17 người đang online
°

FAO ngày 5/5/2023, sản lượng ngũ cốc thế giới niên vụ 2022/23 tăng 7,7 triệu tấn so với dự báo trong tháng 4/2023 và đạt mức 2.785 triệu tấn, nhưng vẫn thấp hơn 1% so với niên vụ trước

Đăng ngày 17 - 05 - 2023
Lượt xem: 58
100%

Việc điều chỉnh tăng sản lượng lúa mì ở Kazakhstan, đã đẩy sản lượng lúa mì toàn cầu lần đầu tiên vượt mức 800 triệu tấn. Sản lượng ngũ cốc thô thế giới cũng được nâng dự báo, do vụ thu hoạch dự kiến ở Ấn Độ tăng do năng suất và diện tích gieo trồng tăng, nhưng vẫn giảm 2,8% so với niên vụ trước

 

Dự báo xuất khẩu ngũ cốc thế giới niên vụ 2022/23 giảm 2,2%

Xuất khẩu ngũ cốc thế giới niên vụ 2022/23 được dự báo ở mức 472 triệu tấn, giảm 2,2% so với mức kỷ lục của niên vụ 2021/22.

 

Theo dự báo mới nhất của FAO ngày 5/5/2023, sản lượng ngũ cốc thế giới niên vụ 2022/23 tăng 7,7 triệu tấn so với dự báo trong tháng 4/2023 và đạt mức 2.785 triệu tấn, nhưng vẫn thấp hơn 1% so với niên vụ trước .

Việc điều chỉnh tăng sản lượng lúa mì ở Kazakhstan, đã đẩy sản lượng lúa mì toàn cầu lần đầu tiên vượt mức 800 triệu tấn. Sản lượng ngũ cốc thô thế giới cũng được nâng dự báo, do vụ thu hoạch dự kiến ở Ấn Độ tăng do năng suất và diện tích gieo trồng tăng, nhưng vẫn giảm 2,8% so với niên vụ trước. Dự báo của FAO về sản lượng gạo thế giới niên vụ 2022/23 cũng tăng nhẹ lên 516,7 triệu tấn, nhưng vẫn giảm 1,8% so với mức kỷ lục 526 triệu tấn của niên vụ 2021/22, chủ yếu do sản lượng của Myanmar tăng. Tuy nhiên, kết thúc niên vụ 2022/23 sản lượng gạo của Myanmar giảm mạnh do chi phí đầu vào tăng cao. Sản lượng gạo ở các nước Colombia, Ghana và Peru tăng, điều này vượt xa sự điều chỉnh giảm nhẹ sản lượng của Philippines.

Dự báo tiêu thụ ngũ cốc thế giới niên vụ 2022/23 đạt mức 2.780 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so với dự báo trong tháng 4/2023, nhưng vẫn giảm 0,7% so với niên vụ 2021/22. Việc điều chỉnh tăng trong tháng này chủ yếu bắt nguồn từ mức tăng 1,4 triệu tấn trong dự báo tiêu thụ lúa mì toàn cầu, hiện được chốt ở mức 782 triệu tấn, tăng 1% so với niên vụ 2021/22. Mức tiêu thụ lúa mì ở Ấn Độ tăng, sau khi chính phủ giải phóng kho dự trữ và việc sử dụng lúa mì làm thức ăn gia súc tăng mạnh ở Liên minh châu Âu, là những động lực chính làm tăng tiêu thụ lúa mì toàn cầu. Với việc sử dụng ngô và hạt bo bo làm thức ăn chăn nuôi, FAO dự báo tổng lượng tiêu thụ ngũ cốc thô cho niên vụ 2022/23 đã giảm 0,9 triệu tấn, xuống còn 1.478 triệu tấn, giảm 1,8% so với niên vụ 2021/22. Ngược lại, việc tăng dự báo tiêu thụ gạo thêm 0,7 triệu tấn đã củng cố thêm kỳ vọng rằng mức tiêu thụ gạo toàn cầu trong niên vụ 2022/23 sẽ vẫn gần với mức cao kỷ lục trong niên vụ 2021/22, đạt khoảng 520,6 triệu tấn.

