10 người đang online
°

Top 5 địa phương NK nhiều nhất cá tra Việt Nam là Quảng Đông (chiếm 30%), Sơn Đông và Thượng Hải đều chiếm 12%, Thiên Tân và Trạm Giang đều chiếm 10%.

Đăng ngày 07 - 04 - 2023
Lượt xem: 110
100%

Trung Quốc NK cá tra qua vào 23 tỉnh thành của cả nước. Top 5 địa phương NK nhiều nhất cá tra Việt Nam là Quảng Đông (chiếm 30%), Sơn Đông và Thượng Hải đều chiếm 12%, Thiên Tân và Trạm Giang đều chiếm 10%.

 

Tháng 2/2023, nhiều thị trường tăng nhập khẩu cá tra

Trong bức tranh xuất khẩu (XK) thủy sản tháng 2/2023 với 610 triệu USD, cá tra đóng góp gần 26% với giá trị 156 triệu USD. So với cùng kỳ, dù XK cá tra vẫn thấp hơn 9%, nhưng bối cảnh lạm phát làm nhu cầu giảm và giá nhập khẩu (NK) giảm, thì doanh số của tháng 2 cũng là dấu hiệu tích cực.

Đặc biệt, có rất nhiều thị trường tăng mạnh NK cá tra trong tháng vừa qua. Trong đó, thị trường lớn nhất là Trung Quốc tăng 26% đã phản ánh xu thế tất yếu của thị trường sau khi dỡ bỏ chính sách zero Covid. Tính đến hết tháng 2, XK cá tra sang Trung Quốc đạt gần 73 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2022, do giảm mạnh trong tháng 1.

Trung Quốc NK cá tra qua vào 23 tỉnh thành của cả nước. Top 5 địa phương NK nhiều nhất cá tra Việt Nam là Quảng Đông (chiếm 30%), Sơn Đông và Thượng Hải đều chiếm 12%, Thiên Tân và Trạm Giang đều chiếm 10%.

Năm 2022, Trung Quốc đã NK trên 253 nghìn tấn cá tra của Việt Nam, tăng 71% so với năm 2021. Giá trung bình NK cá tra vào thị trường đạt 2,4 USD/kg, tăng 25%. Trong đó, giá NK cao nhất là ở Quảng Đông, Hồ Bắc, An Huy, đạt 2,6 – 2,7 USD/kg.

Ngoài Trung Quốc, XK cá tra sang nhiều thị trường khác trong tháng 2 có tăng trưởng 2 con số như: Anh tăng 79%, Colombia tăng 38%, Đức tăng 84%, Singapore tăng 60%, Bỉ tăng 90%...Và có một số thị trường đã tăng trưởng đột phá 3 con số, như Arập Xê út tăng 110%, Bồ Đào Nha tăng 228%, Iraq 322%...

Xu hướng ngược lại là XK vẫn giảm ở nhiều thị trường quan trọng như Mỹ giảm 59%, Brazil giảm 23%, Thái Lan giảm 29%, Mexico giảm 11%...

Do vậy, lũy kế XK cá tra 2 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng âm 38% và ghi nhận doanh số 240 triệu USD. Trong đó, chỉ có một số ít thị trường Anh, Đức, Singapore, Bồ Đào Nha duy trì được tăng trưởng dương từ 6-81%. Trong đó Đức đang có tín hiệu khả quan nhất, chiếm tới 2,6% XK cá tra, so với tỷ trọng 0,9% cùng kỳ năm ngoái.

XK cá tra trong thời gian tới chủ yếu kỳ vọng vào Trung Quốc, một số nước châu Âu như Anh, Đức, Bồ Đào Nha và các thị trường Trung Đông. Tuy nhiên, XK sẽ không thể bứt phá mạnh mẽ. Những tháng tới, nhu cầu NK có thể sẽ tăng so với đầu năm, nhờ các chương trình giao thương, xúc tiến thương mại như hội chợ, hội nghị sẽ thúc đẩy XK, nhưng giá XK sẽ không cao như năm 2022.

Tuy nhiên, cá tra sẽ vẫn là lựa chọn phù hợp cho người tiêu dùng nhiều nước trên thế giới trong giai đoạn năm 2023 còn nhiều khó khăn về kinh tế.

 

Indonesia nhập khẩu 2 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Thương mại Indonesia ngày 27/03/2023, nước này sẽ nhập khẩu 02 triệu tấn gạo dự trữ quốc gia trong năm 2023. Quyết định trên được đưa ra sau phiên họp do Tổng thống Joko Widodo chủ trì bàn thảo về đảm bảo lương thực, thực phẩm và công tác chuẩn bị cho kỳ nghỉ lễ hồi giáo Idul Fitri năm 1444H (2023).

