27 người đang online
°

sẢN XUẤT KINH DOANH 9/5/2020

Đăng ngày 09 - 05 - 2020
Lượt xem: 74
100%

Nhật Bản ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng thực phẩm nhập khẩu. Họ có sự nhạy cảm cao đối với những loại thực phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

 

Nhật Bản ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng thực phẩm nhập khẩu. Họ có sự nhạy cảm cao đối với những loại thực phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Một số lưu ý đối với mặt hàng rau và trái cây khi thâm nhập vào Nhật Bản

Người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng thực phẩm nhập khẩu. Họ có sự nhạy cảm cao đối với những loại thực phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Khi muốn xuất khẩu rau và trái cây sang thị trường Nhật Bản, cần phải nghiên cứu sở thích tiêu dùng của người Nhật. Tại thị trường Nhật Bản, người tiêu dùng chú trọng không chỉ đến chất lượng của rau và trái cây tươi, mà còn về hình thức của sản phẩm như kích thước, màu sắc,...

Ngoài ra, họ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng thực phẩm nhập khẩu. Họ có sự nhạy cảm cao đối với những loại thực phẩm không đạt tiêu chuẩn vệ sinh.

Chính phủ Nhật Bản ban hành một hệ thống quản lí danh mục thuốc trừ sâu, nhằm hạn chế việc bán hàng thực phẩm chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt mức cho phép. Ngoài ra việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng được chú trọng.

Vì vậy nhà xuất khẩu cần phải quản lí chặt chẽ các phương thức sản xuất, cũng như chất lượng sản phẩm ngay tại nơi sản xuất.

Có những trường hợp, nhà nhập khẩu rau quả đông lạnh của Nhật Bản đưa ra yêu cầu quản lí chất lượng ngay từ khâu trồng rau và trái cây tại nước xuất xứ. Do vậy, các nhà sản xuất nước ngoài phải cung cấp kết quả kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu và sơ đồ chuỗi sản xuất để có thể bán rau, trái cây tươi và chế biến cho các công ty Nhật Bản.

Nhằm đảm bảo tính an toàn và độ tin cậy của sản phẩm nông nghiệp tại Nhật Bản, tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practice) đã được giới thiệu và áp dụng rộng rãi.

Mặc dù GAP chưa đạt đến mức trở thành tiêu chuẩn mua hàng cho các nhà bán lẻ tại Nhật Bản, tuy nhiên nông sản nước ngoài sẽ dễ dàng để được nhập khẩu vào Nhật Bản hơn, nếu được sản xuất đảm bảo tuân theo qui trình GAP.

Hơn nữa, đối với sản phẩm thực phẩm chế biến, Nhật Bản đã giới thiệu HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point), một kĩ thuật kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm liên tục theo dõi và ghi lại các diễn biến để ngăn chặn mối nguy hại vật lí, hóa học, sinh học trong quá trình sản xuất, từ khâu mua nguyên liệu đến sản xuất và giao hàng.

Do đó, các nhà sản xuất có thể chứng minh họ đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa vệ sinh dịch tễ cần thiết trong khâu sản xuất thực phẩm chế biến, thông qua qui trình HACCP, để có thể xuất khẩu thực phẩm chế biến sang Nhật Bản dễ dàng hơn.

Một số loại rau và trái cây bị cấm nhập khẩu vào Nhật Bản tùy thuộc vào nơi xuất xứ. Theo nguyên tắc cơ bản, các sản phẩm tươi sống bị cấm nhập khẩu thì sẽ không được phép nhập khẩu.

Tuy nhiên, nếu xác định được rằng các công nghệ khử trùng diệt sâu bệnh nông nghiệp đã được áp dụng có hiệu quả tại nước sản xuất, thì một số sản phẩm nằm trong danh sách đàm phán cấp chính phủ giữa nước xuất khẩu và Nhật Bản có thể sẽ được tháo gỡ lệnh cấm và được phép nhập khẩu vào Nhật Bản.

Để được chấp thuận nhập khẩu, nhà sản xuất phải trả chi phí mời các cán bộ kiểm dịch Nhật Bản sang kiểm tra thực địa, và thời gian kiểm tra đôi khi có thể kéo dài đến một vài năm.

Hiệp hội dệt may châu Âu công bố trang web hướng dẫn việc sản xuất và phân phối khẩu trang

Hiện tại, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp chuyển đối sản xuất các mặt hàng phòng dịch, hiệp hội dệt may châu Âu đã công bố trang web: https://euratex.eu/covid-19 nhằm hướng dẫn tổng thể các thông tin về khẩu trang.

Tại trang web này, doanh nghiệp có thể nắm bắt được các hướng dẫn kỹ thuật, đơn vị kiểm tra, nhu cầu của EU cũng như rất nhiều đơn hàng mà các doanh nghiệp công bố và được cập nhật thường xuyên

https://euratex.eu/wp-content/uploads/EURATEX_List-of-Offers-Requests-for-materials-and-suppliers_May-6.pdf

Cảnh báo doanh nghiệp lừa đảo của Áo - Econfloor austria GmbH

Vừa qua, Thương vụ Việt Nam tại Áo đã thực hiện việc kiểm tra công ty Econfloor austria GmbH của Áo (www.econfloor.com) và nhận thấy công ty này có những biểu hiện, dấu hiệu lừa đảo. Thương vụ khuyến nghị các công ty Việt Nam không tiếp xúc, giao dịch với doanh nghiệp này.

Đấu mối liên hệ của công ty Áo này là: Ông Peter Witek (ĐT: +436604870481, +436607347048).

Cảnh báo CE

Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển nhận được thông tin từ một doanh nghiệp Đan Mạch về việc một số doanh nghiệp Việt Nam dùng CE được cấp bởi các tổ chức không được EU công nhận để xuất khẩu trang thiết bị, vật tư y tế vào EU. Về vấn đề này, Thương vụ đã có hướng dẫn chi tiết về CE. Đề nghị doanh nghiệp tham khảo trước khi xuất khẩu vào EU.

Chứng nhận CE đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường EU:
https://vietnordic.com/2020/04/chung-nhan-ce-doi-voi-hang-hoa-luu-thong-tren-thi-truong-eu/

Danh sách các cơ quan chịu trách nhiệm về CE ở các nước EU:
https://ec.europa.eu/growth/single-market/ce-marking/in-your-country_en

Danh sách các cơ quan cấp CE cho trang thiết bị y tế được EU công nhận:
https://ec.europa.eu/growth/tools-databases/nando/index.cfm?fuseaction=directive.notifiedbody&sort=name&dir_id=13&fbclid=IwAR1LZCJ31bLrWji8pG6PUvs6OwunRF2Uf59S-mpnc_B6vT4mcdRKJxbP6go

TT TT Cn & TM

Tin liên quan

Tin mới nhất

Chính sách tiền tệ mới của Ai Cập tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam(04/04/2024 9:23 SA)

Vụ mía đường của Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng tốt hơn dự kiến(04/04/2024 9:22 SA)

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:08 SA)

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)

Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2023 dự kiến đạt mức kỷ lục 2.836 triệu tấn(08/03/2024 10:17 SA)