Dự báo của FAO về dự trữ ngũ cốc thế giới vào cuối vụ mùa năm 2023 là 855 triệu tấn, tăng 4,9 triệu tấn so với dự báo trong tháng trước, nhưng vẫn giảm 0,2% so với mức đầu mùa vụ. Dựa trên những dự báo mới nhất, tỷ lệ sử dụng ngũ cốc/dự trữ toàn cầu niên vụ 2022/23 sẽ ở mức 29,8%, giảm nhẹ so với mức 30,8% trong niên vụ 2021/22, nhưng vẫn cho thấy nguồn cung tương đối thoải mái trên toàn cầu. Điều chỉnh tăng dự trữ lúa mì của Kazakhstan do sản lượng cao đã bù đắp cho điều chỉnh giảm đối với dự trữ lúa mì ở Liên bang Nga, giữ cho dự trữ lúa mì toàn cầu được dự báo gần như không thay đổi trong tháng này ở mức 310 triệu tấn, tăng 5,2% so với mức đầu mùa vụ. Ngược lại, dự trữ ngũ cốc thô thế giới vẫn được dự báo sẽ giảm 3,8% so với mức đầu mùa vụ, xuống còn 351 triệu tấn, mặc dù đã điều chỉnh tăng 4,5 triệu tấn trong tháng này. Các ước tính tăng về cả dự trữ ngô và dự trữ lúa mạch là nguyên nhân dẫn đến sự điều chỉnh tăng dự trữ ngũ cốc thô trong tháng này, chủ yếu bao gồm dự trữ ngô tăng ở Ấn Độ (do sản lượng tăng), Liên minh Châu Âu (do nhập khẩu tăng) và Hàn Quốc (do điều chỉnh mức cung cầu) và dự trữ lúa mạch tăng ở Trung Quốc (do nhập khẩu tăng). Dự báo của FAO về dự trữ gạo thế giới vào cuối niên vụ 2022/23 được chốt ở mức 194,4 triệu tấn, giảm 1,3% so với mức kỷ lục đầu mùa vụ và chỉ thay đổi nhẹ so với dự báo hồi tháng 4/2023. Các nước nhập khẩu được dự đoán sẽ giảm lượng nhập khẩu, trong khi các nước xuất khẩu, việc dự trữ ở Thái Lan và đặc biệt là Ấn Độ có thể giúp bù đắp cho sự sụt giảm dự kiến ở hầu hết các nước xuất khẩu gạo khác.

Xuất khẩu ngũ cốc thế giới niên vụ 2022/23 được dự báo ở mức 472 triệu tấn, tăng 2,6 triệu tấn so với dự báo trong tháng 4/2023 nhưng vẫn giảm 2,2% so với mức kỷ lục của niên vụ 2021/22. Dự báo xuất khẩu lúa mì toàn cầu niên vụ 2022/23 (tháng 7/tháng 6) đạt mức kỷ lục 200 triệu tấn, tăng 2,3% so với niên vụ 2021/22, chủ yếu do xuất khẩu tăng hơn dự đoán ở Liên bang Nga, quốc gia đã duy trì tốc độ xuất khẩu mạnh mẽ trong những tháng gần đây nhờ nguồn cung lớn và giá cả cạnh tranh, trong khi mức nhập khẩu tăng mạnh chủ yếu từ Liên minh châu Âu và Trung Quốc (cả hai đều chủ yếu nhập khẩu ngũ cốc để chế biến thức ăn chăn nuôi). Mức tăng xuất khẩu của các nước này vượt trội so với mức giảm xuất khẩu dự kiến từ Ấn Độ và nhập khẩu giảm của Bangladesh và Ai Cập. Dự báo của FAO về xuất khẩu ngũ cốc thô toàn cầu trong niên vụ 2022/23 (tháng 7/tháng 6) tăng 1,3 triệu tấn, chủ yếu do xuất khẩu ngô của Ukraine tăng, trong khi nhu cầu từ EU tăng. Tuy nhiên, xuất khẩu ngũ cốc thô toàn cầu trong niên vụ 2022/23 vẫn được dự báo sẽ giảm 5,5% so với niên vụ 2021/22, với sự sụt giảm đối với tất cả các loại ngũ cốc thô chính. Xuất khẩu gạo thế giới niên vụ 2023 (từ tháng 1 đến tháng 12) hiện đạt 53,6 triệu tấn, giảm 4,4% so với mức kỷ lục niên vụ 2022, nhưng vẫn tăng 0,5 triệu tấn so với dự báo hồi tháng 4/2023, phần lớn là do nhu cầu tiêu thụ nội địa ở Philippines tăng và nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như tái xuất khẩu ở Việt Nam duy trì ở mức cao sẽ giữ mức nhập khẩu của cả hai nước này ở mức tương đối cao.

