28 người đang online
°

Sản xuất kinh doanh 27/6/2017

Đăng ngày 27 - 06 - 2017
Lượt xem: 66
100%

Bộ Tài chính, trên thị trường thế giới, so với tháng 4/2017, giá chào bán gạo xuất khẩu tháng 5/2017 tăng tại thị trường Việt Nam và Thái Lan do triển vọng xuất khẩu tăng

 

Bộ Tài chính, trên thị trường thế giới, so với tháng 4/2017, giá chào bán gạo xuất khẩu tháng 5/2017 tăng tại thị trường Việt Nam và Thái Lan do triển vọng xuất khẩu tăng

Xuất khẩu thủy sản Ấn Độ: Tôm đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất

Nhờ nhu cầu tôm đông lạnh tăng cao từ các thị trường thế giới, thủy sản Ấn Độ đạt kim ngạch XK cao kỷ lục 5,78 tỷ USD trong năm tài chính 2016-2017.

Mỹ và Đông Nam Á tiếp tục là các nhà NK lớn nhất của thủy sản Ấn Độ trong khi nhu cầu từ EU cũng tăng mạnh.

Tôm đông lạnh tiếp tục là sản phẩm XK chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng XK thủy sản của nước này với 38,28% về khối lượng và 64,50% về giá trị. XK tôm tăng 16,21% về khối lượng và 20,33% về giá trị so với cùng kỳ năm trước đó.

XK thủy sản Ấn Độ tăng trưởng chủ yếu nhờ sản lượng tôm chân trắng nước này tăng, đa dạng hóa các loài thủy sản nuôi, các biện pháp bền vững đảm bảo chất lượng, tăng cơ sở sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng.

XK tôm chân trắng tăng 28,46% về khối lượng trong năm tài chính 2016-2017. Về giá trị, khoảng 49,55% tôm chân trắng được XK sang Mỹ; 23,28% được XK sang các nước Đông Nam Á; 13,17% được XK sang EU; 4,53% sang Nhật Bản; 3,02% sang Trung Đông và 1,35% sang Trung Quốc.

Nhật Bản là thị trường chính của tôm sú Ấn Độ với thị phần 43,84% về giá trị, tiếp đó Mỹ (23,44%) và Đông Nam Á (11,33%). Tôm đông lạnh tiếp tục là sản phẩm XK chính sang Mỹ với tỷ trọng 94,77% về giá trị trong khi tôm chân trắng XK sang nước này tăng 25,6% về khối lượng và 31,75% về giá trị.

Nhu cầu tăng bù đắp cho giá tôm giảm

Nhu cầu tăng phần nào bù đắp cho giá tôm chân trắng giảm. Giá tôm chân trắng Ấn Độ đã giảm mạnh trong tuần cuối tháng 5/2017 do các địa phương đồng loạt thu hoạch.

Trong những tháng vừa qua, nhu cầu từ các thị trường chính như Bắc Mỹ và EU tăng tốt. Giá đã giảm ít hơn dự kiến tuy nhiên có thể tiếp tục giảm trong tháng 6 phụ thuộc vào nhu cầu từ các thị trường.

Tổng sản lượng tôm Ấn Độ đạt khoảng 320.000 tấn năm 2016 và dự kiến tăng lên 350.000 tấn năm nay.

 

Xuất khẩu hàng xơ, sợi dệt lấy lại đà tăng trưởng

Hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam đã xuất khẩu trên 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Trung Quốc (đại lục) là thị trường chủ lực...

Số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng 5/2017, xuất khẩu hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam đã lấy lại đà tăng trưởng, tăng 5,8% về lượng và tăng 5,6% về trị giá so với tháng 4/2017, đạt lần lượt 112,5 nghìn tấn, trị giá 303,7 triệu USD, nâng lượng xơ sợi dệt xuất khẩu 5 tháng 2017 lên 514 nghìn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, tăng 17,8% về lượng và tăng 27,6% về trị giá so với cùng kỳ 2016.

Hàng xơ, sợi dệt của Việt Nam đã xuất khẩu trên 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó Trung Quốc (đại lục) là thị trường chủ lực bởi có vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa, chiếm 54,7% về lượng, đạt 281,2 nghìn tấn, trị giá 766,6 triệu USD, tăng 20,89% về lượng và tăng 31,82% về trị giá. Đứng thứ hai là thị trường Hàn Quốc với tốc độ tăng trưởng cả về lượng và trị giá, tăng tương ứng 44,82% và 44,02%, đạt lần lượt 57,1 nghìn tấn, trị giá 137,3 triệu USD, kế đến là thị trường Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên tốc độ xuất khẩu mặt hàng này sang Thổ Nhĩ Kỳ lại suy giảm cả lượng và trị giá, tương ứng với 21,4 nghìn tấn, trị giá 49,6 triệu USD, giảm 44,72% về lượng và giảm 33,65% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, 5 tháng 2017, xuất khẩu hàng xơ, sợi dệt sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng dương (chiếm 76,4%), trong đó xuất sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng mạnh vượt trội, tăng 85,67% về lượng và tăng 62,98% về trị giá, tuy chỉ xuất 11,2 nghìn tấn, kim ngạch 31,5 triệu USD. Ngoài ra, xuất khẩu sang thị trường Hongkong (Trung Quốc) và Pakistan có tốc độ tăng trưởng khá, tăng lần lượt 74,54% và 67,77% về trị giá; tăng 64,49% và 6,6% về kim ngạch. Ngược lại, số thị trường với tốc độ tăng trưởng âm chỉ chiếm 23,5% và xuất sang Thổ Nhĩ Kỳ giảm mạnh nhất.