Theo Chính phủ Indonesia, lượng gạo dự trữ quốc gia nhập khẩu sẽ được sử dụng vào chương trình bình ổn giá gạo, hỗ trợ gạo cho 21,53 triệu hộ nghèo và sử dụng cho các mục đích khác. Cơ quan hậu cần quốc gia-Preum Bulog tiếp tục được chỉ định là đầu mối nhập khẩu trong đó 500.000 tấn sẽ được thực hiện sớm nhất có thể.

Indonesia vừa qua đã quyết định gia tăng lượng gạo thu mua dự trữ lên 2,4 triệu tấn thay vì khoảng 1,2 triệu tấn như hiện nay nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Tình hình thu mua gạo dự trữ trong nước hiện đang gặp rất nhiều khó khăn mặc dù nước này đang ở vụ thu hoạch chính. Indonesia có kế hoạch thu mua 70% lượng gạo trong tổng số 2,4 triệu tấn trong vụ thu hoạch chính (từ tháng 02 đến tháng 04). Theo Cơ quan hậu cần quốc gia, cơ quan này mới chỉ thu mua được cho đến nay 60.000 tấn trong khi lượng gạo dự trữ hiện có trong kho (tính đến trước ngày 25/03/2023) chỉ còn vào khoảng 280 nghìn tấn. Các chuyên gia nhận định, sự khó khăn trong việc thu mua bắt nguồn từ việc nguồn cung nội địa khan hiếm do lượng lúa gạo thu hoạch thấp hơn dự kiến do ảnh hưởng của thời tiết mưa nhiều trong những tháng đầu năm 2023, sự thiếu chính xác về số liệu thống kê diện tích gieo trồng cũng như cơ chế thu mua do nhà nước ấn định giá bất cập, không theo cơ chế thị trường (cho dù vào ngày 11/3/2023 vừa qua, Indonesia đã tăng giá thu mua đối với thóc trực tiếp từ nông dân lên 5.000 Rp/kg từ mức 4,200 Rp/kg và ấn định giá bán lẻ gạo cao nhất (giá điều chỉnh tăng theo từng vùng, trong đó vùng có mức tăng thấp nhất đối với gạo phẩm cấp trung bình có mức giá mới là 10,900 Rp/kg so với mức 9,450 Rp/kg trước đó và giá gạo phẩm chất cao tăng lên 13,900 Rp/kg). Giá thu mua hiện nay của nhà nước thấp hơn giá thu mua của khu vực tư nhân và giá gạo bán lẻ thực tế tại các chợ truyền thống cao hơn giá bán lẻ cao nhất do nhà nước ấn định.

Giá gạo bán lẻ trên thị trường nội địa Indonesia trong tháng 03/2023 vẫn đang có xu hướng gia tăng. Theo thống kê của Trung tâm thông tin giá lương thực Indonesia, tính từ 01-20/3/2023, giá bán lẻ trung bình đối với gạo phẩm cấp thấp đã tăng thêm 150 Rp/kg tương đương 1,24% lên mức 12,250 Rp/kg; gạo phẩm cấp trung bình tăng thêm 50 rp/kg tương đương 0,38% lên mức 13.200 Rp/kg; gạo phẩm cấp cao ổn định ở mức 14.200-14.700 Rp/kg (tùy theo phẩm cấp). (Tỷ giá bình quân 1USD đổi 15.200 Rp)

Bộ Nông nghiệp Indonesia cho biết trong năm 2023 nước này phấn đấu đề ra mục tiêu sản xuất 54,5 triệu tấn thóc tương đương với 32,07 triệu tấn gạo tương đương với mục tiêu năm 2022. Indonesia hiện đang trong vụ thu hoạch lúa chính của cả năm. Theo Cơ quan thống kê Indonesia, sản lượng thóc thu hoạch của nước này trong từ tháng 01-04/2023 ước đạt 23,82 triệu tấn tương đương với 13,79 triệu tấn gạo, tăng 0,56% so với cùng kỳ năm 2022. Bộ Nông nghiệp Indonesia dự báo hiện tượng EL Nino có thể xảy ra gây hạn hán vào từ tháng 5-7/2023 vì vậy có khả năng sẽ ảnh hưởng tới diện tích và sản lượng ở vụ thu hoạch tháng 7&8/2023.

Để có thể cung ứng với số lượng gạo nhiều nhất cho đợt thu mua tới đây của Indonesia, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam đặc biệt là là các doanh nghiệp đã và đang cung cấp gạo dự trữ quốc gia cho Indonesia cần chủ động sớm tiếp cận Cơ quan dịch vụ hậu cần quốc gia Indonesia (Preum Bulog) để quảng bá sản phẩm của mình. 

 

Xuất khẩu thịt của Đức giảm 19,3% trong 5 năm qua

Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết, năm 2022 xuất khẩu thịt và các sản phẩm từ thịt của Đức đạt gần 2,9 triệu tấn, phần lớn được xuất khẩu sang các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), giảm 6,9% so với năm 2021. 

