4 người đang online
°

Doanh nghiệp cần biết 27/10/2017

Đăng ngày 27 - 10 - 2017
Lượt xem: 44
100%

Oran là cảng biển lớn thứ 2 của Algeria, nằm ở tỉnh Oran, cách thủ đô Alger khoảng 500 km.

 

Oran là cảng biển lớn thứ 2 của Algeria, nằm ở tỉnh Oran, cách thủ đô Alger khoảng 500 km.

Phân tích thị trường thủy sản Hàn Quốc

Nhu cầu của người tiêu dùng Hàn Quốc ngày càng cao về độ tươi của sản phẩm, nguồn gốc, vị, giá cả thấp và an toàn thực phẩm, đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng quyết định mua hàng. Mặc dù khan hiếm về nguồn hải sản, sản lượng thủy sản dự kiến không tăng trong tương lai gần, nhưng tiêu thụ thủy sản tiếp tục tăng do người tiêu dùng cho rằng thủy sản là nguồn cung cấp protein lành mạnh.

I. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG

Năm 2016, nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc đạt 4.5 tỷ USD, tăng 6.2% từ mức 4.24 tỷ USD năm 2015. Nước cung cấp lớn nhất cho thị trường này năm 2016 là Trung Quốc kim ngạch 1.2 tỷ USD, theo sau là Nga 698 triệu USD, Việt Nam 615 triệu USD, NaUy 299 triệu USD và Hoa Kỳ 227 triệu USD.

10 nước xuất khẩu lớn nhất vào Hàn Quốc

STT

Nước xuất khẩu

Giá trị (triệu USD)

1

Trung Quốc

1200

2

Nga

698

3

Việt Nam

615

4

Na Uy

299

5

Hoa Kỳ

227

6

Thái Lan

147

7

Nhật Bản

142

8

Hong Kong

100

9

Đài Loan

100

10

Peru

89

 

10 nước xuất khẩu lớn nhất chiếm tới 80% tổng giá trị nhập khẩu của Hàn Quốc năm 2016.

Các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất về lượng gồm: Cá Minh Thái Alaska (Alaska Pollack Fish), Surimi cá Minh Thái Alaska (Alaska Pollack Surimi), cá trình nhỏ (Sand Lance, Mực), Cá thu, Cá thu đao (Saury), Bạch tuộc (Poulp Squid), nghêu (Baby Clam), cá Hồng Mỹ (Yellow Corbina), Cá bơn đông lạnh, cá hố (Hair Tail), cá Monkfish và bạch tuộc (Webfoot Octopus).

Các mặt hàng nhập khẩu nhiều nhất về giá trị gồm: Tôm (Shrimp & Prawn), Cá Minh Thái Alaska (Alaska Pollack Fish), Các loại surimi cá khác, Bạch tuộc đông lạnh/bạch tuộc sống (Poulp Squid), Cá hồi Đại tây dương, Cua sống (King Crab), Cá hố đông lạnh (Hair Tail), Cá hồng Mỹ đông lạnh (Yellow Corbina), Bạch tuộc đông lạnh (Webfoot Octopus), giống cá trình nước ngoài (Glass Eel), cua tuyết sống (Snow Crab), cá Minh Thái khô (Alaska Pollack), Mực đông lạnh và tôm hùm sống.

II. NGUỒN CUNG, NHU CẦU

1. Nguồn cung

Sản lượng thủy sản của Hàn Quốc năm 2016 giảm nhẹ xuống 3.26 triệu tấn, giảm 2.2% so với mức 3.33 triệu tấn năm 2015. Sản lượng ở vùng nước liền kề giảm 13.4% so với năm 2015 và sản lượng ở vùng nước xa bờ giảm 21.3%. Tuy nhiên sản lượng từ các vùng nuôi trồng thủy sản ở vùng nước biển nông (ngành có sản lượng lớn nhất) và vùng nước nội thủy (vùng nước trong nội địa - ngành có sản lượng nhỏ nhất) tăng lần lượt 11.4% và 6%, giúp duy trì sản lượng thủy sản nói chung.

