24 người đang online
°

10 tháng năm 2022 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt gần 31,73 tỷ USD.

Đăng ngày 03 - 01 - 2023
Lượt xem: 101
100%

thực phẩm nhập khẩu cung cấp tới 20% lượng tiêu dùng nội địa hằng năm tại Pháp. Mặc dù là cường quốc đại dương lớn thứ hai thế giới, song theo số liệu, gần 2/3 lượng tôm, cá tiêu thụ tại Pháp được nhập khẩu. Đồng thời, hơn một nửa lượng rau, quả tiêu dùng tại Pháp được nhập khẩu.

 

Xuất khẩu sang Pháp đạt 3,1 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2022

Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Pháp trong tháng 10/2022 đạt 360,4 triệu USD, tăng 27% so với tháng trước đó, tính chung 10 tháng đầu năm đạt 3,1 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm trước.

Trong những năm gần đây, Pháp luôn là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong khối Liên minh EU.

Hàng dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất sang thị trường pháp trong 10 tháng đầu năm 2022, đạt 581,4 triệu USD, tăng 35,8%, chiếm 18,6% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là điện thoại các loại và linh kiện đạt 556,7 triệu USD, tăng 0,26%, chiếm 17,8% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp theo là giày dép các loại đạt 535,5 triệu USD, tăng 46%, chiếm 17,1% tỷ trọng xuất khẩu.

Trong 10 tháng đầu năm 2022, một số mặt hàng xuất khẩu sang Pháp có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước đó: Đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 52,9%; hàng thủy sản tăng 40,6%; cà phê tăng 91,3%; sản phẩm từ sắt thép tăng 45,5%; cà phê tăng 91,3%.

Nông sản, thực phẩm nhập khẩu cung cấp tới 20% lượng tiêu dùng nội địa hằng năm tại Pháp. Mặc dù là cường quốc đại dương lớn thứ hai thế giới, song theo số liệu, gần 2/3 lượng tôm, cá tiêu thụ tại Pháp được nhập khẩu. Đồng thời, hơn một nửa lượng rau, quả tiêu dùng tại Pháp được nhập khẩu.

Ngoài nguyên nhân do diện tích trồng trọt liên tục giảm, một trong những lý do quan trọng khác là sự gia tăng không ngừng nhu cầu của thị trường đối với nhóm hàng nước trái cây và trái cây nhập khẩu (như trái bơ, xoài, thanh long…).

Mặc dù Pháp là quốc gia đứng đầu châu Âu về canh tác hữu cơ, nhưng với nhu cầu tăng cao, nguồn cung sản phẩm nông nghiệp hữu cơ của nước này cũng chỉ đủ cung cấp cho 67% nhu cầu nội địa. Vì vậy, tới 1/3 thực phẩm hữu cơ tiêu dùng nội địa tại Pháp phải nhập khẩu.

 

Xuất khẩu hàng dệt may 10 tháng năm 2022 tăng 21,6%

10 tháng năm 2022 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt gần 31,73 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng dệt may tháng 10/2022 tiếp tục giảm nhẹ 0,8% so với tháng 9/2022 nhưng vẫn tăng 2% so với tháng 10/2021, đạt trên 2,7 tỷ USD, cộng chung cả 10 tháng năm 2022 kim ngạch xuất khẩu tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2021, đạt gần 31,73 tỷ USD, chiếm 10,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước.

Trong đó, xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp có vốn FDI đạt19,38 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 61% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Mỹ luôn đứng đầu về tiêu thụ hàng dệt may của Việt Nam, đạt gần14,89 tỷ USD, chiếm 46,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2021; xuất sang EU đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt gần 3,66 tỷ USD, chiếm 11,5%, tăng 44,6%; tiếp đến thị trường Nhật Bản đạt 3,3 tỷ USD, chiếm 10,4%, tăng 28,4% và sang Hàn Quốc đạt trên 2,86 tỷ USD, chiếm 9%, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á chiếm 5,3% trong tổng kim ngạch, đạt 1,68 tỷ USD, tăng mạnh 30,4%; thị trường Canada chiếm 3,5%, đạt 1,12 tỷ USD, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường các nước FTA RCEP chiếm 29%, đạt9,24 tỷ USD, tăng 19,7%; Xuất khẩu sang thị trường các nước FTA CPTTP chiếm 16,7%, đạt 5,3 tỷ USD, tăng 34,4%.

Nhìn chung xuất khẩu hàng dệt may trong 10 tháng đầu năm 2022 sang đa số các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hàng dệt may 10 tháng năm 2022

ĐVT: USD

 

 

 

 

Kim ngạch xuất khẩu sang Australia tăng 33,7% trong 10 tháng đầu năm 2022

Trong 10 tháng đầu năm 2022, hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Australia tiếp tục tăng trưởng mạnh, thể hiện trên nhiều ngành hàng thương mại nông nghiệp và công nghiệp khác nhau.

Dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia trong 10 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng 33,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt kim ngạch 4,7 tỷ USD.

Trong đó, mặt hàng dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu là: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 46,4 triệu USD trong tháng 10/2022, tính chung 10 tháng đầu năm 2022 đạt 670,5 triệu USD, tăng 25,3%, chiếm 14,1% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là nhóm mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 39,5 triệu USD trong tháng 10, 10 tháng đạt 469,7 triệu USD, tăng 65%, chiếm 9,9% tỷ trọng xuất khẩu.

Một số nhóm mặt hàng có mức tăng trưởng ấn tượng trong 10 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước: Dầu thô tăng 92%; sắt thép các loại tăng 134,2%; cà phê tăng 97,5%; dây điện và dây cáp điện tăng 95,8%; máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 59,1%; bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc tăng 58,2%.

Số liệu xuất khẩu sang Australia 10 tháng đầu năm 2022

(Tính toán số liệu công bố ngày 11/11 của TCHQ)

 

Tin liên quan

Thông báo về việc hỗ trợ xây dựng Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đặc thù của tỉnh tại khu...(11/04/2024 2:19 CH)

ISO nâng gấp đôi dự báo về mức thiếu hụt đường thế giới vụ 2023/24(04/04/2024 9:23 SA)

Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam(04/04/2024 9:17 SA)

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ(04/04/2024 9:16 SA)

Dấu hiệu cho thấy Phi-líp-pin đã bước đầu thành công trong việc đa dạng hóa nguồn cung gạo và...(04/04/2024 9:14 SA)

Tin mới nhất

Thông báo về việc hỗ trợ xây dựng Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đặc thù của tỉnh tại khu...(11/04/2024 2:19 CH)

ISO nâng gấp đôi dự báo về mức thiếu hụt đường thế giới vụ 2023/24(04/04/2024 9:23 SA)

Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam(04/04/2024 9:17 SA)

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ(04/04/2024 9:16 SA)

Dấu hiệu cho thấy Phi-líp-pin đã bước đầu thành công trong việc đa dạng hóa nguồn cung gạo và...(04/04/2024 9:14 SA)