Xuất khẩu thịt đã giảm 19,3% trong 5 năm qua. Năm 2017, chỉ có dưới 3,6 triệu tấn thịt được xuất khẩu từ Đức.

Xuất khẩu thịt lợn của Đức giảm rõ rệt trong 5 năm qua. Năm 2022, thịt lợn (chỉ dưới 1,5 triệu tấn) chỉ chiếm hơn một nửa (50,5%) lượng thịt xuất khẩu các loại của Đức. Từ năm 2017 đến năm 2022, lượng thịt xuất khẩu chỉ giảm hơn 1/5 (-20,4%). Xuất khẩu thịt bò giảm 11,4% xuống chỉ còn hơn 254.000 tấn trong cùng kỳ. Lượng thịt gia cầm xuất khẩu khá ổn định (-0,2%) và chỉ đạt dưới 481.500 tấn. Một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu thịt giảm có lẽ là do hạn chế nhập khẩu ở các nước nhập khẩu như Trung Quốc. Năm 2017, có 9,7% tổng lượng thịt xuất khẩu của Đức sang thị trường Trung Quốc, trong khi năm 2022, tỷ lệ này chỉ là 0,1%. Chăn nuôi ở Đức cũng giảm.

Nhập khẩu thịt giảm 16% trong 5 năm qua

Năm 2022, nhập khẩu thịt vào thị trường Đức đạt 2 triệu tấn, chủ yếu từ các nước EU, giảm 4,5% so với năm 2021. Nhập khẩu thịt đã giảm 15,9% trong 5 năm qua. Năm 2017, Đức nhập khẩu 2,4 triệu tấn thịt. Thịt lợn nhập khẩu đã giảm 23,4% từ năm 2017 đến năm 2022. Năm 2022 khoảng 701.400 tấn thịt lợn đã được nhập khẩu. Nhập khẩu thịt bò giảm 12% xuống dưới 324.200 tấn. Lượng thịt gia cầm nhập khẩu giảm nhẹ hơn, từ gần 693.600 tấn năm 2017 xuống còn khoảng 657.600 tấn năm 2022 (-5,2%).

Sản xuất thịt đã giảm đáng kể

Sản lượng thịt ở Đức cũng đang giảm. Theo kết quả sơ bộ, sản lượng thịt của Đức năm 2022 đạt khoảng 7triệu tấn thịt, giảm 8,1% so với năm trước. Sản lượng thịt đã giảm 13,9% trong 5 năm qua. Năm 2017, sản lượng thịt các loại đạt gần 8,2 triệu tấn. Sản lượng thịt lợn nói riêng đang giảm: lượng thịt lợn sản xuất đã giảm 18,5% từ năm 2017 đến năm 2022 xuống chỉ còn dưới 4,5 triệu tấn. Số lượng lợn có nguồn gốc nước ngoài được giết mổ ở Đức cũng giảm 68,7%. Sản lượng thịt bò cũng giảm (-12,8%). Vào năm 2022, sản lượng thịt bò năm 2022 đạt khoảng 984.600 tấn. Ngược lại, lượng thịt gia cầm sản xuất năm 2022 tăng nhẹ 1,8% so với năm 2017 lên 1,5 triệu tấn.

Giá thịt và các sản phẩm từ thịt đạt trên mức trung bình

Giống như giá của nhiều loại thực phẩm khác, giá thịt đã tăng trên mức trung bình trong năm 2022. Năm 2022, giá thịt và các sản phẩm từ thịt tăng 14,5% so với năm trước. Thịt gia cầm tăng cao nhất trong các loại thịt, tăng 22,9%. Giá các loại thịt khác cũng tăng đáng kể từ năm 2021 đến năm 2022. Thịt bò và thịt bê tăng 19,2%, thịt lợn tăng 16,7%.

Tiêu thụ thịt ở Đức giảm

Ở Đức, tiêu thụ thịt ngày càng giảm. Theo Văn phòng Nông nghiệp và Thực phẩm Liên bang Đức, mức tiêu thụ bình quân đầu người là 55 kg vào năm 2021, giảm 12,4% so với năm 2011. Vào thời điểm đó, tiêu thụ thịt bình quân đầu người đạt 62,8 kg. TT TT CN & TM

Tin liên quan

Xuất khẩu cá ngừ hồi phục tại thị trường Mỹ(04/04/2024 9:21 SA)

Thị trường cung cấp thủy sản cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:14 SA)

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023(22/01/2024 8:25 SA)

Tin mới nhất

Xuất khẩu cá ngừ hồi phục tại thị trường Mỹ(04/04/2024 9:21 SA)

Thị trường cung cấp thủy sản cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:14 SA)

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023(22/01/2024 8:25 SA)