Sản lượng thủy sản ở vùng nước xa bờ liên tục giảm trong năm 2015 và 2016 đã được dự báo trước đó do sản lượng năm 2014 tăng bất thường vì đánh bắt mực tăng quá mạnh. Dự báo, sản lượng cá trong nước của Hàn Quốc sẽ không tăng nhiều trong tương lai do giamr nguồn cá từ các vùng nước liền kề và ảnh hưởng của việc bắt buộc thực hiện các điều luật thuộc Vùng kinh tế đặc quyền của các nước láng giềng. Những hạn chế đưa vào trong các hiệp định đánh bắt song phương và đa phương mà Hàn Quốc tham gia sẽ ảnh hưởng nhiều hơn tới tổng lượng thu hoạch. Thu hoạch từ các vùng nước gần bờ chủ yếu bao gồm: mực, cá thu, cá hồng mỹ, cá hố và cá trồng

Trước tình hình này, chính phủ Hàn Quốc đã nghiên cứu một cách nghiêm túc về việc nuôi trồng thủy sản, đồng thời xem xét đến việc mua hạn mức đánh bắt cá từ các nước khác, bao gồm Nga. Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực đẩy mạnh sản lượng thủy sản nuôi trồng tại các vùng nước biển nông. Bên cạnh đó cơ hội xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc, EU và Nhật Bản tăng lên nên việc chính phủ Hàn Quốc chú trọng vào thủy sản nuôi trồng tại các vùng nước biển nông dự báo tăng và sẽ đáp ứng kế hoạch xuất khẩu 10 tỷ USD hàng năm cho tới năm 2020.

Để bảo vệ các nhà sản xuất thủy sản nội địa khỏi sản phẩm nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc), chính phủ Hàn Quốc đã áp mức "thuế điều chỉnh" cao hơn từ 22-50% cho 9 loài cá không thuộc đối tượng ràng buộc thuế theo các hiệp định của WTO. Trước khi thực hiện thuế điều chỉnh, nhập khẩu 9 loại này là đối tượng chịu thuế từ 10-20%. Tuy nhiên, Hiệp định tự do thương mại Hàn Quốc - Trung Quốc thực hiện từ 20/12/2015, bắt đầu thúc đẩy sự gia tăng cạnh tranh giá cả và các chất lượng tốt của Trung Quốc xâm nhập nhiều vào thị trường Hàn Quốc.

Năm 2015, sản lượng thủy sản chế biến của Hàn Quốc là 1.83 triệu tấn, giảm 21.7% từ mức 2.34 triệu tấn năm 2014 do giảm nguồn cá. Tuy nhiên, theo giá trị, chỉ giảm 5.7% do tăng giá và tăng các sản phẩm giá trị gia tăng như các sản phẩm bánh cá, cá khô và thủy sản đóng hộp.

2. Nhu cầu

Nhu cầu của người tiêu dùng Hàn Quốc ngày càng cao về độ tươi của sản phẩm, nguồn gốc, vị, giá cả thấp và an toàn thực phẩm, đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng quyết định mua hàng. Mặc dù khan hiếm về nguồn hải sản, sản lượng thủy sản dự kiến không tăng trong tương lai gần, nhưng tiêu thụ thủy sản tiếp tục tăng do người tiêu dùng cho rằng thủy sản là nguồn cung cấp protein lành mạnh.

Theo báo cáo của Viện kinh tế nông thôn Hàn Quốc, tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người tại Hàn Quốc năm 2014 là 58.9kg (sản phẩm cá và các loài động vật có vỏ là 41.9kg và tảo là 17kg). Các loài thủy sản tiêu thụ bởi người Hàn Quốc gồm: cá trồng, cá thu, tôm, mực, cá ngừ, cá Minh Thái Alaska, cá hồng Mỹ, cá hố, cá bơn, cá monkfish, cá trình, cá quân và cá tuyết. Đây là kết quả của việc ngành thủy sản Hàn Quốc đã nỗ lực thay đổi quan điểm của người tiêu dùng về cá (được coi là thực phẩm thay thế có lợi cho sức khỏe hơn thịt đỏ). Đa dạng sản phẩm cá, cải tiến chất lượng và nâng cao công nghệ chế biến là những yếu tố chính trong việc tăng nhu cầu nội địa. Thêm vào đó, do thu nhập tăng và điều kiện sống được cải thiện, các nhà hàng thủy sản gia đình tăng nhanh tại Hàn Quốc. Các nhà hàng phổ biến gồm Todai, Ocean Seafood, Bono-Bono, Marisco, Makinochaya, Fisher’s Market, Sea-n-More, Seafood Blue, El Mareta, Cfood Kitchen, D’ Maris, Muscus, Viking’s Wharf và Soosa. Những nhà hàng này dùng cả thủy sản nhập khẩu và sản phẩm sản xuất trong nước.

Người Hàn Quốc ăn cá dưới nhiều hình thức tùy theo sở thích: cá tươi, cá ướp lạnh, cá đông lạnh. Một số loại được ăn sống ("Hoi" hay "Sashimi") và yêu cầu mức giá cao. Người Hàn Quốc cho rằng cá tươi có vị ngon hơn cá đông lạnh sau khi nấu. Theo đó, cá tươi và cá ướp lạnh thường có giá cao hơn cá đông lạnh.

