45 người đang online
°

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư về Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN

Đăng ngày 22 - 03 - 2023
Lượt xem: 42
100%

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 03/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 3 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN.

 

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư về Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN

Bộ Công Thương ban hàng Thông tư sửa đổi Thông tư về Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN.

Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 03/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 3 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN.

Thông tư này có hiệu lực từ 1/4/2023.

Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 10/2019/TT-BCT ngày 22/7/2019 và Thông tư số 25/TT-BCT ngày 14/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 3/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hoá trong Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN.

 

Công văn 22/CV-VASEP: kiến nghị tháo gỡ bất cập trong thực hiện kiểm soát IUU, cấp giấy S/C và H/C

Ngày 15/3/2023, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 22/CV-VASEP tới Tổng cục Thủy sản, Cục Chất lượng và Chế biến, Phát triển TTNS v.v kiến nghị tháo gỡ bất cập trong thực hiện kiểm soát IUU, cấp giấy S/C và H/C

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) trân trọng cảm ơn Tổng cục Thủy sản, Cục Chất lượng và Chế biến, Phát triển TTNS  đã luôn hỗ trợ và đồng hành cùng cộng đồng các DN hải sản trong thực hiện tốt các quy định về chống khai thác IUU, đảm bảo ATTP và tháo gỡ các vướng mắc, bất cập cho xuất khẩu hải sản trong suốt thời gian qua.

Ngày 13/02/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 81/QĐ-TTg ban hành «Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, chuẩn bị làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 4». Hiệp hội VASEP và các doanh nghiệp hải sản thành viên đã cập nhật và lĩnh hội các nội dung của Quyết định 81 nhằm thực hiện tốt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Với vai trò là tổ chức xã hội nghề nghiệp, đại diện cho các DN thành viên, Hiệp hội VASEP xin cập nhật báo cáo một số tình hình và vướng mắc qua phản ánh trong 2 tuần qua của các DN thành viên về bất cập trong công tác cấp giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) và giấy chứng thư ATTP (H/C) phục vụ cho sản xuất, xuất khẩu hải sản sang EU:

1. Một số phát sinh, bất cập trong thủ tục xin cấp giấy S/C khiến DN không có được S/C:

2. Bất cập trong thủ tục xin cấp giấy chứng thư ATTP (H/C) cho một số lô hàng hải sản khai thác XK EU.

Với một số phát sinh-bất cập trên đang ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của các DN, và trong bối cảnh mục tiêu thực hiện tốt các quy định hiện hành về chống khai thác IUU, gỡ thẻ vàng của Chính phủ & Bộ NNPTNT - Hiệp hội VASEP xin báo cáo, trao đổi nhanh tình hình liên quan để Quý cơ quan nắm và xem xét có chỉ đạo tháo gỡ các bất cập nêu trên để vừa thực hiện tốt quy định hiện hành vừa khơi thông cho chuỗi khai thác-chế biến và xuất khẩu hải sản sang EU.

Công văn 67/TTCL4-CL của Trung tâm Chất lượng NLTS vùng 4.

 

Algeria gọi thầu quốc tế để mở rộng danh sách nhà cung cấp ngũ cốc và đậu các loại

Ngày 28/2/2023, Cục liên ngành ngũ cốc Algeria (OAIC) đã thông báo gọi thầu quốc tế để mở rộng danh mục nhà cung cấp ngũ cốc và hạt đậu.

Việc gọi thầu này liên quan đến lúa mì, đại mạch, gạo, hạt đậu các loại cũng như hạt giống.

Cục ngũ cốc liên ngành ngũ cốc Algeria (OAIC) chỉ rõ những người bỏ thầu sẽ phải nộp hồ sơ ứng viên trước ngày 14/4/2023 và những nhà cung cấp đã từng làm việc với OAIC cũng không được miễn thủ tục này.

OAIC là cơ quan Nhà nước Algeria được độc quyền nhập khẩu ngũ cốc và hạt đậu các loại kể từ tháng 2/2023.

Theo số liệu của Trade Map, năm 2021, giá trị nhập khẩu ngũ cốc của Algeria lên tới 3,5 tỷ USD trong đó hơn 2 tỷ USD là nhập khẩu lúa mì, 62,9 triệu USD là gạo (135.706 tấn).

Hồ sơ tham gia để được lựa chọn trước là nhà cung cấp các sản phẩm trên có thể viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Ả rập có xác nhận của chính quyền và gửi bằng chuyển phát nhanh đến Ban thư ký ủy ban đấu thầu thuộc Cục liên ngành ngũ cốc Algeria (OAIC-EPIC) :

Secretariat of the Tenders Commission “Algerian Interprofessional Office of Cereals” , địa chỉ 05, rue Ferhat Boussaad, Algiers, Algeria

 hoặc thông qua Thương vụ Việt Nam tại Algeria, địa chỉ 30 rue Chenoua, Hydra, Alger, Algeria, email : dz@moit.gov.vn.

