89 người đang online
°

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành USMEF cho biết, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ tiếp tục tăng ở nhiều thị trường Tây bán cầu và các thị trường Châu Á Thái Bình Dương

Đăng ngày 29 - 05 - 2023
Lượt xem: 71
100%

USMEF công bố số liệu từ USDA, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ trong tháng 3/2023 đạt mức cao nhất kể từ tháng 5/2021, đạt 260.195 tấn, tăng 17% so với tháng 3/2022 và là khối lượng lớn thứ chín từ trước đến nay, giá trị xuất khẩu cũng lớn thứ chín với 724 triệu USD, tăng 18%.

 

Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ tháng 3/2023 đạt mức cao nhất trong gần 2 năm

USMEF công bố số liệu từ USDA, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ trong tháng 3/2023 đạt mức cao nhất kể từ tháng 5/2021, đạt 260.195 tấn, tăng 17% so với tháng 3/2022 và là khối lượng lớn thứ chín từ trước đến nay, giá trị xuất khẩu cũng lớn thứ chín với 724 triệu USD, tăng 18%. 

Tính chung trong quý I/2023, xuất khẩu thịt lợn đạt 716.691 tấn, trị giá 1,96 tỷ USD, tăng 14% về khối lượng và tăng 15% về kim ngạch so với quý I/2022.

Ông Dan Halstrom - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành USMEF cho biết, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ tiếp tục tăng ở nhiều thị trường Tây bán cầu và các thị trường Châu Á Thái Bình Dương. Với mức tiêu thụ trong khu vực phục hồi về bằng mức trước dịch COVID và thịt lợn của Mỹ có giá rất cạnh tranh so với sản phẩm châu Âu, do đó năm 2023 xuất khẩu thịt lợn của Mỹ rất có tiềm năng tăng trưởng trên diện rộng.

Tháng 3 xuất khẩu thịt lợn sang Mexico đạt 95.030 tấn, tăng 15% so với tháng 3/2022 và là tháng đạt mức cao thứ hai (sau tháng 1/2023), giá trị tăng 31% lên 195,7 triệu USD. Tính chung trong quý I/2023 xuất khẩu thịt lợn sang Mexico đã tăng 11% lên 270.056 tấn, trong khi giá trị tăng 34% lên 541,7 triệu USD. Thịt lợn Brazil đã được tiếp cận thị trường Mexico từ cuối năm 2022 với một lượng nhỏ, nhưng xuất khẩu tháng 2/2023 đã đạt 27 tấn và tháng 3/2023 đạt 189 tấn.

Xuất khẩu thịt lợn tháng 3 sang Cộng hòa Dominica đạt 13.181 tấn, tăng 87% so với tháng 3/2022 và phá vỡ kỷ lục trong tháng 2/2023 là 10.681 tấn. Giá trị xuất khẩu cũng đạt kỷ lục 33,6 triệu USD, tăng 88%. Với sự phục hồi nhanh chóng của ngành du lịch, nhu cầu bán lẻ mạnh mẽ, lợi thế thuế quan đáng kể so với các nhà cung cấp lớn khác và sản xuất trong nước vẫn còn hạn chế do dịch tả lợn châu Phi (ASF), xuất khẩu quý I/2023 sang Dominica đã tăng 72% so với tốc độ kỷ lục của năm ngoái lên 32.047 tấn , trong khi giá trị xuất khẩu tăng 87% lên 85,1 triệu USD. Xuất khẩu cũng có xu hướng tăng cao sang thị trường Bahamas, Quần đảo Leeward-Windward, Antilles thuộc Hà Lan và Quần đảo Cayman, đồng thời tăng trở lại sang Trinidad và Tobago, nâng khối lượng xuất khẩu trong quý I/2023 sang Caribe tăng 63% lên 36.598 tấn, trị giá 101,5 triệu USD (tăng 72%).

