12 người đang online
°

10 tháng năm 2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 424.829 tấn, trị giá 2,55 tỷ USD, giảm 11,6% về lượng và giảm 15,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Đăng ngày 03 - 01 - 2023
Lượt xem: 80
100%

Tổng cục Hải quan, tháng 10/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 44.308 tấn, trị giá 265,67 triệu USD, tăng 15,5% về lượng và tăng 13,4% về trị giá so với tháng 9/2022

 

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ giảm, của Thái Lan sẽ tăng

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong báo cáo tháng 11/2022 dự báo xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể giảm xuống 19,5 tấn vào năm 2023 từ mức kỷ lục 21 tấn trong năm nay. Trong khi đó, xuất khẩu của Thái Lan dự báo tăng 0,6 tấn lên 8,2 tấn, do xuất khẩu từ các đối thủ cạnh tranh là Ấn Độ và Pakistan yếu đi.

USDA cho biết xuất khẩu của Ấn Độ giảm chủ yếu là do sản lượng gạo nội địa giảm do thiếu hụt lượng mưa trong mùa mưa tại các bang trồng ngũ cốc chính ở miền đông đất nước.

Trong khi dự báo thương mại gạo toàn cầu sẽ giảm nhẹ 0,4 tấn xuống còn 53 tấn 2 vào năm 2023, USDA cho biết mặc dù chính phủ Ấn Độ vào tháng 9 đã công bố mức thuế xuất khẩu 20% đối với gạo non-basmati và gạo không đồ, nhưng giá gạo Ấn Độ cạnh tranh nhất trong khu vực châu Á.

Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ trong tuần kết thúc vào ngày 8/11/2022 là 380 USD/tấn, trong khi gạo Pakistan là 415 USD/tấn và Argentina là 415 USD/tấn.

Các quan chức Ấn Độ cho biết quốc gia này sẽ tiếp tục là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong năm tới mặc dù xuất khẩu giảm.

USDA cũng dự báo sản lượng của Trung Quốc, nhà sản xuất gạo lớn nhất thế giới, sẽ giảm 2 tấn xuống còn 147 tấn, từ mức sản lượng kỷ lục cho năm 2021/22. Sản lượng gạo của Pakistan dự kiến sẽ giảm 2,5 tấn xuống còn 6,6 tấn do lũ lụt ở thung lũng sông Indus.

Vào tháng 9, USDA đã dự báo sản lượng gạo trong vụ kharif hiện tại của niên vụ 2022-2023 (tháng 7-tháng 6) ở Ấn Độ sẽ giảm khoảng 6 tấn xuống 124 tấn, từ mức kỷ lục 130 tấn của năm trước.

Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới trong thập kỷ qua — kim ngạch xuất khẩu đạt 8,8 tỷ đô la trong năm tài chính 2020-21 (tháng 4-tháng 6) và 9,6 tỷ đô la trong năm 2021-22. Trong năm tài chính hiện tại (từ tháng 4 đến tháng 9), lượng gạo (11 tấn) trị giá 5,4 tỷ USD đã được xuất khẩu.

Ấn Độ chiếm khoảng 40% thương mại gạo toàn cầu và xuất khẩu sang hơn 150 quốc gia.

Trong số 21 tấn gạo xuất khẩu trong năm 2021-22, Ấn Độ đã xuất khẩu hơn 17 tấn gạo non - basmati và phần còn lại là gạo Basmati thơm và hạt dài. Về khối lượng, Bangladesh, Trung Quốc, Benin và Nepal là 5 thị trường xuất khẩu gạo chính.

Vào tháng 9, một quan chức của bộ lương thực đã tuyên bố rằng đã có sự gia tăng “đáng kinh ngạc” về xuất khẩu gạo tấm đã gây ra tình trạng thiếu hụt trong nước và làm tăng giá gia cầm và thức ăn chăn nuôi. Gạo tấm phần lớn không dành cho làm lương thực cho người mà được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi trong ngành chăn nuôi gia cầm.

