26 người đang online
°

Xuất khẩu phân bón 2 tháng đầu năm 2023 giảm 46,6% kim ngạch

Đăng ngày 27 - 03 - 2023
Lượt xem: 168
100%

Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2023 cả nước xuất khẩu gần 278.274 tấn phân bón các loại, tương đương 128,97 triệu USD, giá trung bình 463,5 USD/tấn, giảm 21% về khối lượng, giảm 46,6% về kim ngạch và giảm 32,4% về giá so với 2 tháng đầu năm 2022.

 

Xuất khẩu phân bón 2 tháng đầu năm 2023 giảm 46,6% kim ngạch

2 tháng đầu năm 2023 cả nước xuất khẩu gần 278.274 tấn phân bón các loại, tương đương 128,97 triệu USD, giá trung bình 463,5 USD/tấn.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2023 cả nước xuất khẩu gần 278.274 tấn phân bón các loại, tương đương 128,97 triệu USD, giá trung bình 463,5 USD/tấn, giảm 21% về khối lượng, giảm 46,6% về kim ngạch và giảm 32,4% về giá so với 2 tháng đầu năm 2022.

Riêng tháng 2/2023 xuất khẩu 151.045 tấn phân bón các loại, đạt 65,04 triệu USD, giá 430,6 USD/tấn, tăng 18,7% về khối lượng, tăng 1,8% kim ngạch nhưng giảm 14,3% về giá so với tháng 1/2023; So với tháng 2/2022 cũng tăng 17,9% về lượng, nhưng giảm 8,8% kim ngạch và giảm 22,7% giá.

Phân bón của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Campuchia, riêng thị trường này đã chiếm 22% trong tổng khối lượng và chiếm 22,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước, đạt 61.369 tấn, tương đương 29,58 triệu USD, giá trung bình 482 USD/tấn, tăng trên 15% cả về lượng và kim ngạch, giá cũng tăng nhẹ 0,2% về giá so với 2 tháng đầu năm 2022. Riêng tháng 2/2023 xuất khẩu sang thị trường này giảm 15,5% về khối lượng, giảm 20,1% về kim ngạch và giảm 5,5% về giá so với tháng 1/2023, đạt 28.111 tấn, tương đương 13,13 triệu USD.

Đứng sau thị trường chủ đạo Campuchia là các thị trường như: Hàn Quốc đạt 40.129 tấn, tương đương 15,4 triệu USD, giá trung bình 383,8 USD/tấn, tăng mạnh 91,2% về lượng, giảm 6,8% kim ngạch và giảm 51% về giá, chiếm 14,4% trong tổng khối lượng và chiếm 11,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu phân bón của cả nước.

Xuất khẩu sang thị trường Malaysia đạt 19.885 tấn, tương đương 6,21 triệu USD, giá trung bình 312,3 USD/tấn, tăng 45% về lượng nhưng giảm 2,9% kim ngạch và giá giảm 33%, chiếm 7,2% trong tổng khối lượng và chiếm 4,8% trong tổng kim ngạch.

Xuất khẩu sang thị trường Myanmar đạt 7.115 tấn, tương đương 5,71 triệu USD, giá trung bình 803,2 USD/tấn, giảm 35,8% về lượng và giảm 23,9% kim ngạch, nhưng giá tăng 18,6%, chiếm trên 2,6% trong tổng khối lượng và chiếm 4,4% trong tổng kim ngạch.

Xuất khẩu phân bón 2 tháng đầu năm 2023

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 10/3/2023 của TCHQ)

 

Nhập khẩu đậu tương 2 tháng đầu năm 2023 sụt giảm

2 tháng đầu năm 2023 cả nước nhập khẩu 301.876 tấn đậu tương, trị giá gần 213,33 triệu USD, giá trung bình 706,7 USD/tấn.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong tháng 2/2023 đạt 233.149 tấn, tương đương 167,17 triệu USD, giá trung bình 717 USD/tấn, tăng 239,4% về lượng và tăng 262,2% kim ngạch so với tháng 1/2023, giá tăng 6,7%; so với tháng 2/2022 tăng 24% về lượng, tăng 42% về kim ngạch và tăng 14,5% về giá.