Với việc giảm thuế nhập khẩu và sản xuất tại thị trường Philippines vẫn đang khó khăn để phục hồi sau dịch ASF, do đó nhu cầu đối với thịt lợn Mỹ đang tăng. Xuất khẩu tháng 3 đạt 5.077 tấn là mức lớn nhất kể từ tháng 8/2022, tăng 65% so với tháng 3/2022, trị giá 9,6 triệu USD (tăng 42%). Xuất khẩu trong I/2023 sang Philippines đạt 11.769 tấn, tăng 49%, trong khi giá trị xuất khẩu tăng 43% lên 28,9 triệu USD.

Đối với khu vực ASEAN, xuất khẩu quý I/2023 tăng 49% về lượng (13.960 tấn) và 40% về giá trị (35,2 triệu USD). Xuất khẩu sang Malaysia đạt tốc độ kỷ lục 556 tấn, tăng so với chỉ 73 tấn trong quý I/2022, ttrong đó riêng tháng 3/2023 đạt kỷ lục 467 tấn do sản xuất của Malaysia cũng bị ảnh hưởng bởi dịch ASF và chi phí đầu vào cao.

Các thị trường xuất khẩu thịt lợn nổi bật khác của Mỹ trong quý I/2023 gồm: Xuất khẩu thịt lợn tháng 3 sang Hàn Quốc tăng 26% so với tháng 3/2022 lên 19.054 tấn, với giá trị tăng 14% lên 58,6 triệu USD, nâng khối lượng quý I/2023 tăng 3% so với quý I/2022, mặc dù giá trị vẫn giảm 7% xuống còn 143,4 triệu USD.

Sau khi có xu hướng giảm trong những năm gần đây, xuất khẩu thịt lợn sang Australia – thị trường trọng điểm đối với thịt mông và thăn không xương để chế biến – đã bắt đầu phục hồi vào năm 2023. Xuất khẩu trong quý I/2023 tăng 26% so với quý I/2022 cả về khối lượng (10.106 tấn) và giá trị (36 triệu USD).

Xuất khẩu thịt lợn sang Nhật Bản cũng tăng cao trong tháng 3, tăng 4% lên 33.297 tấn, mặc dù giá trị ggiarm nhẹ đạt mức 133,1 triệu USD. Trong quý I/2023, xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 1% về lượng (90.329 tấn) và giảm 8% về giá trị (362,8 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu sang Trung Quốc/Hồng Kông tiếp tục có xu hướng tăng cao so với cùng kỳ năm trước, với lượng hàng xuất khẩu trong quý I/2023 tăng 29% lên 134.881, trong khi giá trị xuất khẩu tăng 26% lên 352,2 triệu USD.

Nhu cầu đối với thịt lợn Mỹ cũng đang hồi phục tại thị trường Đài Loan, khối lượng quý I/2023 tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước, tăng 191% lên 1.492 tấn. Giá trị xuất khẩu tăng 275% lên 5,5 triệu USD.

Trung Quốc/Hồng Kông vẫn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của thịt lợn Mỹ, bên cạnh đó xuất khẩu quý I cũng tăng đáng kể sang Mexico, Philippines, Colombia, Cộng hòa Dominica, Honduras và Việt Nam, đạt 147.338 tấn, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước, giá trị tăng 23% lên 345,6 triệu USD.

 

Xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 4/2023 tăng kỷ lục 30,5%

Theo IPEA,  xuất khẩu thịt lợn của Brazil tháng 4/2023 đạt 249,40 triệu USD, tăng trưởng mạnh 30,5% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do nhu cầu thịt lợn trên thị trường thế giới tăng, và nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc tăng.

Xuất khẩu thịt lợn tăng trưởng không thể bù đắp được sự sụt giảm ở các loại thịt khác, xuất khẩu thịt bò giảm 43,8% so với cùng kỳ năm ngoái, xuất khẩu thịt gà giảm 2,9%

Nhu cầu ngày càng tăng từ Trung Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy xuất khẩu thịt lợn của Brazil. Ngoài ra, xuất khẩu thịt lợn của Brazil sang các nước khác cũng tăng trưởng cao như Indonesia, Bangladesh và Trung Quốc. Những yếu tố này đã góp phần củng cố ngành chăn nuôi lợn của Brazil và củng cố vị thế của nó trên thị trường quốc tế.

