4 người đang online
°

Những nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trong tháng 1 năm 2023 so với tháng trước đó: Dây điện và dây cáp điện tăng 10,6%; gạo tăng 19,1%; đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 11,5%.

Đăng ngày 06 - 03 - 2023
Lượt xem: 61
100%

điện thoại các loại và linh kiện là nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 1,7 tỷ USD, tăng 32,7% so với tháng trước và tăng 78,1% so với tháng 1/2022, chiếm 43,9% tỷ trọng xuất khẩu.Tiếp đến là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 498,7 triệu USD, giảm 59,4% so với tháng trước đó, chiếm 12,8% tỷ trọng

 

Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 3,8 tỷ USD trong tháng 1/2023

Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong tháng 1/2023 đạt hơn 3,87 tỷ USD, giảm 24,9% so với tháng trước đó.

Trong tháng 1 năm 2023, điện thoại các loại và linh kiện là nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 1,7 tỷ USD, tăng 32,7% so với tháng trước và tăng 78,1% so với tháng 1/2022, chiếm 43,9% tỷ trọng xuất khẩu.Tiếp đến là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 498,7 triệu USD, giảm 59,4% so với tháng trước đó, chiếm 12,8% tỷ trọng.

Những nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trong tháng 1 năm 2023 so với tháng trước đó: Dây điện và dây cáp điện tăng 10,6%; gạo tăng 19,1%; đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 11,5%.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chủ lực của nhiều ngành hàng xuất khẩu của nước ta. Vì vậy, việc nước Trung Quốc mở cửa thị trường trở lại từ đầu năm 2023 mang đến kỳ vọng lớn cho các doanh nghiệp, ngành hàng, nhất là rau quả, thủy sản, xơ sợi, xi măng, cao su, thép, dệt may, gạo…

Trên thực tế, từ đầu tháng 12/2022, Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng dần các biện pháp phòng, chống Covid-19 và dự kiến mở cửa hoàn toàn nền kinh tế vào quý II/2023. Về tổng thể, điều này sẽ tác động tích cực lên hoạt động của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Số liệu xuất khẩu sang Trung Quốc tháng 1 năm 2023

(Tính toán số liệu công bố ngày 10/2 của TCHQ)

 

 

 

Xuất khẩu thức ăn gia súc tháng 1/2023 giảm mạnh

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thức ăn gia súc của cả nước trong tháng 1/2023 đạt 50,06 triệu USD, giảm mạnh 45% so với tháng 12/2022, và giảm 40% so với tháng 1/2022.

Xuất khẩu thức ăn gia súc sang thị trường Trung Quốc – thị trường lớn nhất, tháng 1/2023 tiếp tục giảm mạnh 66,9% so với tháng 12/2022 và giảm 59,5% so với tháng 1/2022, đạt 12,47 triệu USD, chiếm 24,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Xuất khẩu thức ăn gia súc sang thị trường Campuchia – thị trường lớn thứ 2 trong tháng 1/2023 giảm 6,2% so với tháng 12/2022 và giảm 7% so với tháng 1/2022, đạt 10,57 triệu USD, chiếm 21,1% trong tổng kim ngạch.

Thị trường Malaysia xếp thứ 3 về kim ngạch, đạt 7,09 triệu USD, giảm 16,5% so với tháng 12/2022; nhưng tăng mạnh 40,8% so với tháng 1/2022; chiếm 14,2% trong tổng kim ngạch.

Xuất khẩu thức ăn gia súc sang thị trường FTA-RCEP trong tháng 1/2023 giảm mạnh 44,9% so với tháng 12/2022 và giảm 41,3% so với tháng 1/2022, đạt 38,04 triệu USD, chiếm 76% trong tổng kim ngạch. Xuất khẩu sang thị trường CPTTP giảm 17,6% so với tháng 12/2022 nhưng tăng 20,9% so với tháng 1/2022, đạt 9 triệu USD, chiếm 18% trong tổng kim ngạch.

Xuất khẩu thức ăn gia súc tháng 1/2023

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/2/2023 của TCHQ)

ĐVT: USD

 

Nhập khẩu thức ăn gia súc tháng 1/2023 tăng 7,2% so với cùng kỳ

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu về Việt Nam tháng 1/2023 sụt giảm mạnh 35,5% so với tháng 12/2022 nhưng tăng 7,2% so với tháng 1/2022, đạt 377,27 triệu USD. 

Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu nhiều nhất từ thị trường Achentina, chiếm 38,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt trên 145,62 triệu USD, giảm 17,4% so với tháng 12/2022 nhưng tăng mạnh 51,2% so với tháng 1/2022.

Đứng thứ 2 là thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng 15,7%, đạt trên 59,35 triệu USD, giảm 53,9% so với tháng 12/2022; nhưng tăng 34,7% so với tháng 1/2022.

Tiếp đến thị trường Ấn Độ trong tháng 1/2023 nhập khẩu giảm mạnh 37,4% so với tháng 12/2022 nhưng tăng mạnh 213,3% so với tháng 1/2022, đạt trên 54,21 triệu USD, chiếm 14,4% trong tổng kim ngạch.

Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường ASEAN trong tháng 1/2023 giảm mạnh 40,7% so với tháng 12/2022 và giảm 24% so với tháng 1/2022, đạt 19,25 triệu USD, chiếm 5,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của cả nước.

Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 1/2023

(Theo số liệu công bố ngày 12/2/2023 của TCHQ)

ĐVT: USD

 

Tin liên quan

Xuất khẩu nông sản tới Hàn Quốc cần lưu ý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật(08/03/2024 10:25 SA)

Năm 2023 sản lượng thịt đỏ của Australiađạt kỷ lục(08/03/2024 10:23 SA)

Triển khai thông tin về Đoàn khảo sát, giao dịch thương mại và đầu tư tại Australia 2024(23/02/2024 2:27 CH)

Triển khai thông tin Đoàn khảo sát, giao dịch thương mại và đầu tư tại Trung Quốc (05/02/2024 3:45 CH)

Đài Loan dự kiến hạn chế xuất khẩu nhiều loại giống cây trồng(22/01/2024 8:26 SA)

Tin mới nhất

Xuất khẩu nông sản tới Hàn Quốc cần lưu ý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật(08/03/2024 10:25 SA)

Năm 2023 sản lượng thịt đỏ của Australiađạt kỷ lục(08/03/2024 10:23 SA)

Triển khai thông tin về Đoàn khảo sát, giao dịch thương mại và đầu tư tại Australia 2024(23/02/2024 2:27 CH)

Triển khai thông tin Đoàn khảo sát, giao dịch thương mại và đầu tư tại Trung Quốc (05/02/2024 3:45 CH)

Đài Loan dự kiến hạn chế xuất khẩu nhiều loại giống cây trồng(22/01/2024 8:26 SA)