Xuất khẩu tôm Bangladesh đã giảm mạnh, từ khoảng 55.000 tấn vào năm 2016 xuống chỉ còn 25.000 tấn vào năm 2023.
Bangladesh: Xuất khẩu tôm khó khăn do thiếu nguồn cung
Xuất khẩu tôm Bangladesh đã giảm mạnh, từ khoảng 55.000 tấn vào năm 2016 xuống chỉ còn 25.000 tấn vào năm 2023.
Liên minh châu Âu (EU) chiếm 70% tổng khối lượng xuất khẩu tôm của Bangladesh, trong khi Vương quốc Anh chiếm 12% và Hoa Kỳ chiếm 6%. Bangladesh chủ yếu cung cấp tôm cho các cơ sở chế biến thực phẩm, nơi giá cả cạnh tranh là yếu tố quyết định. Vì thế, tôm Bangladesh thường bị gắn mác “giá rẻ” hơn là “chất lượng cao”. Điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh của tôm Bangladesh trên thị trường quốc tế.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung tôm là sự phát triển của thị trường trong nước. Theo các số liệu sản xuất chính thức, sản lượng tôm ở Bangladesh hiện tương đối ổn định, khoảng 135.000 tấn. Trong đó, có 70.000 tấn là tôm sú, 55.000 tấn là tôm nước ngọt và khoảng 10.000 tấn là tôm đánh bắt tự nhiên.
Thị trường trong nước hiện có khả năng tiêu thụ khoảng 50% sản lượng tôm sú, tương đương khoảng 35.000 tấn, con số này trước đây chủ yếu được xuất khẩu. Với 35.000 tấn tôm thu hoạch, sẽ tạo ra khoảng 20.000 – 25.000 tấn sản phẩm hoàn thiện. Nếu lượng tôm xuất khẩu chỉ đạt 17.500 tấn, thì mức tiêu thụ tôm sú trong nước thực tế có thể vượt quá 50% và thậm chí có thể lên tới 60 – 70%.
Brazil hưởng lợi từ lệnh hạn chế xuất khẩu đường của Ấn Độ
Theo Secex, xuất khẩu đường của Brazil đã đạt kỷ lục mới vào tháng 10/2024, vượt qua cả năm 2023. Sự gia tăng này diễn ra trong bối cảnh thị trường đường toàn cầu thắt chặt, vì Ấn Độ - quốc gia sản xuất lớn thứ hai thế giới sau Brazil, đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu làm tăng nhu cầu đối với đường của Brazil.
Công ty tư vấn Argus báo cáo rằng, lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ đã chuyển nhu cầu đường toàn cầu đáng kể sang các nhà máy đường của Brazil, vượt qua cả Trung Quốc. Trong khi đó, Ai Cập và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng đã tăng cường nhập khẩu.
Dữ liệu sơ bộ từ Secex cho thấy, Brazil đã xuất khẩu tổng cộng 31,7 triệu tấn đường tính đến tháng 10/2024. Khối lượng này đã vượt qua tổng khối lượng xuất khẩu 31,3 triệu tấn được ghi nhận trong năm 2023.
Xuất khẩu đường của Brazil tăng mạnh do được hỗ trợ từ lượng dự trữ dồi dào từ vụ thu hoạch kỷ lục của vụ trước. Theo Công ty Cung ứng Quốc gia Brazil (Conab), đợt tăng đột biến trong kim ngạch xuất khẩu này trùng với vụ mía sụt giảm trong năm nay so với vụ phá kỷ lục trước đó.
Ấn Độ, quốc gia tiêu thụ đường lớn nhất thế giới và là quốc gia sản xuất đường lớn thứ hai, đã áp đặt các hạn chế này sau khi mất mùa do thời tiết. Điều này khiến Brazil được hưởng lợi trong xuất khẩu đường, thậm chí tăng lượng hàng xuất khẩu sang cả Ấn Độ và các thị trường khác trước đây phụ thuộc vào đường của Ấn Độ.
Theo dữ liệu từ Argus và chính phủ Brazil, từ tháng 1 - tháng 9/2024, Brazil đã xuất khẩu 2,2 triệu tấn đường sang Ấn Độ, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước.
TT TT CN *&TM