Hiệp hội Protein Thịt Brazil (ABPA) cho biết xuất khẩu thịt lợn của Brazil (gồm tất cả các sản phẩm tươi sống và chế biến) trong tháng 3/2023 đạt 106,9 nghìn tấn, tương đương 248,9 triệu USD, tăng 16,9% về khối lượng và tăng 30,8% về kim ngạch so với tháng 3/2022.

Tính chung cả quý I/2023, khối lượng thịt lợn xuất khẩu đạt 274,8 nghìn tấn, tương đương 646,3 triệu USD, tăng 15,7% về khối lượng và tăng 29,6% về kim ngạch so với quý I/2022. Trong đó, xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc 109,6 nghìn tấn, tăng 25,6%, xuất khẩu sang Chile 21,3 nghìn tấn (tăng 96,8%), Philippines 17,8 nghìn tấn (tăng 8%), Singapore 15,9 nghìn tấn (tăng 25,8%) và Nhật Bản 7,2 nghìn tấn (tăng 36,9%). Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, tháng 3/2023 Brazil đã lần đầu tiên xuất khẩu thịt lợn sang thị trường mới Mexico, với mức trên 100.000 tấn/tháng.

 

Yêu cầu mới của EU sẽ thay đổi cách các công ty thủy sản báo cáo các chỉ số bền vững

Chỉ thị Báo cáo Tính bền vững của Doanh nghiệp (CSRD) có hiệu lực tại EU từ tháng 1. Do đó, nhiều công ty thủy sản sẽ sớm được yêu cầu tăng phạm vi công bố thông tin về môi trường, xã hội và quản trị của họ.

Theo chỉ thị, các công ty được yêu cầu báo cáo là “các doanh nghiệp lớn”. Theo EU, doanh nghiệp lớn là công ty đạt ít nhất hai trong 3 tiêu chí: Bảng cân đối kế toán lớn hơn 20 triệu EUR (21,7 triệu USD), doanh thu ròng 40 triệu EUR (43,4 triệu USD) hoặc số lượng nhân viên bình quân đạt 250 người. Thông tin cụ thể các công ty phải báo cáo sẽ được mô tả trong những năm tới, nhưng trong số nhiều đề xuất có các yêu cầu báo cáo chuỗi giá trị có thể dẫn đến hiệu ứng dây chuyền,các công ty nhỏ hơn cũng phải được yêu cầu tiết lộ thông tin trong CSRD để kinh doanh với các công ty lớn hơn.

Theo Giám đốc Chiến lược và Phát triển bền vững của PwC Na Uy Inki Brow, các công ty thuỷ sản cần bắt đầu lập kế hoạch ngay bây giờ để tránh các vấn đề trong tương lai. Các đề xuất được thông qua sẽ làm bất kỳ công ty nào giao dịch với một công ty lớn hơn đều cần bắt đầu thu thập nhiều dữ liệu quan trọng liên quan đến khí hậu, bao gồm cả khí thải nhà kính. Nếu công ty thuỷ sản không thể cung cấp dữ liệu tác động khí hậu, phát triển bền vững, công ty có thể bị bỏ lại phía sau bởi những đối thủ. Mặc dù CSRD chủ yếu tập trung vào EU, nhưng ngành thủy sản toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng do các yêu cầu báo cáo về chuỗi giá trị.