 

Xuất khẩu thuỷ sản tới cuối tháng 11/2022 đạt 10,2 tỷ USD

Tháng 11/2022 – lần đầu tiên kể từ đầu năm, tăng trưởng XK thuỷ sản rơi xuống mức âm (giảm trên 14%) so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt khoảng 780 triệu USD, mức thấp nhất kể từ Tết nguyên đán. Luỹ kế tới hết tháng 11/2022, XK thuỷ sản của Việt Nam đạt 10,2 tỷ USD, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 11, XK tôm, cá tra, cá ngừ đều giảm sâu từ 20 – 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ có mực, bạch tuộc và các loại cá biển XK vẫn giữ được tăng trưởng dương lần lượt là 9% và 6%.

Tính đến hết tháng 11, XK cá tra vẫn tăng trưởng mạnh 63% đạt gần 2,3 tỷ USD, tôm thu về trên 4 tỷ USD, tăng 14%. Cá ngừ là ngành có tăng trưởng lớn thứ 2 với mức 40% đạt 941 triệu USD. XK mực, bạch tuộc cũng tăng trưởng mạnh 30% đạt 704 triệu USD.

Thị trường Mỹ đóng góp lượng ngoại tệ nhiều nhất cho thuỷ sản Việt Nam với trên 2 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2021. XK sang Trung Quốc - Hongkong và thị trường Nhật Bản đạt doanh số gần tương đương nhau, khoảng 1,6 tỷ USD. Thị trường EU đến cuối tháng 11 đã mang về cho thuỷ sản Việt Nam trên 1,2 tỷ USD và Hàn Quốc mang về trên 882 triệu USD.

Khối các nước CPTPP (bao gồm cả Nhật Bản), chiếm trên 26% tổng XK thuỷ sản của Việt Nam với gần 2,7 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm, tăng 34% so với cùng kỳ.  

Nhìn chung, thành tựu trên 10 tỷ USD tính đến cuối tháng 11 là kết quả của sự tăng trưởng mạnh 3 quý đầu năm, với thuận lợi nhu cầu thị trường, giá XK tăng, nguồn nguyên liệu đủ cung ứng cho đơn hàng.

Tuy nhiên, giai đoạn nửa cuối năm tăng trưởng XK đã chậm lại, nhu cầu thị trường tụt dốc, thể hiện rõ rệt nhất ở kết quả XK trong quý IV. Trong tháng 10, XK thuỷ sản chỉ tăng 2% so với cùng kỳ, sang tháng 11/2022 thấp hơn hẳn 14% so với tháng 11/2021.

Dự báo, tháng 12, XK thuỷ sản sẽ giảm sâu hơn nữa và đà sụt giảm kéo dài sang năm 2023. Lạm phát ảnh hưởng nặng nề đến các thị trường NK, khiến nhu cầu mua hàng cho giai đoạn quý I năm tới gần như đình trệ. Nhiều DN thuỷ sản cho biết, đơn hàng sụt giảm mạnh không chỉ đối với các mặt hàng giá cao như tôm sú, tôm chân trắng cỡ lớn, hải sản cao cấp như mực, bạch tuộc, cá ngừ…, mà cả các sản phẩm có giá vừa phải như tôm cỡ nhỏ, cá tra, cá biển nhỏ, chả cá, surimi…cũng đều bị giảm đáng kể nhu cầu cho quý tới.

Ước XK thuỷ sản sang các thị trường, T1-T11/2022 (triệu USD)

Sản phẩm

T11/2022

Tăng, giảm (%)

T1-T11/2022

Tăng, giảm (%)

Tỷ trọng (%)

Tôm các loại

294,831

-19,5

4.052,901

14,0

39,7

Cá tra

140,615

-25,9

2.288,384

63,1

22,4

Cá ngừ

57,344

-26,6

941,384

40,1

9,2

Cá các loại khác

182,630

9,4

1.884,401

23,7

18,4

Mực, bạch tuộc

73,651

6,3

704,087

29,7

6,9

Nhuyễn thể HMV

9,586

-28,6

131,882

3,2

1,3

Nhuyễn thể khác

816

317,4

6,024

-9,4

0,1

Cua ghẹ và giáp xác khác

20,751

-21,4

207,165

24,0

2,0

Tổng

780,223

-14,3

10.216,229

27,7

100,0

 

