93 người đang online
°

Ấn Độ mở rộng hạn chế xuất khẩu gạo bằng việc áp thuế 20% đối với gạo đồ

Đăng ngày 18 - 09 - 2023
Lượt xem: 55
100%

Riêng trong tháng 6, XK giảm 14% về lượng và 24% về giá trị so với một năm trước đó. XK tôm đạt tổng cộng 65.887 tấn, trị giá 448 triệu USD, với giá trung bình giảm 12% xuống còn 6,80 USD/kg.

 

Ấn Độ mở rộng hạn chế xuất khẩu gạo bằng việc áp thuế 20% đối với gạo đồ

Ấn Độ hôm 25/8 thông báo đã áp dụng mức thuế 20% đối với xuất khẩu gạo đồ, một động thái có thể làm giảm hơn nữa lượng xuất khẩu từ nước xuất khẩu lớn nhất thế giới này và đẩy tăng hơn nữa giá gạo toàn cầu - hiện đang giao dịch gần mức cao nhất trong 12 năm.

Thông báo trên được Bộ Tài chính chia sẻ vào thứ Sáu, ngày 25 tháng 8, có hiệu lực ngay lập tức và sẽ được áp dụng cho đến ngày 16/10/2023.

Tuy nhiên, Chính phủ Ấn Độ cũng đã công bố biện pháp cứu trợ cho các trường hợp cụ thể. Các lô gạo đồ đang nằm tại cảng hải quan không có phê duyệt "lệnh xuất khẩu" (LEO) và được hỗ trợ bởi "thư tín dụng" (LC) hợp lệ nhưng được phát hành trước ngày 25 tháng 8 năm 2023 sẽ được miễn thuế xuất khẩu này.

Ngoài ra, Bộ trưởng Thực phẩm Sanjeev Chopra gần đây đã thông báo rằng Ấn Độ đã tung ra một lượng dự trữ bổ sung 200.000 tấn gạo ra thị trường để kiểm soát giá.

Tháng trước, Ấn Độ đã khiến các nhà nhập khẩu bất ngờ khi áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati – loại gạo được tiêu thụ rộng rãi. Trước đó, vào năm ngoái, nước này đã cấm xuất khẩu gạo tấm và lệnh cấm này vẫn đang có hiệu lực.

Reuters dẫn lời một đại lý gạo của một công ty thương mại toàn cầu - có trụ sở tại Mumbai - cho biết lệnh cấm đã thúc đẩy một số người mua tăng mua gạo đồ và nâng giá lên mức cao kỷ lục.

Đại lý này cho biết: “Với mức thuế này, gạo đồ Ấn Độ sẽ trở nên đắt đỏ tương đương gạo Thái Lan và Pakistan. Hiện nay người mua hầu như không có lựa chọn nào khác”.

Chỉ số giá gạo của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc trong tháng 7/2023 đã tăng lên mức cao nhất trong gần 12 năm do giá ở các nước xuất khẩu chính tăng vọt bởi nhu cầu mạnh mẽ sau khi Ấn Độ áp đặt các hạn chế xuất khẩu.

Ấn Độ chiếm hơn 40% xuất khẩu gạo thế giới và lượng gạo tồn kho thấp ở các nhà xuất khẩu khác có nghĩa là bất kỳ sự cắt giảm xuất khẩu nào từ Ấn Độ cũng có thể làm tăng giá lương thực - vốn đã tăng do cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vào năm ngoái và do thời tiết thất thường.

Một đại lý của một công ty thương mại toàn cầu- có trụ sở tại New Delhi - cho biết, Ấn Độ hiện đã áp đặt các hạn chế đối với tất cả các loại gạo non-basmati, loại gạo mà người tiêu dùng nghèo ở châu Phi và châu Á thường ưa thích và chiếm khoảng 1/4 tổng lượng gạo xuất khẩu của quốc gia Nam Á này.

Đại lý này cho biết: “Giá gạo toàn cầu đã bắt đầu chững lại trong vài ngày qua sau khi tăng hơn 25% do các hạn chế của Ấn Độ vào tháng trước. Tuy nhiên, giá dự kiến sẽ tăng trở lại”.

Việc hạn chế xuất khẩu các mặt hàng lương thực, thực phẩm gần đây cho thấy sự nhạy cảm của chính phủ Thủ tướng Narendra Modi đối với lạm phát lương thực trước cuộc tổng tuyển cử sắp diễn ra vào năm tới.

Được biết, Ấn Độ xuất khẩu 7,4 triệu tấn gạo đồ trong năm 2022.

