13 người đang online
°

Maharashtra đã sản xuất kỷ lục 13,7 triệu tấn, cao hơn ước tính ban đầu là 11,2 triệu và cho phép New Delhi xuất khẩu kỷ lục 11,2 triệu tấn.

Đăng ngày 07 - 04 - 2023
Lượt xem: 59
100%

Bang sản xuất đường hàng đầu của Ấn Độ, Maharashtra, có thể sản xuất ít hơn gần 16% lượng đường so với ước tính trước đây do các nhà máy đóng cửa sớm bởi nguồn mía hạn chế.

 

Bang Maharashtra của Ấn Độ sản xuất ít đường hơn do các nhà máy đóng cửa sớm

Bang sản xuất đường hàng đầu của Ấn Độ, Maharashtra, có thể sản xuất ít hơn gần 16% lượng đường so với ước tính trước đây do các nhà máy đóng cửa sớm bởi nguồn mía hạn chế.

Sản lượng đường thấp hơn có thể ngăn nhà xuất khẩu đường lớn thứ hai thế giới này cho phép tăng lượng xuất khẩu. Điều này có khả năng hỗ trợ giá đường toàn cầu đồng thời khiến các đối thủ Brazil và Thái lan tăng cường xuất khẩu.

Bang Maharashtra phía tây, chiếm hơn 1/3 sản lượng đường của Ấn Độ, có thể sản xuất 10,7 - 10,8 triệu tấn trong năm tiếp thị 2022/23 (bắt đầu vào ngày 1/10), giảm so với dự báo trước đó là 12,8 triệu tấn.

Các nhà máy đã đóng cửa nhanh chóng, chỉ có một số ít vẫn hoạt động trong tuần đầu tiên của tháng 4 này.

Trước đó, các nhà máy đường ở Maharashtra đã hoạt động cho đến giữa tháng 6 vụ 2021/22 khi họ thu hoạch một vụ mùa kỷ lục. Trong số 210 nhà máy đường bắt đầu hoạt động trong năm nay, 155 nhà máy đã ngừng ép tính đến ngày 26/3.

Maharashtra, thường gây bất ngờ cho thị trường đường toàn cầu với sự thay đổi lớn trong sản xuất, với sản lượng 10,38 triệu tấn đường tính đến ngày 26/3, thấp hơn so với mức 11,6 triệu tấn của năm ngoái trong giai đoạn này.

Trong vụ 2021/22, Maharashtra đã sản xuất kỷ lục 13,7 triệu tấn, cao hơn ước tính ban đầu là 11,2 triệu và cho phép New Delhi xuất khẩu kỷ lục 11,2 triệu tấn.

Ấn Độ cho phép các nhà máy chỉ xuất khẩu 6,1 triệu tấn trong niên vụ hiện tại trong đợt đầu tiên. Ngành này kỳ vọng chính phủ sẽ cho phép xuất khẩu thêm khoảng 2 triệu tấn trong đợt thứ hai.

Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu đường sang Indonesia, Bangladesh, Malaysia, Sudan, Somalia và UAE.

 

Sản lượng thủy sản khai thác của Nga tăng 11%

Theo Cơ quan liên bang về nghề cá của Nga, ngư dân nước này đã đánh bắt được hơn 1,25 triệu tấn thủy sản tính đến ngày 21/3/2023 - cao hơn 11% so với cùng kỳ năm 2022.

Khai thác cá minh thái đạt 799.000 tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Các loài khác có sản lượng khai thác cao hơn là cá tuyết, cá trích và cá chim.

Tại lưu vực thủy sản Viễn Đông, tổng sản lượng khai thác cao hơn đáng kể, tăng 13,5% so với cùng kỳ. Khối lượng khai thác cá tuyết ở khu vực Viễn Đông tăng 10% lên 40.700 tấn.

Tại lưu vực thủy sản phía Bắc, sản lượng khai thác đạt 110.000 tấn, trong đó 61.300 tấn cá tuyết, 19.400 tấn cá haddock và 23.100 tấn cá bơn.

Tổng sản lượng đánh bắt ở lưu vực phía Tây vượt 24.000 tấn, chủ yếu là cá trích và cá trích Baltic.

Ở lưu vực Azov-Biển Đen, ngư dân đã đánh bắt được gần 9.000 tấn, trong khi ở lưu vực sông Volga-Caspi, sản lượng tăng 16,3%, đạt 23.000 tấn.

Trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia nước ngoài, khu vực thông thường và vùng biển quốc tế, lượng cập cảng của đội tàu Nga lên tới 84.300 tấn.

Theo kết quả của Ủy ban nghề cá chung Nga-Na Uy diễn ra vào tháng 10/2022, hạn ngạch cá ngừ vây vàng của Nga đối với Biển Barents được đặt ở mức 24.600 tấn.

Vào năm 2023, 21 tàu của Nga đã thu hoạch cá trứng (Capelin), trong đó 18 tàu đã đánh bắt được 90-100% hạn ngạch. Cá trứng đang di chuyển vào vùng biển của Nga vào năm 2023, không giống như năm 2022 khi chúng di cư nhiều hơn đến các khu vực khai thác của Na Uy.