 

Thị trường xuất khẩu hạt điều 10 tháng năm 2022

10 tháng năm 2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 424.829 tấn, trị giá 2,55 tỷ USD, giảm 11,6% về lượng và giảm 15,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 10/2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 44.308 tấn, trị giá 265,67 triệu USD, tăng 15,5% về lượng và tăng 13,4% về trị giá so với tháng 9/2022; so với tháng 10/2021 giảm 16,3% về lượng và giảm 24% về kim ngạch. Tính chung 10 tháng năm 2022, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 424.829 tấn, trị giá 2,55 tỷ USD, giảm 11,6% về lượng và giảm 15,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 10/2022, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.996 USD/tấn, giảm2% so với tháng 9/2022, và giảm 9,3% so với tháng 10/2021. Tính chung 10 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân hạt điều của Việt Nam đạt mức 5.991 USD/tấn, giảm 4,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Tháng 10/2022 xuất khẩu hạt điều sang đa số thị trường chủ lực tăng so với tháng 9/2022; trong đó, lượng hạt điều xuất khẩu sang Mỹ tăng 20,6% về lượng, tăng 18% kim ngạch; Canada tăng 47% về lượng, tăng 71% kim ngạch;Trung Quốc tăng 48% về lượng, tăng 45,3% kim ngạch.

Trong 10 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, Top 3 thị trường lớn nhất tiêu thụ hạt điều của Việt Nam đó là Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan; trong đó xuất khẩu sang Mỹ 119.391 tấn, tương đương 700,29 triệu USD, giá 5.866 USD/tấn, giảm 19,8% về lượng và giảm 20,4% kim ngạch và giảm 0,7% về giá so với cùng kỳ năm 2021; chiếm 28% trong tổng lượng và chiếm 27,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước.

Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 12,3% về lượng, giảm 29% về kim ngạch và giảm 19,2% về giá so với cùng kỳ năm 2021, đạt 59.871 tấn, tương đương 356,18 triệu USD, giá 5.949 USD/tấn; chiếm trên 14% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.

Xuất khẩu sang thị trường Hà Lan giảm trên22% cả về lượng và kim ngạch và giảm 0,7% về giá so với cùng kỳ năm 2021, đạt 45.228 tấn, tương đương 246,21 triệu USD, giá 5.443,8 USD/tấn; chiếm 10,7% trong tổng lượng và chiếm 9,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước.

Xuất khẩu hạt điều sang thị trường EU đạt86.488 tấn, tương đương 501,08 triệu USD, chiếm 20,4% trong tổng lượng và chiếm 19,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hạt điều của cả nước, giảm trên 14% cả về lượng và kim ngạch. Xuất khẩu sang thị trường các nước FTA RCEP đạt 91.353 tấn, tương đương 548,84 triệu USD, giảm 10% về lượng và giảm 22,4% về kim ngạch; Xuất khẩu sang thị trường các nước FTA CPTTP đạt 33.411 tấn, tương đương 206,66 triệu USD, giảm 12,9% về lượng và giảm 16,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hạt điều 10 tháng năm 2022

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 10/11/2022 của TCHQ)

 

 

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thị trường nông sản tuần qua: Lúa và gạo đều tăng giá(04/04/2024 9:06 SA)

Tóm tắt thông tin thị trường thịt thế giới tuần đến 1/3/2024(08/03/2024 10:31 SA)

Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa đã tăng nhẹ trở lại(08/03/2024 10:28 SA)

Giá gạo Ấn Độ duy trì ở mức cao kỷ lục​(08/03/2024 10:21 SA)

Năm 2024, tiêu thụ thịt của Nga sẽ đạt kỷ lục(08/03/2024 10:10 SA)