10 người đang online
°

Việt Nam, Philippines sẽ có hiệp định liên Chính phủ về thương mại gạo

Đăng ngày 18 - 09 - 2023
Lượt xem: 136
100%

hủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân tình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Tổng thống Marcos Jr. Tổng thống Marcos khẳng định sẽ sớm sang thăm Việt Nam, gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam để tăng cường quan hệ song phương

 

Sáng 7/9, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan Jakarta, Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội kiến với Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân tình của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tới Tổng thống Marcos Jr. Tổng thống Marcos khẳng định sẽ sớm sang thăm Việt Nam, gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam để tăng cường quan hệ song phương.

Thủ tướng và Tổng thống Philippines bày tỏ vui mừng trước đà phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam-Philippines trên mọi lĩnh vực, khẳng định tầm quan trọng của quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam-Philippines đối với hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực; nhất trí tiếp tục phối hợp và ủng hộ lẫn nhau trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí cho rằng cần phát huy hơn nữa tính kết nối và bổ sung lẫn nhau của hai nền kinh tế; chú trọng thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác còn nhiều tiềm năng như nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dầu khí…; nghiên cứu mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới, như kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, đổi mới sáng tạo…

Hai nhà lãnh đạo ủng hộ thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nhân lực và lao động nhằm hỗ trợ phát triển nền kinh tế tri thức của hai nước. Hai bên cũng nhất trí sớm trao đổi và ký kết một hiệp định liên Chính phủ về hợp tác thương mại gạo để cùng nhau bảo đảm các mục tiêu về an ninh lương thực trước những biến động phức tạp của chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu thời gian qua.

Hai bên cũng trao đổi ý kiến về thúc đẩy hợp tác và phối hợp chặt chẽ về các vấn đề trên biển. Tổng thống Philippines khẳng định sẽ hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam trong việc tháo gỡ thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu.

 

EU đóng của một số ngư trường do trữ lượng suy giảm

Uỷ ban EC đã thông qua TAC đánh bắt năm 2024 cho Biển Baltic sau khi nhận được nhiều đánh giá khoa học cho thấy một số nghề cá đang ở trong “tình trạng không bền vững”.

Ủy ban đã đề xuất tổng sản lượng khai thác cho phép (TAC) và hạn ngạch đối với ba trong số 10 trữ lượng ở Biển Baltic: cá trích Riga, cá hồi Main Basin và cá hồi Vịnh Phần Lan.

TAC của cá trích Riga đã giảm 20% xuống còn 36.514 tấn; cá hồi lưu vực chính tăng 15% lên 53.967 tấn; và cá hồi vùng Vịnh tăng 7% lên 10.144 tấn.

Các nhà khoa học ước tính rằng quy mô trữ lượng cá trích vùng trung tâm Baltic đã ở mức xấp xỉ hoặc dưới mức tối thiểu kể từ đầu những năm 1990. Kích thước trữ lượng cá trích Bothnian giảm xuống dưới mức khỏe mạnh do số lượng cá non thấp hơn và kích thước cá trưởng thành nhỏ hơn. Do đó, Ủy ban đề xuất đóng cửa các hoạt động đánh bắt có mục tiêu đối với cả hai nguồn lợi và duy trì việc đóng cửa các hoạt động đánh bắt có mục tiêu đối với các nguồn lợi cá tuyết, cá trích phía Tây và cá hồi ở hầu hết lưu vực chính.

TAC đánh bắt không chủ đích sẽ bao gồm cá tuyết phía Tây, cá tuyết phía Đông, cá trích phía Tây, cá trích Bothnian và cá trích phía Trung, để cho phép các tàu khai thác cá chim hoặc cá trích.

Các đề xuất hạn ngạch còn lại (đối với cá tuyết phía Tây, cá tuyết phía Đông, cá trích phía Tây, cá trích Bothnian, cá trích miền Trung, cá trích và cá chim) sẽ được thiết lập ở giai đoạn sau.

Sự suy thoái hệ sinh thái Biển Baltic ảnh hưởng lớn đến trữ lượng cá và các chuỗi thức ăn phụ thuộc vào chúng. Tính cấp bách của việc hành động để giải quyết những thay đổi này ngày càng trở nên rõ ràng hơn mỗi năm. Ngư dân là những người đầu tiên phải đối mặt với hậu quả, hành động của EC nhằm phục hồi trữ lượng cá khoẻ mạnh và bảo vệ sinh kế của ngư dân. Ngoài ra, để cải thiện tình hình biển Baltic, EC sẽ mời tất cả các bộ trưởng môi trường và thuỷ sản của các quốc gia vùng biển Baltic tới tham dự hội nghị “Baltic của chúng ta” vào ngày 29/9 tại Palanga, Litva.