 

Quy định mới của EU về dư lượng arsen, hoạt chất isoxaben, novaluron và tetraconazole áp dụng trên nông sản, thực phẩm

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cung cấp thông tin về quy định của EU về dư lượng arsen, hoạt chất isoxaben, novaluron và tetraconazole áp dụng trên nông sản, thực phẩm để độc giả tham khảo.

Ngày 3 tháng 3 năm 2023, Ủy ban Châu Âu ban EU ban hành Quy định mới số  ((EU) 2023/466 sửa đổi Phụ lục II, III và V của Quy định (EC) số 396/2005 của Nghị viện và của Hội đồng Châu Âu liên quan đến mức dư lượng tối đa (MRL) đối với hoạt chất isoxaben, novaluron và tetraconazole trong hoặc trên một nông sản thực phẩm bao gồm các nhóm rau, củ, quả tươi và đông lạnh; nhóm các loại hạt, hạt điều, cà phê, chè, nhóm  sản phẩm gia vị, ngũ cốc, hạt có dầu và sản phẩm động vật trên cạn thịt các loại, trứng sữa, mật ong…

Mức MRL các hoạt chất trên các loại sản phẩm khác nhau từ 0,01 mg/kg. Tuy nhiên, EU cũng đưa ra mức quy định dư lượng MRL của một trong các hoạt chất trên từ 0,05 mg/kg, 0,07 thậm chí 1,5 mg/kg trong các nhóm sản phẩm như rau, củ rau gia vị, thịt và nội tạng động vật. Năm 2023, EU tập trung sửa đổi rất nhiều các quy định MRL tại Quy định (EC) số 396/2005.

Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 26/9/2023.

Cùng ngày 3 tháng 3 năm 2023, Ủy ban Châu Âu ban EU cũng ban hành Quy định mới số  (EU) 2023/465 sửa đổi Quy định (EC) số 1881/2006 liên quan đến mức MRL asen tối đa trong một số loại thực phẩm. Cụ thể Quy định Mức dư lượng Ascen đối  với gạo, các sản phẩm chế biến từ gạo, thực phẩm dinh dưỡng trẻ em, nước hoa hoa quả, sản phẩm hoa quả cô đặc, muối. Ngưỡng MRL Ascen dao động từ 0,01 đến 0,15 mg/kg sản phẩm. Quy định này áp dụng trực tiếp trên tất cả các thành viên EU và có hiệu lực từ ngày 26/3/2023.

 

Tăng cường quản lý thu thuế với thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số

Chính phủ yêu cầu tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT như hoàn thiện thể chế quản lý thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh mới.

Cơ quan quản lý cũng sẽ triển khai các biện pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để tạo thói quen tiêu dùng văn minh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 889 về nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.

Việt Nam là 1 trong 4 nước đi đầu trong khu vực ASEAN triển khai thu thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài thông qua cổng thông tin điện tử trực tuyến. Năm 2021, doanh thu thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam đạt 13,7 tỷ USD, tăng 16% so với năm trước và chiếm 6,5% tổng doanh thu bán lẻ cả nước.

Để tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế đối với các hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương phối hợp với các Bộ, cơ quan triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 tại Quyết định số 508 của Thủ tướng, trong đó có các giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT như hoàn thiện thể chế quản lý thuế trong hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, sản xuất thông minh, giao dịch xuyên biên giới…

Đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là cá nhân kinh doanh TMĐT kê khai, nộp thuế theo quy định; phối hợp, hướng dẫn các nhà cung cấp nước ngoài tuân thủ pháp luật khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam; xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế đối với TMĐT, áp dụng các công nghệ hiện đại, phương pháp quản lý rủi ro đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp, trao đổi, kết nối thông tin, chia sẻ dữ liệu với các bộ, cơ quan liên quan; hoàn thiện việc sửa đổi chính sách, pháp luật để tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT, kinh doanh xuyên biên giới; nghiên cứu, xây dựng nội dung tham gia đàm phán các Hiệp định đa phương về quyền đánh thuế đối với thu nhập từ kinh tế số.

Người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp khẩn trương có ý kiến về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020 theo yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ tại công văn số 6499 trong đó có nội dung sửa đổi về quản lý thuế đối với TMĐT. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan hoàn thiện trình Chính phủ hồ sơ dự thảo Nghị định nêu trên theo quy định, bảo đảm thuận lợi trong kê khai và nộp thuế đối với các sàn thương mại điện tử.