Thống kê TCHQ thị trường xuất khẩu xơ sợi dệt 5 tháng 2017

Thị trường

5 tháng 2017

So sánh cùng kỳ (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

514.090

1.371.262.618

17,8

27,6

Trung Quốc

281.273

766.612.603

20,89

31,82

Hàn Quốc

57.168

137.339.656

44,82

44,02

Thỗ Nhì Kỳ

21.441

49.629.121

-44,72

-35,65

Thái Lan

15.458

33.448.858

21,91

35,23

Ân Độ

13.231

48.144.712

39,01

39,13

Hồng Kông

11.837

42.813.886

74,54

64,49

Đài Loan

11.205

31.591.693

85,67

62,98

Braxin

10.331

28.528.139

13,74

43,89

Ai Cập

9.538

19.769.599

21,86

25,84

Malaixia

8.203

21.509.470

-11,55

-1,97

Anh

7.683

6.659.919

14,11

9,51

Nhật Bản

7.097

27.948.365

45,31

57,09

Indonesia

5.959

20.666.060

24,59

2,82

Pakistan

5.716

12.684.300

67,77

6,60

Philippine

5.400

11.834.955

-13,23

-5,34

Hoa Kỳ

5.241

7.514.801

-43,99

-30,16

Cămpuchia

3.564

8.997.642

15,38

25,55

Italia

620

4.174.316

4,91

9,94

 

Giá gạo tháng 6 dự báo có khả năng tăng nhẹ

Cục Quản lý giá dự báo, thời gian tới, nguồn cung gạo tiếp tục được bổ sung từ vụ Hè Thu sớm, trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng nên giá thóc, gạo trong nước được dự báo có khả năng ổn định hoặc tăng nhẹ.

Theo báo cáo của Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, trên thị trường thế giới, so với tháng 4/2017, giá chào bán gạo xuất khẩu tháng 5/2017 tăng tại thị trường Việt Nam và Thái Lan do triển vọng xuất khẩu tăng.

Tại Thái Lan, loại 5% tấm giá khoảng 385 - 411 USD/tấn, tăng 26,5 USD/tấn; loại 25% tấm giá ở mức khoảng 360 - 374 USD/tấn, tăng 25 USD/tấn. Tại Việt Nam, loại 5% tấm dao động ở mức 355 - 375 USD/tấn, tăng 10 USD/tấn, loại 25% tấm dao động ở mức 330 - 340 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn.

Ngày 23/5/2017, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Bộ Lương thực Bangladesh, ông Advocate Qamrul Islam đã chính thức ký gia hạn Bản ghi nhớ (MOU) về thương mại gạo giữa hai nước. Bản ghi nhớ được kéo dài đến năm 2022, theo đó, mỗi năm Việt Nam sẽ cung cấp cho Bangladesh số lượng gạo các loại lên đến 1 triệu tấn.

Ngay sau khi ký kết bản ghi nhớ, phía Bangladesh đã thông báo việc nước này mong muốn mua ngay của Việt Nam khoảng 250.000 - 300.000 tấn gạo trắng 5% và tăng lên 500.000 tấn gạo trong năm 2017. Đồng thời, phía bạn đã mời đầu mối cung cấp chính thức của Việt Nam sang Bangladesh trong thời gian sớm nhất để làm việc, đàm phán về giá cả và khối lượng, phương thức giao hàng... Đầu mối doanh nghiệp thực hiện các hợp đồng là Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2).

Trong nước, tại miền Bắc, giá thóc tẻ thường tháng 5/2017 cơ bản dao động ổn định và phổ biến ở mức 6.700 - 7.500 đồng/kg, giá một số loại thóc chất lượng cao hơn phổ biến ở mức 8.000 - 9.500 đồng/kg; giá gạo tẻ thường dao động phổ biến ở mức 8.500 - 14.000 đồng/kg.

Tại miền Nam, giá thóc gạo tháng 5/2017 có xu hướng tăng so với tháng 4/2017 do nhu cầu xuất khẩu tăng. Giá thóc khô tại kho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long loại thường phổ biến dao động 5.300 - 5.600 đồng/kg, tăng 175 đồng/kg. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì giao tại mạn tàu hiện khoảng 7.400 - 7.675 đồng/kg, tăng 25 đồng/kg; gạo 25% tấm khoảng 7.100 - 7.400 đồng/kg, tăng 25 đồng/kg.

Trên cơ sở tình hình thực tế của tháng 5 vừa qua, cơ quan quản lý giá dự báo, thời gian tới, nguồn cung gạo tiếp tục được bổ sung từ vụ Hè Thu sớm, trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng nên giá thóc, gạo trong nước được dự báo có khả năng ổn định hoặc tăng nhẹ. Giá gạo thế giới cũng tăng do nhu cầu nhập khẩu tăng.

 TT TT Cn & TM

 

Tin liên quan

Tin mới nhất

Chính sách tiền tệ mới của Ai Cập tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam(04/04/2024 9:23 SA)

Vụ mía đường của Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng tốt hơn dự kiến(04/04/2024 9:22 SA)

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:08 SA)

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)

Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2023 dự kiến đạt mức kỷ lục 2.836 triệu tấn(08/03/2024 10:17 SA)