81 người đang online
°

10 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu cá tra phile đông lạnh vào thị trường Mỹ đạt gần 110 nghìn tấn, trị giá 474 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và 88% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Đăng ngày 03 - 01 - 2023
Lượt xem: 104
100%

rong tất cả các sản phẩm thủy sản nhập khẩu của Mỹ, cá tra phile đông lạnh có giá trung bình tăng mạnh nhất trong năm nay. Giá tôm chỉ tăng 7%, cá rô phi đông lạnh tăng 23%, cá tuyết đông lạnh tăng 28%, cá hồi tăng 18%, cá ngừ tăng 13%..

 

Cá tra là thủy sản tăng giá mạnh nhất ở Mỹ

Cá tra nhập khẩu vào Mỹ tăng rất mạnh về giá trị trong năm nay, chủ yếu nhờ giá nhập khẩu tăng cao nhất so với các thủy sản khác.

Cá tra phile đông lạnh là mặt hàng thủy sản nhập khẩu vào Mỹ có giá trung bình tăng mạnh nhất.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), giá trung bình cá tra phile đông lạnh nhập khẩu vào Mỹ 10 tháng đầu năm 2022 đạt 4,27 USD/kg, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong tất cả các sản phẩm thủy sản nhập khẩu của Mỹ, cá tra phile đông lạnh có giá trung bình tăng mạnh nhất trong năm nay. Giá tôm chỉ tăng 7%, cá rô phi đông lạnh tăng 23%, cá tuyết đông lạnh tăng 28%, cá hồi tăng 18%, cá ngừ tăng 13%...

10 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu cá tra phile đông lạnh vào thị trường Mỹ đạt gần 110 nghìn tấn, trị giá 474 triệu USD, tăng 24% về khối lượng và 88% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Như vậy, tới hết tháng 10 năm nay, nhập khẩu cá tra vào Mỹ đã vượt mức của cả năm 2021. Xu hướng gia tăng nhập khẩu cá tra đột phá hơn trong bối cảnh lạm phát làm hạn chế nhu cầu các loài thủy sản giá cao tại thị trường này. Nhập khẩu tôm vào Mỹ trong 10 tháng đầu năm giảm 2% về khối lượng, các loại giáp xác khác như cua ghẹ giảm 17%. Nhìn chung thị trường Mỹ đang có xu hướng tiêu thụ các loài cá nhiều hơn tôm, cua, nhuyễn thể.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính tới hết tháng 11/2022, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường Mỹ đạt 521 triệu USD, tăng 61% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, trong tháng 11, xuất khẩu cá tra sang thị trường này đã giảm 10% đạt gần 30 triệu USD.

VASEP nhận định, năm 2023, lạm phát có thể khiến nhu cầu thủy sản của Mỹ sẽ tiếp tục đà sụt giảm từ nửa cuối năm 2022, nhưng so với các ngành hàng thủy sản khác và các loài cá khác, cá tra vẫn có dư địa tốt hơn nhờ yếu tố nguồn cung dồi dào, giá hợp lý cho túi tiền người tiêu dùng, trong khi chất lượng ngày càng tốt hơn.

 

Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ tháng 10/2022 đạt mức cao nhất trong 16 tháng

Theo số liệu của USDA vừa được Liên đoàn Xuất khẩu Thịt Mỹ (USMEF) công bố, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ trong tháng 10/2022 đạt mức cao nhất trong 16 tháng.

Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ trong tháng 10/2022 đạt 238.198 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước và đây là mức cao nhất kể từ tháng 6/2021. Kim ngạch xuất khẩu thịt lợn tăng 13% lên 697,3 triệu USD, cao nhất kể từ tháng 5/2021. Tính chung 10 tháng năm 2022, khối lượng thịt lợn xuất khẩu của Mỹ đạt 2,18 triệu tấn, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, trị giá 6,26 tỷ USD (giảm 8%).

Xuất khẩu nội tạng lợn tăng mạnh trong tháng 10/2022, đạt mức 55.271 tấn, tăng 33% so với tháng 10/2021, kim ngạch xuất khẩu cao kỷ lục 126,2 triệu USD, tăng 29%. Tăng trưởng chủ yếu do xuất khẩu kỷ lục sang Trung Quốc/Hồng Kông (37.499 tấn, tăng 51% so với tháng 10/2021), xuất khẩu cũng tăng đáng kể sang Mexico (11.941 tấn, lớn nhất kể từ đầu năm 2020) và sang Nhật Bản (1.225 tấn, lớn nhất kể từ năm 2018). Tính chung 10 tháng năm 2022, tổng xuất khẩu nội tạng lợn của Mỹ đạt 426.232 tấn, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước, trị giá 1,03 tỷ USD (giảm 1%).

