28 người đang online
°

Một số nội dung cơ bản về Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng.

Đăng ngày 11 - 06 - 2021
Lượt xem: 45
100%

Nhằm triển khai có hiệu quả nội dung các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực một cách sâu rộng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Sở Công Thương

 

Nhằm triển khai có hiệu quả nội dung các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực một cách sâu rộng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Sở Công Thương

Nhằm triển khai có hiệu quả nội dung các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực một cách sâu rộng đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Sở Công Thương với một số nội dung tuyên truyền về Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2019.

 Nghị định 59/2019/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định) quy định chi tiết các điều, khoản của Luật Phòng, chống tham nhũng cụ thể như sau:

- Khoản 1 Điều 15 về trách nhiệm giải trình;

- Điều 17 về tiêu chí đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng;

- Điều 22 về tặng quà và nhận quà tặng;

- Điều 23 về kiểm soát xung đột lợi ích;

- Khoản 4 Điều 25 về vị trí công tác phải chuyển đổi và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương;

- Khoản 4 Điều 71 về trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác; việc hưởng lương, phụ cấp, quyền, lợi ích hợp phập khác và việc bồi thường, khôi phục lại quyền, lợi ích hợp pháp của người có chức vụ, quyền hạn sau khi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng;

- Điều 80 về áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước;

- Điều 81 về thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước;

- Điều 94 về xử lý hành vi vi phạm khác về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Bên cạnh đó, Nghị định còn quy định các biện pháp tổ chức thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, bao gồm:

- Thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 20 của Luật Phòng, chống tham nhũng;

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức;

- Chế độ thông tin, báo cáo về phòng, chống tham nhũng;

- Xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.

Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý; người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng.

Ngoài ra, doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước và người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức này thực hiện các quy định tại Chương VII của Nghị định.

Nghị định quy định rõ người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu để xảy ra vụ, việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách thì tùy theo tính chất, mức độ của vụ, việc sẽ xử lý kỷ luật với các hình thức: khiển trách; cảnh cáo; cách chức.

Điểm đáng chú ý trong Nghị định là quy định cảnh cáo đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lần đầu có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó và cách chức đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó mà đã bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước, ghi nhận tại Khoản 2, 3 Điều 83.

Nghị định 59/2019/NĐ-CP được ban hành góp phần nâng cao lòng tin của cán bộ, nhân dân vào bộ máy Nhà nước, thu hút được người tài vào các cơ quan, đơn vị, tạo sự gắn kết, phối hợp trong công tác; nâng cao hiệu quả của việc phòng, chống tham nhũng.

Thanh Hùng

Tin liên quan

Tin mới nhất