Thu hồi giấy phép hoạt động trên môi trường mạng nếu vi phạm pháp luật thuế

Thủ tướng giao Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý để có thể thực hiện tạm dừng, thu hồi giấy phép hoạt động trên môi trường mạng đối với các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

-7643-1664761421.jpg

Nhiều giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử. Ảnh: VGP

Đồng thời, Bộ Thông tin & Truyền thông cũng phối hợp với Bộ Tài chính triển khai trao đổi, cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý thuế đối với chủ thể cung cấp dịch vụ viễn thông, quảng cáo trên mạng, các sản phẩm, dịch vụ phần mềm, các sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số và các sản phẩm, dịch vụ thông qua các nền tảng số trong nước và xuyên biên giới.

Với Bộ Công Thương, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ sở pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh TMĐT để tạo thuận lợi cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh của các cá nhân trên Sàn giao dịch TMĐT. Đồng thời, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính triển khai việc chia sẻ dữ liệu, kết nối thông tin phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh TMĐT; xác thực thông tin công dân giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu đăng ký thuế.

Bộ Công An tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… kết nối, chia sẻ tự động, thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu chung về xác thực thông tin công dân giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu đăng ký thuế phục vụ làm sạch dữ liệu đăng ký thuế qua trục tích hợp quốc gia (NGSP) hoặc trục liên thông văn bản hành chính (VDXP); tổ chức, cá nhân trong nước có hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ viễn thông, quảng cáo trên không gian mạng; dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, ví điện tử, chuyển tiền; các sản phẩm, dịch vụ phần mềm; các sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số và các sản phẩm, dịch vụ thông qua các nền tảng số trong nước và xuyên biên giới tại Việt Nam.

Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ liên quan thực hiện trao đổi thông tin về các cá nhân có thu nhập từ quảng cáo do cung cấp sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số trên các nền tảng chia sẻ video xuyên biên giới trên mạng, thông tin cá nhân có hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên các website TMĐT, mạng xã hội.

Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để nghiên cứu sử dụng định danh xác thực điện tử trong các giao dịch thương mại điện tử; gắn định danh điện tử với mã số thuế để quản lý thống nhất định danh công dân trên toàn bộ các hệ thống của ngành thuế theo mã định danh công dân; từng bước cung cấp một số dịch vụ về thuế cá nhân trên ứng dụng công dân số quốc gia VneID; nghiên cứu phát triển hoặc tích hợp ứng dụng cổng thanh toán, ví điện tử hiện có tại Việt Nam lên ứng dụng công dân số quốc gia VNeID để tạo thuận lợi cho người dân khi tham gia các hoạt động thương mại điện tử.

Khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử

Người đứng đầu Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện việc cung cấp thông tin của các nhà cung cấp nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ các nền tảng xuyên biên giới theo quy định của pháp luật và theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và phát triển hệ thống thanh toán thương mại điện tử quốc gia, các tiện ích tích hợp thanh toán điện tử để sử dụng rộng rãi cho các mô hình thương mại điện tử; thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán hỗ trợ công tác quản lý thuế đối với hoạt động cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong thương mại điện tử theo quy định của Luật Quản lý thuế; chỉ đạo ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khi tham gia phối hợp thu thuế và thu các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước có trách nhiệm khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế phải nộp theo quy định pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có phát sinh thu nhập từ Việt Nam theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tiếp tục tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp với cơ quan thuế các cấp trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại địa bàn; chỉ đạo cơ quan thuế trên địa bàn cùng các sở, ban, ngành địa phương rà soát, thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các sở, ban, ngành địa phương phối hợp với cơ quan thuế triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, triển khai các biện pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử để tạo thói quen tiêu dùng văn minh. 

 TT TT Cn & TM

Tin liên quan

Thông báo về việc hỗ trợ xây dựng Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đặc thù của tỉnh tại khu...(11/04/2024 2:19 CH)

ISO nâng gấp đôi dự báo về mức thiếu hụt đường thế giới vụ 2023/24(04/04/2024 9:23 SA)

Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam(04/04/2024 9:17 SA)

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ(04/04/2024 9:16 SA)

Dấu hiệu cho thấy Phi-líp-pin đã bước đầu thành công trong việc đa dạng hóa nguồn cung gạo và...(04/04/2024 9:14 SA)

Tin mới nhất

Thông báo về việc hỗ trợ xây dựng Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đặc thù của tỉnh tại khu...(11/04/2024 2:19 CH)

ISO nâng gấp đôi dự báo về mức thiếu hụt đường thế giới vụ 2023/24(04/04/2024 9:23 SA)

Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam(04/04/2024 9:17 SA)

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ(04/04/2024 9:16 SA)

Dấu hiệu cho thấy Phi-líp-pin đã bước đầu thành công trong việc đa dạng hóa nguồn cung gạo và...(04/04/2024 9:14 SA)