bản chiếm 17,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt trên 443,85 triệu USD, giảm 9,5% so với 4 tháng đầu năm 2022; trong đó riêng tháng 4/2023 đạt gần 121,79 triệu USD, giảm 10,2% so với tháng 3/2023 và giảm 14,8% so với tháng 4/2022.

Đứng thứ 2 về kim ngạch là thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng 16%, đạt gần 411,68 triệu USD, giảm mạnh 51,6%; riêng tháng 4/2023 xuất khẩu sang thị trường này đạt 128,65 triệu USD, tăng nhẹ 0,1% so với tháng 3/2023 nhưng giảm mạnh 53,3% so với tháng 4/2022.

Tiếp đến thị trường Trung Quốc trong tháng 4/2023 tăng 11,4% so với tháng 3/2023 nhưng giảm 40,4% so với tháng 4/2022, đạt trên 125,55 triệu USD; cộng chung cả 4 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu sang thị trường này giảm 32% so với 4 tháng đầu năm 2022, đạt trên 363,18 triệu USD, chiếm 14,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường FTA RCEP 4 tháng đầu năm 2023 giảm 20% so với 4 tháng đầu năm 2022, đạt trên 1,35 tỷ USD, chiếm 52,5% trong tổng kim ngạch; Xuất khẩu sang thị trường FTA CPTTP giảm 22,2%, đạt trên 704,19 triệu USD, chiếm 27,4%. Xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á chiếm 8,4% trong tổng kim ngạch, đạt trên 215,11 triệu USD, giảm 10,5%.

Xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2023

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 15/5/2023 của TCHQ)

ĐVT: USD

 

 

 

Xuất khẩu thịt cừu của Australia tăng mạnh

Trong tháng 4/2023 xuất khẩu thịt cừu của Australia vẫn tăng mạnh mặc dù số ngày làm việc giảm, do có nhiều ngày nghỉ lễ.

Xuất khẩu thịt cừu non (Lamb) của Australia tháng 4/2023 đạt 22,22 nghìn tấn, tăng 2% so với tháng 4/2022; trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc, Trung Đông và các nước Bắc Phi (MENA), Hàn Quốc tăng mạnh, nhưng xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh. Xuất khẩu thịt cừu loại trưởng thành (mutton) trong tháng 4/2023 đạt 15,77 nghìn tấn, tăng 48% so với tháng 4/2022, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc, Đông Nam Á và Trung Đông và các nước Bắc Phi (MENA) tăng, bù đắp cho sự sụt giảm ở Mỹ.

Mặc dù lượng thịt cừu xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều nhất, nhưng xuất khẩu sang Mexico đạt mức tăng mạnh nhất 992% so với cùng kỳ lên 524 tấn, khiến Mexico trở thành thị trường xuất khẩu thịt cừu lớn thứ tám của Australia trong tháng 4/2023.

Tại Ailen, trong tuần đầu tháng 5/2023, giá thịt cừu ổn định tại một số nơi, nhưng tại cửa hàng Kildare Chilling tăng 10c/kg, trong khi các nhà chế biến khác lại giảm. Sản lượng cừu của Ailen giảm do thời tiết khắc nghiệt trong tháng Ba và tháng Tư. Hơn nữa, trong khi nguồn cung cấp cừu giống của Ailen ổn định, thì nguồn cung cấp cừu non của Ailen rất khan hiếm và dự kiến sẽ tiếp tục khan hiếm trong vài tuần tới do thời tiết ẩm ướt kéo dài có tác động tiêu cực đến sự phát triển của đàn cừu non trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 4.

Tại Pháp, các cửa hàng thịt cừu đã giảm lượng mua thịt cừu do thời tiết được dự báo sẽ có mưa trong tuần tới. Trên thị trường, nguồn cung thịt cừu vẫn hạn chế, trong khi giá đang ở mức hợp lý.

 TT TT Cn & TM

Tin liên quan

Xuất nhập khẩu và tiêu thụ thịt lợn tại Mexico năm 2023(08/03/2024 10:07 SA)

Xuất khẩu gạo 8 tháng đạt cao nhất từ trước đến nay(18/09/2023 8:41 SA)

rung Quốc chính thức chấp nhận các điều khoản vào ngày 27/6 /2023, trong khi Nhật Bản chấp nhận...(18/09/2023 8:37 SA)

Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan giảm, gạo Việt Nam tăng tiế(18/09/2023 8:28 SA)

EU quy định bắt buộc kiểm tra tại cửa khẩu nhiều mặt hàng thịt, sữa, mỳ pasta, rau.... Các sản...(18/09/2023 8:25 SA)

Tin mới nhất

Xuất nhập khẩu và tiêu thụ thịt lợn tại Mexico năm 2023(08/03/2024 10:07 SA)

Xuất khẩu gạo 8 tháng đạt cao nhất từ trước đến nay(18/09/2023 8:41 SA)

rung Quốc chính thức chấp nhận các điều khoản vào ngày 27/6 /2023, trong khi Nhật Bản chấp nhận...(18/09/2023 8:37 SA)

Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan giảm, gạo Việt Nam tăng tiế(18/09/2023 8:28 SA)

EU quy định bắt buộc kiểm tra tại cửa khẩu nhiều mặt hàng thịt, sữa, mỳ pasta, rau.... Các sản...(18/09/2023 8:25 SA)