Xuất khẩu thịt lợn và nội tạng lợn trong tháng 10/2022 sang thị trường hàng đầu Mexico chỉ tăng nhẹ 1% về lượng so với tháng 10/2021, đạt 84.915 tấn, nhưng kim ngạch xuất khẩu sang Mexico đạt mức kỷ lục 203,1 triệu USD, tăng 41%.

Xuất khẩu thịt lợn tháng 10/2022 sang Trung Quốc/Hồng Kông tăng 37% so với tháng 10/2021, đạt 57.345 tấn, trị giá 141,3 triệu USD (tăng 39%). Mặc dù, xuất khẩu tăng phần lớn đối với nội tạng lợn, nhưng xuất khẩu thịt lợn cắt khúc sang thị trường này cũng tăng 16% lên 19.846 tấn, trị giá 54,1 triệu USD (tăng 37%).

Xuất khẩu thịt lợn tháng 10 sang Hàn Quốc tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái lên 12.535 tấn, giá trị tăng 26% lên 43,7 triệu USD.

Xuất khẩu thịt lợn tháng 10 sang Cộng hòa Dominica đạt 7.218 tấn, tăng 45% so với tháng 10/2021, giá trị xuất khẩu tăng 59% lên 21,8 triệu USD.

Xuất khẩu thịt lợn sang Colombia trong tháng 10 giảm 32% so với tháng 10/2021 cả về khối lượng (8.009 tấn) và giá trị (21,4 triệu USD).

 

Xuất khẩu thịt đỏ của New Zealand tăng

Xuất khẩu thịt đỏ trong tháng 10/2022 của New Zealand trị giá 737 triệu USD, tăng 6% so với tháng 10/2021

Theo phân tích của Hiệp hội Công nghiệp Thịt New Zealand (MIA), xuất khẩu ngành thịt đỏ của New Zealand sang Italia trong tháng 10/2022 đã tăng 244% so với tháng 10/2021, trong đó xuất khẩu thịt cừu và da bò tăng vọt.

Xuất khẩu thịt đỏ trong tháng 10/2022 của New Zealand trị giá 737 triệu USD, tăng 6% so với tháng 10/2021; trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều nhất, đạt 290 triệu USD, tiếp theo là Mỹ (134 triệu USD), Nhật Bản (32 triệu USD) và sau đó là Italia (26 triệu USD). Xuất khẩu sang Canada cũng tăng 82%, lên 22 triệu USD.

Ông Sirma Karapeeva - Giám đốc điều hành MIA cho biết tháng 10 là tháng xuất khẩu ổn định, nhưng xuất khẩu sang Italia có sự thay đổi đáng kể so với năm 2021.

Italia là thị trường quan trọng đối với da bò, loại da được sử dụng để sản xuất hàng xa xỉ. Xuất khẩu da bò tháng 10/2022 đã tăng 5,6 triệu USD so với tháng 10/2021 lên 19,5 triệu USD và đây là giá trị hàng tháng cao nhất trong hơn 4 năm.

Xuất khẩu thịt cừu sang Italia đạt trị giá 4,3 triệu USD, trong khi tháng 10/2021 hầu như không xuất khẩu. Điều này cho thấy tầm quan trọng của chiến lược thị trường xuất khẩu đa dạng. Tổng khối lượng xuất khẩu thịt cừu của New Zealand đạt 22.970 tấn, trị giá 289 triệu USD, giảm 6% về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Khối lượng xuất khẩu thịt bò hầu như không thay đổi so với tháng 10/2021, đạt mức 27.505 tấn, nhưng giá trị tăng 19% lên 273 triệu USD, chủ yếu xuất sang Trung Quốc tăng.