Dữ liệu từ quý đầu tiên của năm tài chính hiện tại cho thấy xuất khẩu gạo trắng non-basmati tăng lên 15,54 nghìn tấn, tăng đáng kể so với mức 11,55 nghìn tấn được ghi nhận trong cùng kỳ năm ngoái. Sự gia tăng xuất khẩu này đóng một vai trò trong quyết định áp đặt các hạn chế nhằm kiềm chế giá cả leo thang của mặt hàng thực phẩm thiết yếu này.

Ấn Độ đang chứng kiến lạm phát giá tiêu dùng, hay còn gọi là giá bán lẻ tháng 7 tăng vọt, đạt mức cao nhất trong 15 tháng là 7,44%, so với 4,87% trong tháng 6, chủ yếu do giá thực phẩm tăng cao.

Sau khi hạn chế xuất khẩu gạo vào tháng 9 năm 2022, Chính quyền của ông Modi đã gia hạn lệnh cấm xuất khẩu lúa mì. Nước này cũng hạn chế xuất khẩu đường trong năm nay do năng suất mía giảm. Mới đây, Chính phủ Ấn Độ cũng áp dụng mức thuế xuất khẩu 40% đối với hành tây để tăng nguồn cung trong nước.

Số liệu thống kê hàng năm cho thấy Ấn Độ có vai trò quan trọng trên thị trường gạo toàn cầu. Xuất khẩu gạo basmati của nước này đạt 4,8 tỷ USD về giá trị và 4,56 triệu tấn về khối lượng trong giai đoạn 2022-2023. Đồng thời, xuất khẩu gạo non-basmati và gạo đồ lần lượt đạt 6,36 tỷ USD và 17,79 triệu tấn về giá trị và khối lượng trong năm tài chính trước đó.

Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp, sản lượng gạo của Ấn Độ ước tính tăng lên 135,54 triệu tấn trong niên vụ 2022-23 (tháng 7-tháng 6), tăng so với 129,47 triệu tấn của năm trước.

 

Ấn Độ có thể áp dụng giá sàn đối với gạo basmati xuất khẩu

Ấn Độ có thể đưa ra giá sàn đối với gạo basmati xuất khẩu, sau khi New Delhi vào tháng trước ra lệnh dừng xuất khẩu gạo trắng non-basmati, loại gạo nước này xuất khẩu nhiều nhất.

Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết Ấn Độ có thể ấn định giá sàn, hay còn gọi là giá xuất khẩu tối thiểu, đối với các lô hàng basmati ở mức 1.200 USD/tấn.

Họ cho biết, giá xuất khẩu tối thiểu sẽ giúp các cơ quan chức năng đảm bảo rằng gạo non-basmati không được xuất khẩu dưới dạng gạo basmati.

Ấn Độ và Pakistan độc quyền trồng gạo basmati thơm, cao cấp. Ấn Độ xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn gạo basmati tới các nước như Iran, Iraq, Yemen, Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Mỹ.

Tháng trước, Ấn Độ đã gây bất ngờ cho người mua khi áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati – loại được tiêu thụ rộng rãi - sau lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm vào năm ngoái.

 

Ấn Độ cho phép xuất khẩu các lô gạo trắng non-basmati bị kẹt tại cảng

Chính phủ Ấn Độ cuối ngày thứ Ba (29/8) thông báo cho phép các thương nhân vận chuyển các lô gạo trắng non-basmati đang bị tại cảng do lệnh cấm xuất khẩu đột ngột đốt với loại gạo này.

Hôm 20/7, Ấn Độ đã gây bất ngờ cho người mua khi cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati – loại gạo được tiêu thụ rộng rãi - để kiểm soát giá nội địa tăng cao. Động thái này diễn ra sau lệnh cấm xuất khẩu gạo tấm vào năm ngoái.

Lệnh cấm xuất khẩu đã khiến hàng nghìn tấn gạo trắng non-basmati bị mắc kẹt tại các cảng, khiến thương nhân đối mặt thiệt hại.

Tổng cục Ngoại thương (DGFT), một đơn vị của Bộ Thương mại Ấn Độ, trong công lệnh mới nhất cho biết họ sẽ cho phép vận chuyển hàng hóa bị mắc kẹt với điều kiện các thương nhân đã trả thuế xuất khẩu trước ngày 20 tháng 7, khi lệnh cấm được áp dụng.

Trước lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, hôm 20/7/2023, xuất khẩu loại gạo này ra nước ngoài bị đánh thuế 20%, đã áp dụng từ 9/8/2022.

Prem Garg, chủ tịch Liên đoàn các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ cho biết, sau lệnh của DGFT, khoảng 150.000 tấn gạo trắng non-basmati sẽ được vận chuyển ra khỏi nhiều cảng khác nhau.

Ông nói: “Ba tàu đã nằm yên tại cảng Kandla và rất nhiều container nằm ở các cảng khác nhau, gây ra nhiều khó khăn cho ngành lúa gạo”.