Tính chung 2 tháng đầu năm 2023 cả nước nhập khẩu 301.876 tấn đậu tương, trị giá gần 213,33 triệu USD, giá trung bình 706,7 USD/tấn, giảm 19% về lượng, giảm 7,3% kim ngạch nhưng tăng 14,5% về giá so với cùng kỳ năm 2022.

Đậu tương nhập khẩu về Việt Nam từ thị trường Mỹ nhiều nhất, trong tháng 2/2023 tăng mạnh 172,6% về lượng và tăng 199% kim ngạch so với tháng 1/2023, giá tăng 9,7%, đạt 154.190 tấn, tương đương 112,13 triệu USD, giá 727,2 USD/tấn; Tính chung, 2 tháng đầu năm 2023 nhập khẩu đậu tương từ thị trường này đạt 210.754 tấn, tương đương 149,63 triệu USD, chiếm gần 69,8% trong tổng lượng và chiếm 70% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.

Nhập khẩu đậu tương từ thị trường Brazil - thị trường lớn thứ 2 trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt 66.085 tấn, tương đương 45,54 triệu USD, giá 689 USD/tấn, chiếm trên 21% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm mạnh 68,5% về lượng, giảm 65% về kim ngạch nhưng giá tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, nhập khẩu đậu tương từ thị trường Canada 2 tháng đầu năm 2023 đạt 20.226 tấn, tương đương 14,82 triệu USD, giá 732,5 USD/tấn, giảm 23,3% về lượng, giảm 13,4% về kim ngạch nhưng giá tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu từ thị trường Campuchia đạt 220 tấn, tương đương 171.300 USD, giá 778,6 USD/tấn, giảm trên 93% cả về lượng và kim ngạch nhưng tăng 8,7% về giá.

Nhập khẩu đậu tương 2 tháng đầu năm 2023

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 10/3/2023 của TCHQ)

 

 

Nhập khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2023 tăng gần 25%

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu thủy sản các loại về Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt gần 417,86 triệu USD, tăng mạnh 25% so với 2 tháng đầu năm 2022.

Riêng tháng 2/2023 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 231,2 triệu USD, tăng 22,6% so với tháng 1/2023 và tăng mạnh 47,9% so với tháng 2/2022.

Ấn Độ, Na Uy, Indonesia, Trung Quốc và Nhật Bản là các thị trường chủ yếu cung cấp thủy sản cho Việt Nam; trong đó nhập khẩu từ Ấn Độ dẫn đầu về kim ngạch, đạt 71,41 triệu USD, chiếm 17,1% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, tăng 99,5% so với 2 tháng đầu năm 2022, riêng tháng 2/2023 nhập khẩu từ thị trường này đạt 42,61 triệu USD, tăng 48,5% so với tháng 1/2023 và tăng 204,2% so với tháng 2/2022.

Đứng thứ 2 là thị trường Indonesia, nhập khẩu từ thị trường này trong tháng 2/2023 giảm 16% so với tháng 1/2023 nhưng tăng 32,6% so với tháng 2/2022, đạt 19,65 triệu USD, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2023 lên 43,03 triệu USD, chiếm 10,3%, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Tiếp đến thị trường Na Uy đạt 39,27 triệu USD trong 2 tháng đầu năm 2023, chiếm 9,4%, tăng 30,3%; Trung Quốc đạt 32,02 triệu USD, chiếm 7,7%, tăng 13,4%; Đài Loan đạt 24,1 triệu USD, chiếm 5,8%, giảm 18%.