Dự báo mới nhất của FAO về sản lượng lúa mì thế giới năm 2023 hầu như không thay đổi so với dự báo trong tháng 4/2023 ở mức 785 triệu tấn, lượng tiêu thụ lúa mì trên thế giới năm 2023 được coi là lớn thứ hai trong lịch sử. Ở châu Âu, lượng mưa đáng kể trên hầu hết các quốc gia trong tháng 4/2023 đã làm tăng độ ẩm của đất và sẽ tăng năng suất của vụ lúa mì năm 2023. Do đó, dự báo sản lượng lúa mì của EU tăng nhẹ lên 139,5 triệu tấn, nhưng dự báo sản lượng chung vẫn bị hạn chế do ảnh hưởng của tình trạng thiếu hụt lượng mưa ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Ở Liên bang Nga, thời tiết nhìn chung vẫn thuận lợi lượng mưa phân bố đều. Tuy nhiên, dựa trên dự kiến giảm tổng diện tích gieo trồng lúa mì, sản lượng vẫn cố định ở mức khoảng 83 triệu tấn trong năm 2023, giảm so với mức kỷ lục năm 2022. Ở Ukraine, mặc dù điều kiện thuận lợi cho gieo trồng lúa mì, nhưng tác động lớn của xung đột với Nga, hiện đã bước sang năm thứ hai, dẫn đến diện tích lúa mì giảm mạnh và sản lượng năm 2023 được dự đoán sẽ thấp hơn nhiều so với mức trung bình 5 năm. Tại Vương quốc Anh và Bắc Ireland, điều kiện thu hoạch lúa mì thuận lợi và diện tích tăng so với cùng kỳ năm trước, sản lượng năm 2023 sẽ tăng mạnh. Tại Mỹ, lượng mưa ít làm thiệt hại mùa màng, tăng nguy cơ bỏ hoang và năng suất giảm, sản lượng hiện vẫn được chốt ở mức 51 triệu tấn, chủ yếu do diện tích trồng trọt tăng. Tại Ấn Độ, bất chấp những tác động bất lợi của sóng nhiệt và bão gây ra một số vụ mất mùa cục bộ, vụ thu hoạch lúa mì được dự báo sẽ vượt mức trung bình 5 năm, chủ yếu do diện tích trồng gần mức kỷ lục. Sản lượng ở Pakistan vẫn được cố định trên mức trung bình 5 năm. Tại các quốc gia Cận Đông Á, dự báo sản lượng lúa mì năm 2023 ở Türkiye giảm nhẹ, do động đất. Ở Bắc Phi, hạn hán đã làm giảm năng suất lúa mì ở Algeria, Tunisia và Maroc và dự báo thu hoạch dưới mức trung bình trong năm 2023.

Ở Nam bán cầu, điều kiện khô hạn kéo dài và các đợt nắng nóng ở Achentina đã làm giảm năng suất ngô của những vụ trồng muộn và tổng sản lượng của nước này năm 2023 được dự báo sẽ giảm xuống mức dưới trung bình. Tại Brazil, diện tích trồng ngô cao chưa từng có và thời tiết nhìn chung thuận lợi, với sản lượng dự kiến đạt mức cao kỷ lục trong năm 2023. Tại Nam Phi, thời tiết thuận lợi thúc đẩy năng suất và sản lượng được dự báo sẽ đạt mức cao thứ hai từ trước tới nay.

 

Xuất khẩu thủy sản tháng 4/2023 tiếp tục giảm 28%

Xuất khẩu (XK) thủy sản tháng 4/2023 tiếp tục sụt giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022, chỉ đạt 810 triệu USD. 

Doanh nghiệp thủy sản vẫn bị áp lực nặng nề vì thị trường tiêu thụ lao dốc, giá XK sụt giảm mạnh trong khi sản xuất, chế biến trong nước bị gánh nặng chi phí sản xuất tăng cao, nhất là thức ăn, con giống và các chi phí cơ bản khác. Tính đến hết tháng 4/2023, XK thủy sản đạt trên 2,6 tỷ USD, thấp hơn 31% so với cùng kỳ năm 2022.

Thị trường Mỹ ngày càng lún sâu vào tình trạng giá thực phẩm tăng, tiêu thụ giảm. Các gia đình Mỹ đã quá “ngao ngán” với thực trạng giá thực phẩm lên quá cao. Giờ đây, người dân Mỹ đã tính tới việc cắt giảm chi tiêu cả những mặt hàng giá trị thấp, họ mua ít hàng tạp hóa không thiết yếu hơn, mua số lượng lớn và các sản phẩm không có thương hiệu và tập trung vào các mặt hàng chủ lực. Một số người thậm chí còn mua và ăn ít hơn. Người tiêu dùng đang tìm cách chỉ chi tiêu cho những hàng hóa mà họ thực sự cần.

Tình trạng đó khiến cho XK thủy sản của Việt Nam sang Mỹ duy trì mức giảm sâu 51% trong tháng 4, khiến Mỹ rớt xuống vị trí thứ 3 trong các thị trường NK thủy sản, sau Nhật Bản và Trung Quốc. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2023, XK thủy sản sang Mỹ ước đạt 418 triệu USD, giảm trên 57% so với cùng kỳ.