 

Trung Quốc: Hàng tươi, sống chiếm 1/3 giá trị thủy sản nhập khẩu

Hai tháng đầu năm 2023, Trung Quốc NK trên 561 nghìn tấn thủy sản, trị giá gần 2,7 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng thủy sản tươi/sống/ướp lạnh đạt gần 48 nghìn tấn, trị giá 887 triệu USD, chiếm 33% tổng giá trị NK thủy sản của nước này.

NK thủy sản của Trung Quốc trong tháng 1/2023 giảm 19% so với cùng kỳ vì trùng vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Sang tháng 2, hoạt động NK đã sôi động hơn, cùng với việc mở cửa thị trường hoàn toàn sau dịch Covid.

Trong tháng 2, thị trường này đã NK 307 nghìn tấn thủy sản, trị giá 1,34 tỷ USD, tăng 32% về khối lượng và 20% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng thủy sản tươi/sống/ướp lạnh đạt trên 22 nghìn tấn, trị giá 405 triệu USD, tăng lần lượt 19% và 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các loài thủy sản chính được NK dạng sản phẩm tươi/sống/ướp lạnh gồm: tôm hùm, cua, cá hồi, tôm sú, tôm chân trắng cỡ lớn, cá chình, bào ngư…Những dòng sản phẩm này phục vụ cho các kênh nhà hàng, khách sạn, du lịch và phân khúc tiêu thụ của những gia đình có thu nhập khá ở Trung Quốc. Nhu cầu thủy sản tươi/sống thường sẽ tăng cao vào các dịp nghỉ lễ, Tết, mùa du lịch…

Hai tháng đầu năm nay, XK thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 127 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu giảm trong tháng 1. Riêng trong tháng 2, XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc đạt trên 102 triệu USD, tăng 24% so với tháng 2/2022.

Những sản phẩm Việt Nam XK nhiều nhất sang Trung Quốc trong 2 tháng qua gồm: cá tra phile đông lạnh, chiếm 41%, cá tra tươi/ướp lạnh (nguyên con) chiếm 16%, cá khô các loại (trừ cá tra, cá ngừ) chiếm 16%, tôm chân trắng sống/tươi/ướp lạnh chiếm 7%, tôm sú sống/tươi/ướp lạnh chiếm 6%, mực khô chiếm 6%...Riêng XK tôm hùm sang Trung Quốc đầu năm nay giảm sâu 91% nên chỉ chiếm 1% tổng XK thủy sản sang Trung Quốc.

Việt Nam đang là nguồn cung cấp thủy sản đứng thứ 7 cho thị trường Trung Quốc. Top 6 nước cung cấp lớn nhất gồm: Ecuador, Nga, Canada, Mỹ, Ấn Độ và Na Uy.

Xét về khối lượng thì Nga đang XK nhiều nhất thủy sản sang Trung Quốc (chiếm 23%) nhưng về giá trị thì Ecuador dẫn đầu, chiếm 19%.

Riêng tôm của Ecuador XK sang Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm nay đã đạt trên 95 nghìn tấn, trị giá 500 triệu USD, khối lượng tăng 18% so với cùng kỳ, nhưng giá trị giảm 3%.

Sau Covid, Trung Quốc đang từng bước bình thường hóa hoạt động SX kinh doanh và thương mại. Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5% trong năm 2023 với chiến lược mở rộng cửa hơn nữa với kinh tế thế giới. Những thay đổi tích cực của thị trường Trung Quốc là tín hiệu lạc quan về sự phục hồi kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của người dân Trung Quốc.

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cũng kỳ vọng nhiều hơn ở thị trường Trung Quốc khi đất nước này hồi phục trở lại trong thời gian ngắn. Dự báo XK thủy sản sang Trung Quốc sẽ tăng dần trong những tháng tới, đối với tất cả các phân khúc sản phẩm, trong đó có những phân khúc là thế mạnh như cá tra và các loài thủy hải sản tươi sống.

 TT TT CN & TM

Tin liên quan

Giá gạo Thái Lan tiếp tục tăng, gạo Việt Nam đắt nhất châu Á(18/09/2023 8:35 SA)

Triển vọng thị trường lúa mì có nhiều bất trắc(18/09/2023 8:29 SA)

Tổng hợp Thuế quan Thế giới 2022(26/07/2023 9:50 SA)

Số lượng gia súc giết mổ tháng 5/2023 của Australia tiếp tục tăng(26/07/2023 9:41 SA)

Giá heo hơi tăng mạnh, các doanh nghiệp chăn nuôi dần có lãi(26/06/2023 8:31 SA)

Tin mới nhất

Giá gạo Thái Lan tiếp tục tăng, gạo Việt Nam đắt nhất châu Á(18/09/2023 8:35 SA)

Triển vọng thị trường lúa mì có nhiều bất trắc(18/09/2023 8:29 SA)

Tổng hợp Thuế quan Thế giới 2022(26/07/2023 9:50 SA)

Số lượng gia súc giết mổ tháng 5/2023 của Australia tiếp tục tăng(26/07/2023 9:41 SA)

Giá heo hơi tăng mạnh, các doanh nghiệp chăn nuôi dần có lãi(26/06/2023 8:31 SA)