Hiện tại, có ngày càng nhiều phụ nữ làm việc bên ngoài, nên nhuc ầu đối với các loại thực phẩm tiện lợi tăng lên. Người tiêu dùng Hàn Quốc ưa thích các loại thực phẩm đã nấu sơ, đã chế biến hoặc thực phẩm bảo quản có sẵn tại các siêu thị.

Năm 2013, tập đoàn CJ (Cheil Jedang) tung ra nhãn hiệu thủy sản đã chế biến mới có tên “Alaska Salmon”.  "Alaska Salmon" là sản phẩm đóng hộp sản xuất tại Thái Lan (OEM) sử dụng cá hồi tự nhiên từ Alaska, vùng đất nổi tiếng với nguồn nước sạch. Giá 1 hộp sản phẩm là 3,600 Won cho hộp 135gram (tương đương khoảng 13.4 USD 1 pound), mức giá đắt hơn 2 lần so với loại cá ngừ đóng hộp thông thường, nhưng sản phẩm 100% cá hồi thiên nhiên này tạo một thành công lớn trên thị trường với doanh thu 8.2 triệu USD trong năm đầu tiên, chiếm 86% thị phần.

Tương tự như thành công trong việc tung nhãn hiện “Alaska Salmon”, các nhà máy đồ hộp đối thủ cũng như “Dongwon” và “Sajo” cũng giới thiệu sản phẩm cá hồi đóng hộp nhằm chiếm thị phần của CJ. CJ vẫn là nhà cung cấp hàng đầu chiếm 60% thị phần năm 2014 và 2015, công ty này sau đó còng tiếp tục đưa ra các loại sản phẩm mới, doanh thu năm 2015 đạt 44.1 triệu USD.

Về nhập khẩu, Hàn Quốc nhập khẩu thủy sản từ hơn 100 nước trên thế giới nhưng 10 nước đứng đầu đã chiếm tới 80% thị phần. Việt Nam hiện là nước cung cấp lớn thứ 3 vào thị trường này.

Kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam trong 8 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu mặt hàng thủy hải sản Việt Nam sang Hàn Quốc đạt hơn 475 triệu USD, tăng hơn 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng chủ yếu nhập từ Việt Nam gồm: Tôm đông lạnh, thịt cá, bạch tuộc, mực, cua đông lạnh và các loại động vật thân mềm có vỏ.

Nhờ Hiệp định FTA giữa 2 nước có hiệu lực từ cuối năm 2015, có nhiều mặt hàng được ưu đãi thuế, trong đó các mặt hàng thủy sản nhận được nhiều ưu ái hơn. Các biện pháp xử lý các mặt hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm cũng linh hoạt hơn, nhưng ngày càng có nhiều công ty Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng và được phép xuất khẩu thủy sản vào Hàn Quốc. Dự báo trong thời gian tới, xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc tiếp tục thuận lợi.

Algeria siết chặt nhập khẩu hàng hóa

Ngày 24/9/2017, phát biểu trước báo giới, Giám đốc Sở thương mại tỉnh Oran cho biết, gần 12 tấn linh kiện điện thoại di động mới đây đã bị từ chối nhập khẩu vào cảng Oran.

Lô hàng này có giá trị 3,49 triệu đina Algeria (tương đương khoảng 32.000 USD) đến từ Trung Quốc đã bị cấm nhập khẩu vào cảng Oran vì lý do gian lận về chủng loại hàng hóa.

Cơ quan hải quan của cảng này cũng mới từ chối nhập khẩu 21 tấn cá đông lạnh trị giá 4,5 triệu Dina (40.800 USD) đến từ Việt Nam vì không tôn trọng các điều kiện về bảo quản khi sử dụng các chất phụ gia bị cấm (SIN 331: Citrate Monoacide Disodique và SIN 451 : Triphosphate de sodium et potassium). Một công-ten-nơ 20 tấn thịt đỏ trị giá 9,6 triệu Đina (87.300 USD) của Tây Ban Nha cũng không được thông quan vì lý do tương tự.

Cũng vẫn tại cảng Oran, trong tháng 8 vừa qua, Hải quan đã cấm nhập khẩu một lô hàng 11,7 tấn gồm các loại bàn để trong bếp và 14,7 tấn bàn gas đến từ Liên minh châu Âu vì ghi sai nhãn mác.

Oran là cảng biển lớn thứ 2 của Algeria, nằm ở tỉnh Oran, cách thủ đô Alger khoảng 500 km.