Nhìn chung, trong 2 tháng đầu năm 2023, kim ngạch nhập khẩu thủy sản từ các thị trường chính đều tăng so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2023

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 10/3/2023 của TCHQ)

ĐVT: USD

 

 

Xuất khẩu cá tra sang Đức lạc quan 2 tháng đầu năm 2023

Hai tháng đầu năm 2023, Đức nằm trong số ít các thị trường ghi nhận tăng trưởng dương về NK cá tra Việt Nam. Trong khi xuất khẩu cá tra sang top 10 thị trường đều giảm từ 8% - 60% so với cùng kỳ, riêng Đức - thị trường đứng thứ 9 vẫn giữ được tăng trưởng 81%.

Tính đến hết tháng 2/2023, XK cá tra sang thị trường Đức đạt hơn 6,2 triệu USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2022 và chiếm 2,6% tổng giá trị XK cá tra Việt Nam sang các thị trường. Tỷ trọng thị trường Đức của 2 tháng đầu năm nay tăng cao hơn hẳn so với cùng kỳ năm ngoái (chỉ 0,9%).

Năm 2022, Đức cũng nằm trong top 2 thị trường NK nhiều nhất cá tra Việt Nam trong khối EU sau Hà Lan, chiếm tỷ trọng 1,2% với gần 30 triệu USD, tăng 37% so với năm 2021.

Trong hai tháng đầu năm 2023, cá tra thuộc mã 0304 (trừ sản phẩm chả cá và surimi) chiếm 98,3% tổng XK cá tra sang Đức, trong khi cá tra sống/tươi/đông lạnh/khô (thuộc mã 03) (trừ cá thuộc mã 0304) chỉ chiếm 1,7%. Trong 2 tháng này, Việt Nam không có  sản phẩm cá tra chế biến XK sang Đức, có thể do yếu tố lạm phát khiến người tiêu dùng có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm đông lạnh để tiết kiệm chi phí.

Những thách thức lớn nhất đối với nền kinh tế Đức nói chung và thị trường cá tra nói riêng vẫn là cuộc chiến ở Ukraine, những hậu quả về kinh tế đi kèm, sức khỏe kinh tế toàn cầu yếu kém, giá năng lượng và tiêu dùng ở mức cao cũng như vấn đề an ninh nguồn cung năng lượng.

Mặc dù tỷ lệ lạm phát đã giảm rõ rệt xuống còn 8,6%, sau 3 tháng liên tiếp duy trì ở mức trên 10%, nhưng Đức vẫn thuộc top quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong các nền kinh tế lớn. Lạm phát cũng làm thay đổi xu hướng tiêu thụ thủy sản của đất nước có nền kinh tế lớn nhất Châu Âu này. Thay vì tiêu thụ nhiều thủy sản tươi/ướp lạnh, người dân Đức gia tăng tiêu thụ thủy sản đông lạnh. 

Do giá năng lượng và lương thực không còn ở mức cao như năm trước nên tỷ lệ lạm phát chung của Đức dự kiến giảm đáng kể từ tháng 3/2023. Đây có thể coi là một trong những tín hiệu lạc quan cho hoạt động XK cá tra của Việt Nam sang Đức. 

 TT TT CN & TM

Tin liên quan

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023(22/01/2024 8:25 SA)

Xuất khẩu thịt lợn của Brazil năm 2023 tăng cả về khối lượng và kim ngạch(22/01/2024 8:21 SA)

Sản lượng thịt lợn toàn cầu năm 2024 sẽ đạt 115,5 triệu tấn(11/01/2024 9:59 SA)

Tin mới nhất

Nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tháng 1/2024 tăng 49,8%(08/03/2024 10:29 SA)

Dự báo sản lượng đường của Brazil trong niên vụ 2024/25 có thể đạt mức kỷ lục 43,1 triệu tấn(22/01/2024 8:31 SA)

UNICA: Sản lượng đường của Brazil tăng gấp ba lần trong đầu tháng 12/2023(22/01/2024 8:25 SA)

Xuất khẩu thịt lợn của Brazil năm 2023 tăng cả về khối lượng và kim ngạch(22/01/2024 8:23 SA)

Xuất khẩu thịt lợn của Brazil năm 2023 tăng cả về khối lượng và kim ngạch(22/01/2024 8:21 SA)