Ngành đánh bắt cá của Phần Lan cho biết kế hoạch của EU - chỉ cho phép đánh bắt chéo cá trích Baltic và cá trích Bothnian cùng với các loài cá khác và sẽ chấm dứt mọi hoạt động đánh bắt thương mại đối với loài này. Trong khi đó, cá trích chiếm 90% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Phần Lan.

Ủy ban EC đã trích dẫn lời khuyên từ ICES cho quyết định của mình, mặc dù cơ quan khoa học này đã đề xuất cắt giảm 39% hạn ngạch đối với cá trích Bothnian và 17% đối với cá trích vùng trung tâm Baltic so với mức của năm nay, thay vì lệnh cấm đánh bắt hiệu quả.

 

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị rà soát hành chính thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp với một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam

Ngày 11 tháng 9 năm 2023, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã đăng thông báo khởi xướng rà soát hành chính đối với một số sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá (CBPG)/chống trợ cấp (CTC), gồm:

1. Đinh thép (Steel Nails): Mã vụ việc: A-552-818 (CBPG), thời kỳ rà soát: 01/7/2022 - 30/6/2023. Mã vụ việc: C-552-819 (CTC), thời kỳ rà soát: 01/01/2022 - 31/12/2022.

2. Ống thép chịu lực không gỉ (Welded Stainless Pressure Pipe): Mã vụ việc: A-552-816 (CBPG); thời kỳ rà soát: 01/7/2022 - 30/6/2023.

3. Lốp xe tải hạng nhẹ (Passenger Vehicles & Light Trucks Tires ): Mã vụ việc: C-552-829 (CTC); thời kỳ rà soát: 01/01/2022 - 31/12/2022.

Theo quy định pháp luật của Hoa Kỳ, trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu có tên trong danh sách rà soát tại thông báo khởi xướng nhưng không có hoạt động xuất khẩu trong thời kỳ rà soát, doanh nghiệp phải thông báo cho DOC trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo khởi xướng rà soát (dự kiến đến ngày 11 tháng 10 năm 2023).

Theo quy định, trong vòng 35 ngày kể từ ngày đăng thông báo khởi xướng rà soát (dự kiến ngày 16 tháng 10 năm 2023), DOC sẽ tiến hành lựa chọn các doanh nghiệp làm bị đơn bắt buộc trong các vụ việc dựa trên lượng xuất khẩu của các doanh nghiệp từ cao tới thấp theo số liệu của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP). Ngoài ra, trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng thông báo khởi xướng, các bên có thể rút đơn yêu cầu rà soát của mình (dự kiến ngày 10 tháng 12 năm 2023).

Bên cạnh đó, đối với những quốc gia mà Hoa Kỳ coi là nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam, để có thể hưởng thuế suất riêng rẽ, doanh nghiệp phải nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo khởi xướng rà soát (dự kiến ngày 11 tháng 10 năm 2023). Trường hợp doanh nghiệp không nộp đơn xin hưởng thuế suất riêng rẽ và không được chọn làm bị đơn bắt buộc, doanh nghiệp có thể bị áp một mức thuế suất toàn quốc. 

DOC dự kiến ban hành kết luận rà soát muộn nhất vào ngày 31 tháng 7 năm 2024. Trong thời gian tới, DOC sẽ yêu cầu các bên cung cấp thông tin để chọn nước tính giá trị thay thế cho Việt Nam, ban hành bản câu hỏi Lượng và Giá trị và bản câu hỏi dành cho các bị đơn bắt buộc. 

Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp, Cục PVTM khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu sản phẩm liên quan tiếp tục cập nhật diễn biến vụ việc; thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của cơ quan điều tra Hoa Kỳ, phối hợp chặt chẽ với Cục PVTM trong suốt quá trình của vụ việc.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: Phòng Xử lý phòng vệ thương mại nước ngoài, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chuyên viên phụ trách: Hà Văn Hiếu, Điện thoại: 024.7303.7898 (máy lẻ 107), Email: hieuhv@moit.gov.vnngocny@moit.gov.vn.

 TT TT Cn& TM

Tin liên quan

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam(02/05/2024 10:47 SA)

Lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc(02/05/2024 10:39 SA)

Thông báo về việc hỗ trợ xây dựng Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đặc thù của tỉnh tại khu...(11/04/2024 2:19 CH)

ISO nâng gấp đôi dự báo về mức thiếu hụt đường thế giới vụ 2023/24(04/04/2024 9:23 SA)

Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam(04/04/2024 9:17 SA)

Tin mới nhất

Brazil là thị trường cung cấp ngô nhiều nhất cho Việt Nam(02/05/2024 10:47 SA)

Lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc(02/05/2024 10:39 SA)

Thông báo về việc hỗ trợ xây dựng Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đặc thù của tỉnh tại khu...(11/04/2024 2:19 CH)

ISO nâng gấp đôi dự báo về mức thiếu hụt đường thế giới vụ 2023/24(04/04/2024 9:23 SA)

Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam(04/04/2024 9:17 SA)