Mỹ chính thức nhập khẩu vú sữa của Việt Nam

Ngày 27/9, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ (APHIS, Bộ Nông nghiệp Mỹ) đã có văn bản gửi Cục bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) chính thức đồng ý cho phép Việt Nam được xuất khẩu quả vú sữa sang nước này. 

Việt Nam cũng là nước đầu tiên được phép xuất khẩu vú sữa sang Hoa Kỳ.

Đây là kết quả sau gần 10 năm phía Việt Nam gửi hồ sơ đăng ký xuất khẩu loại quả này và được phía Mỹ xem xét thông qua về điều kiện kiểm dịch thực vật. Như vậy đến nay, cùng với vải, nhãn, chôm chôm và thanh long, vú sữa là loại quả thứ năm của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục bảo vệ thực vật cho biết: Yêu cầu về điều kiện, quy trình kiểm dịch thực vật đối với quả vú sữa xuất khẩu sang Mỹ cũng tương tự như đối với các loại trái cây khác đã được xuất khẩu sang nước này trước đây, bao gồm việc phải có vùng trồng được cấp mã số và phải trải qua quá trình chiếu xạ trên cơ sở thống nhất giữa cơ quan kiểm dịch thực vật hai nước về bản đồ, liều lượng chiếu xạ (Bose mapping). Đối với các đối tượng dịch hại, phía Hoa Kỳ yêu cầu việc kiểm soát đối tượng dịch hại bắt buộc đối với 8 loại sâu hại, chủ yếu là các loại ruồi đục quả và rệp.

Ông Hoàng Trung cho biết thêm: Trong số 16 loại trái cây mà phía Việt Nam gửi hồ sơ đăng ký xuất khẩu sang Mỹ, vú sữa là một trong số những loại trái cây được các đối tác doanh nghiệp Mỹ đánh giá rất cao về chất lượng cũng như tính đặc sản riêng mà nhiều nước không có. Cùng với Mỹ, trước đây, vú sữa cũng là một trong những loại trái cây đã được Việt Nam gửi hồ sơ đàm phán để xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Mặc dù việc mở cửa cho trái cây này xuất khẩu sang Hàn Quốc chưa được chấp thuận, tuy nhiên đây là một trong những thuận lợi để có thể xúc tiến nhanh việc xuất khẩu vú sữa sang Mỹ, bởi trước đó đã xây dựng được các vùng trồng đáp ứng cơ bản điều kiện xuất khẩu. Vì vậy ngay sau khi nhận được thông báo từ phía Mỹ, hiện đã lập tức có khoảng 3 - 4 doanh nghiệp tại phía Nam đăng ký xuất khẩu. “Hôm nay (28/9), các doanh nghiệp cùng với cơ quan kiểm dịch thực vật của Cục bảo vệ thực vật ở TP.HCM sẽ về rà soát, đánh giá việc đáp ứng yêu cầu xuất khẩu của các vùng trồng vú sữa tại tỉnh Tiền Giang. Sau khi phối hợp với cơ quan kiểm dịch thực vật Hoa Kỳ và các doanh nghiệp xuất khẩu để xây dựng bản đồ liều lượng chiếu xạ (Bose mapping), việc xuất khẩu có thể sẽ được sớm tiến hành ngay trong năm 2017, bởi hiện đang bắt đầu vào mùa thu hoạch vú sữa”, ông Hoàng Trung tiết lộ.

Theo số liệu của Cục bảo vệ thực vật, thống kê sơ bộ hiên nay diện tích trồng cây vú sữa của nước ta đạt khoảng 5.000ha, trong đó tập trung chủ yếu tại các tỉnh ĐBSCL, nhiều nhất là Tiền Giang (3.100ha), Cần Thơ (1.200ha). Năng suất trái đạt khoảng 18 - 22 tấn/ha, tổng sản lượng hàng năm khoảng trên 60 nghìn tấn. Tuy nhiên, vú sữa lâu nay chủ yếu chỉ tiêu thụ nội địa hoặc một phần xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và ASEAN. Vì vậy, đây là lần đầu tiên một thị trường lớn, có yêu cầu phải đàm phán về điều kiện kiểm dịch thực vật khắt khe như Hoa Kỳ đồng ý cho phép nhập khẩu loại trái cây này.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thị trường xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2024(02/05/2024 10:35 SA)

Chính sách tiền tệ mới của Ai Cập tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam(04/04/2024 9:23 SA)

Vụ mía đường của Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng tốt hơn dự kiến(04/04/2024 9:22 SA)

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:08 SA)

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)