Ấn Độ, chiếm 40% lượng xuất khẩu gạo thế giới, bán gạo cho hơn 150 quốc gia, trong đó có một số nước nghèo và dễ bị tổn thương ở châu Phi và châu Á.

New Delhi đã xuất khẩu kỷ lục 22,2 triệu tấn gạo vào năm 2022

Sau khi cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, Ấn Độ hôm thứ Sáu (25/8) đã áp thuế 20% đối với các lô gạo đồ và đưa ra giá sàn cho việc bán gạo basmati ra nước ngoài, như một phần trong nỗ lực hạn chế giá trong nước.

Việc hạn chế xuất khẩu gạo của Ấn Độ đã gây áp lực lên giá gạo toàn cầu.

Ông Garg cho biết: “Việc cho phép hàng hóa bị mắc kẹt tại cảng sẽ không chỉ giúp ích cho các nhà cung cấp Ấn Độ mà còn giúp ích cho người tiêu dùng ở một số quốc gia đang gặp khó khăn nhất”.

Ông cho biết hầu hết số hàng bị mắc kẹt sẽ đến các nước Đông Phi và Tây Phi.

 

Giá trị xuất khẩu tôm Ấn Độ giảm 16% trong nửa đầu năm nay

Xuất khẩu tôm đông lạnh của Ấn Độ giảm trong nửa đầu năm 2023 do nhu cầu nhập khẩu suy yếu và chi phí tăng cao.

Theo dữ liệu thương mại do Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, xuất khẩu (XK) tôm Ấn Độ giảm 16% về giá trị xuống còn 2,27 tỷ USD mặc dù khối lượng chỉ giảm 3% xuống còn 323.680 tấn. Giá trị XK trung bình giảm 13% xuống còn 7 USD/kg. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản giảm do lạm phát toàn cầu làm giảm nhu cầu.

Riêng trong tháng 6, XK giảm 14% về lượng và 24% về giá trị so với một năm trước đó. XK tôm đạt tổng cộng 65.887 tấn, trị giá 448 triệu USD, với giá trung bình giảm 12% xuống còn 6,80 USD/kg.

XK sang Nhật Bản tăng 13% về khối lượng nhưng chỉ tăng 5% về giá trị do giá XK trung bình giảm 7% xuống còn 7,79 USD/kg. XK sang Mỹ giảm 7% trong nửa đầu năm xuống còn 129.830 tấn và giảm 20% về giá trị xuống còn 1,04 tỷ USD.

Trong tháng 6, xuất khẩu tăng 5% về lượng nhưng giảm 8% về giá trị. Giá trung bình tháng 6 giảm 13% xuống còn 7,91 USD/kg.

Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 6% trong nửa đầu năm nay xuống 64.804 tấn, trị giá 353 triệu USD, giảm 23%. XK trong tháng 6 giảm 33% về lượng và 48% về giá trị, với giá trung bình giảm 22% xuống còn 5,24 USD/kg.

Tình hình thị trường khó khăn ảnh hưởng đến doanh thu các nhà chế biến tôm Ấn Độ. Trong quý 2 năm nay, Coastal Corporation đã báo cáo doanh thu giảm 13,6% xuống còn 1 tỷ INR (12,0 triệu USD), giảm so với 1,16 tỷ INR của năm trước đó. Doanh Apex bị giảm 20,6% còn 2,54 tỷ INR, giảm từ 3,20 tỷ INR trong Q1 của năm tài chính 2022-2023. TT TT CN & TM

Tin liên quan

Việt Nam, Philippines sẽ có hiệp định liên Chính phủ về thương mại gạo(18/09/2023 8:44 SA)

Nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam giảm nhẹ trong tháng 7/2023(18/09/2023 8:42 SA)

Ấn Độ cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo tới 3 nước Bhutan, Singapore và Mauritius(18/09/2023 8:38 SA)

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng rà soát hành chính về thuế chống bán phá giá mật ong của...(18/09/2023 8:31 SA)

Dự báo sản xuất và xuất khẩu gia cầm, thịt lợn, trứng của Brazil năm 2023 tăng(18/09/2023 8:30 SA)

Tin mới nhất

Việt Nam, Philippines sẽ có hiệp định liên Chính phủ về thương mại gạo(18/09/2023 8:44 SA)

Nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam giảm nhẹ trong tháng 7/2023(18/09/2023 8:42 SA)

Ấn Độ cấp hạn ngạch xuất khẩu gạo tới 3 nước Bhutan, Singapore và Mauritius(18/09/2023 8:38 SA)

Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) khởi xướng rà soát hành chính về thuế chống bán phá giá mật ong của...(18/09/2023 8:31 SA)

Dự báo sản xuất và xuất khẩu gia cầm, thịt lợn, trứng của Brazil năm 2023 tăng(18/09/2023 8:30 SA)