XK sang Trung Quốc dù có tín hiệu tốt hơn, nhưng vẫn chưa ghi nhận được tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân chính: XK cá tra sang thị trường này chưa hồi phục vì giá trung bình XK giảm. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ của thị trường này hồi phục chậm hơn so với dự đoán. Tính đến hết tháng 4, XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc ước đạt 435 triệu USD, giảm 37%.

Mở cửa sau Covid, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn trầm lắng và lợi nhuận công nghiệp sụt giảm sâu, nền kinh tế phải đối mặt với những cơn gió ngược liên tục, khiến khả năng phục hồi chậm và không có dấu hiệu bền vững. Chính sản xuất nội địa của Trung Quốc cũng đang khó khăn vì chi tiêu của khách hàng yếu hơn dự kiến.

Hai thị trường lớn đều sụt giảm nên XK cá tra bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến doanh số chỉ đạt chưa đầy 600 triệu USD trong 4 tháng đầu năm nay, giảm 46% so với cùng kỳ năm 2022.

XK tôm cũng bị tác động mạnh bởi sụt giảm sang thị trường tiêu thụ lớn nhất là Mỹ. Tính đến hết tháng 4, giá trị XK tôm đạt trên 891 triệu USD, giảm 44%.

Trong số các mặt hàng hải sản XK, có mực và một số loài cá biển khác (trừ cá ngừ) có chiều hướng tích cực hơn trong tháng 4. Theo đó, XK các loài cá biển khác tăng 9%, XK mực, bạch tuộc tăng 3%. Trong khi đó, XK cá ngừ vẫn giảm 36%, các loài hải sản khác đều sụt giảm với tỷ lệ 2 con số.

Hai thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản đều có giá trị NK thủy sản Việt Nam thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng mức độ sụt giảm ít hơn so với Mỹ, Trung Quốc. XK tôm sang những thị trường này giảm được bù đắp bằng doanh thu từ hoạt động gia công chế biến XK các mặt hàng hải sản cho các nhà chế biến, kinh doanh hải sản nước ngoài.

Từ đầu năm tới nay, các DN Việt Nam đã tích cực tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế tại Mỹ, EU, Nhật Bản cũng như các chương trình giao thương trong nước, hy vọng sẽ tăng thêm các kết nối và thu hút được các bạn hàng nhiều hơn trong thời gian tới và từ đó, kim ngạch XK thủy sản sẽ hồi phục dần. Tuy nhiên, ngành thủy sản đang trông chờ một bệ đỡ để trụ vững trong năm 2023 và có đà hồi phục trở lại khi thị trường tiêu thụ tốt hơn.

Ước XK thủy sản 4 tháng đầu năm 2023 (triệu USD)

Sản phẩm

T4/2023

Tăng, giảm (%)

T1-T4/2023

Tăng, giảm (%)

Tôm

291,836

-34,0

891,789

-44,1

Cá tra

176,117

-43,2

598,034

-46,0

Cá ngừ

69,402

-36,0

249,780

-40,2

Mực, BT

58,459

2,9

196,805

-17,7

Nhuyễn thểcó vỏ

9,401

-37,0

42,117

-20,9

Nhuyễn thể khác

0,103

-85,7

1,599

-33,5

Cua ghẹ và giáp xác khác

10,120

-41,2

39,817

-47,6

Cá các loại khác

194,568

9,0

622,039

-9,0

Tổng

810,005

-28,2

2.641,979

-36,7

 TT TT CN & TM

Tin liên quan

Xuất nhập khẩu và tiêu thụ thịt lợn tại Mexico năm 2023(08/03/2024 10:07 SA)

Xuất khẩu gạo 8 tháng đạt cao nhất từ trước đến nay(18/09/2023 8:41 SA)

rung Quốc chính thức chấp nhận các điều khoản vào ngày 27/6 /2023, trong khi Nhật Bản chấp nhận...(18/09/2023 8:37 SA)

Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan giảm, gạo Việt Nam tăng tiế(18/09/2023 8:28 SA)

EU quy định bắt buộc kiểm tra tại cửa khẩu nhiều mặt hàng thịt, sữa, mỳ pasta, rau.... Các sản...(18/09/2023 8:25 SA)

Tin mới nhất

Xuất nhập khẩu và tiêu thụ thịt lợn tại Mexico năm 2023(08/03/2024 10:07 SA)

Xuất khẩu gạo 8 tháng đạt cao nhất từ trước đến nay(18/09/2023 8:41 SA)

rung Quốc chính thức chấp nhận các điều khoản vào ngày 27/6 /2023, trong khi Nhật Bản chấp nhận...(18/09/2023 8:37 SA)

Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan giảm, gạo Việt Nam tăng tiế(18/09/2023 8:28 SA)

EU quy định bắt buộc kiểm tra tại cửa khẩu nhiều mặt hàng thịt, sữa, mỳ pasta, rau.... Các sản...(18/09/2023 8:25 SA)