Ông Sirma Karapeeva cho biết: "Chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình ở Trung Quốc vì gần đây đã có sự suy yếu đáng kể trong lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ thực phẩm ở đó. Trung Quốc là thị trường quan trọng đối với ngành thịt đỏ của New Zealand và nhu cầu giảm chắc chắn ảnh hưởng đến giá cả." Có sự gia tăng về giá trị của hai nhóm hàng chính, với da bò sống tăng 37% lên 36 triệu USD và sản phẩm da bò chế biến tăng 38% lên 30 triệu USD. Nhìn chung, xuất khẩu trong tháng 10/2022 trị giá 175 triệu USD, tăng 12% so với tháng 10/2021.

 

Giá cước container lạnh từ Bắc Âu đến Trung Quốc giảm 11% trong hai tuần đầu tháng 12

Theo dữ liệu mới nhất từ Xeneta, giá cước tàu tuyến chính đã giảm từ mức trung bình dài hạn khoảng 5.000 USD/chiếc xuống còn 4.300 USD. Tốc độ suy giảm đang tăng nhanh từ mức dưới 5.000 USD vào đầu tháng 10, chỉ trong 2 tuần đầu tiên của tháng 12 đã giảm 11% so với tháng trước.

Peter Sand, chuyên gia phân tích của Xeneta, lưu ý: “Sau một thời gian ổn định trong đại dịch, những luồng gió thay đổi rõ ràng đang thổi vào ngành thương mại hàng lạnh này. Giá hàng ngày hầu như không thay đổi trong phần lớn năm 2021 và 2022, dao động quanh mức 5.000 USD. Khi giá cước đang giảm trên toàn thị trường, các công-ten-nơ lạnh vẫn hoạt động mạnh, đặc biệt là trên tuyến đường này.

“Tuy nhiên, nhu cầu yếu, khối lượng giảm và chuỗi cung ứng hiện đang thoát khỏi tình trạng tắc nghẽn (với tổng khối lượng ít hơn) đang gây áp lực giảm giá thực sự.”

Mặc dù giá vẫn ổn định, nhưng số lượng thực sự đã giảm từ quý 2 năm 2021. So với tình trạng ổn định trong quý 1, nhu cầu đã giảm trong thời gian còn lại của năm, dẫn đến số lượng giảm 19,5% trong năm- cùng kỳ (từ 304.000 TEU vào năm 2020). Điều này tiếp tục diễn ra trong những tháng đầu năm 2022, nhu cầu giảm 36%.

Tuy nhiên, nói một cách tương đối, giá cước lạnh trên tuyến này vẫn còn cao. Vào những ngày trước đại dịch năm 2019, đơn giá giao ngay trung bình cho một container 40” là 2.185 USD. Tất nhiên, điều đó cho thấy thực trạng giá cao hiện tại, nhưng nó cũng cho thấy có khả năng chúng sẽ giảm nhiều hơn nữa.”

Bất chấp những bất cập trên tuyến thương mại chính của Trung Quốc, hoạt động nhập khẩu hàng lạnh từ Bắc Âu đến Bắc Á và Đông Nam Á vẫn tăng mạnh. Sau khi tăng trưởng hàng năm về khối lượng là 8,7% vào năm 2021, trong 10 tháng đầu năm 2022 vẫn tăng 6,4% ở khu vực Bắc Á. Tuy nhiên, khối lượng nhập khẩu của Đông Nam Á đã giảm 1,8%.

Xeneta là một nền tảng định chuẩn giá cước vận tải đường biển và đường hàng không và thông tin thị trường đang chuyển đổi ngành vận tải biển và hậu cần. 

TT TT CN & TM

Tin liên quan

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)

Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2023 dự kiến đạt mức kỷ lục 2.836 triệu tấn(08/03/2024 10:17 SA)

Dự báo xuất khẩu thủy sản phục hồi nhẹ vào đầu năm 2024(22/01/2024 8:30 SA)

Sản lượng và xuất khẩu thịt gà, thịt lợn của Brazil năm 2023 và dự báo năm 2024(22/01/2024 8:24 SA)

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 11 tháng năm 2023(11/01/2024 9:57 SA)

Tin mới nhất

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)

Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2023 dự kiến đạt mức kỷ lục 2.836 triệu tấn(08/03/2024 10:17 SA)

Dự báo xuất khẩu thủy sản phục hồi nhẹ vào đầu năm 2024(22/01/2024 8:30 SA)

Sản lượng và xuất khẩu thịt gà, thịt lợn của Brazil năm 2023 và dự báo năm 2024(22/01/2024 8:24 SA)

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 11 tháng năm 2023(11/01/2024 9:57 SA)