Tin tốt là hầu hết các yêu cầu EU đã được xây dựng trên một khuôn khổ phù hợp với nhiều thông lệ trong ngành thủy sản về báo cáo bền vững. Nhiều công ty đã bắt đầu tổ chức báo cáo của họ theo các tiêu chuẩn này, sẽ chuẩn bị tốt hơn cho các yêu cầu mới. Các công ty thực hiện bất kỳ hoạt động kinh doanh nào với EU nên xem xét việc đưa tính bền vững trở thành một phần tích hợp trong chiến lược kinh doanh.

 

Hàng tồn kho tăng, xuất khẩu cá tra sang Mỹ giảm sâu

Mặc dù cá tra Việt Nam vẫn đang chiếm vị trí chủ đạo tại thị trường Mỹ nhưng cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn từ một số nước khác ở châu Á cũng đang phát triển nghề nuôi cá tra.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, giá trị XK cá tra Việt Nam sang Mỹ trong 3 tháng đầu năm 2023 chỉ đạt 58 triệu USD, giảm 64% so với cùng kỳ năm 2022 (160 triệu USD). Tỷ trọng XK giảm từ 24% năm 2022 xuống còn 14% trong quý đầu năm nay. Mỹ đứng ở vị trí thứ 2 về nhập khẩu cá tra Việt Nam sau Trung Quốc.

Tại Mỹ, lạm phát thủy sản vẫn thấp hơn so với nhiều sản phẩm khác, nhưng giá các mặt hàng thủy sản (trong đó có cá tra) tăng đáng kể tiếp tục ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

Theo phân tích của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản, năm 2022, XK cá tra Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng 45% đạt 537 triệu USD. Năm 2022, nhu cầu nhập khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ tăng cao nhờ Mỹ giảm NK cá thịt trắng từ Nga do cuộc chiến Nga - Ukraine.

Tuy nhiên đến đầu năm 2023, khối lượng và giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ giảm mạnh. Một trong những nguyên nhân là do lượng cá tra tồn kho ở Mỹ đến hết quý 3/2022 còn khá nhiều. Tuy nhiên, lượng tồn kho này đang có xu hướng giảm. Cùng với các yếu tố khác, nhiều khả năng, XK cá tra của Việt Nam sang Mỹ sẽ dần phục hồi trở lại từ quý 2/2023.

Mặc dù cá tra Việt Nam vẫn đang chiếm vị trí chủ đạo tại thị trường Mỹ nhưng cũng đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn từ một số nước khác ở châu Á cũng đang phát triển nghề nuôi cá tra.

Nhiều nhà bán lẻ, siêu thị ở Mỹ đang gia tăng quảng bá, bán các sản phẩm thủy sản hợp túi tiền, có khả năng bảo quản lâu sau khi nhận thấy sự thay đổi trong thói quen sử dụng thủy sản của người tiêu dùng tăng sử dụng thủy sản ở nhà để tiết kiệm thay vì đến các nhà hàng. Đây là cơ hội để cá tra Việt Nam thâm nhập trở lại thị trường này trong thời gian tới.

XK cá tra Việt Nam sang Mỹ được kỳ vọng vào sự hồi phục về nhu cầu và đơn hàng từ quý 2/2023. Kỳ vọng mặt hàng cá tra sẽ có cơ hội trước những điều chỉnh nhu cầu ở thị trường Mỹ cũng như những tín hiệu lạc quan hơn về tình hình lạm phát. TT TT Cn & TM

Tin liên quan

Chính sách tiền tệ mới của Ai Cập tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam(04/04/2024 9:23 SA)

Vụ mía đường của Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng tốt hơn dự kiến(04/04/2024 9:22 SA)

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:08 SA)

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)

Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2023 dự kiến đạt mức kỷ lục 2.836 triệu tấn(08/03/2024 10:17 SA)

Tin mới nhất

Chính sách tiền tệ mới của Ai Cập tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam(04/04/2024 9:23 SA)

Vụ mía đường của Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng tốt hơn dự kiến(04/04/2024 9:22 SA)

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:08 SA)

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)

Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2023 dự kiến đạt mức kỷ lục 2.836 triệu tấn(08/03/2024 10:17 SA)