9 người đang online
°

NGƯỜI TIÊU DÙNG – Quyền và Nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

Đăng ngày 15 - 03 - 2015
Lượt xem: 37
100%

Nhân Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới - 15 tháng 3, cùng xác định và nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể :

 

Nhân Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới - 15 tháng 3, cùng xác định và nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể :

Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới - 15 tháng 3

 

Trong những năm trước "đổi mới", nhận thức của toàn xã hội về quyền lợi của người tiêu dùng nói chung và hệ thống pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nói riêng gần như không tồn tại. Cơ chế quản lý kinh tế bao cấp dựa trên kế hoạch hóa tập trung vào vấn đề sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ, nhu cầu của người tiêu dùng được nhà nước quản lý thông qua hệ thống tem phiếu.

Kể từ thời kỳ đổi mới, khi Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, đã xuất hiện quan hệ mua bán, giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ với một bên là người bỏ tiền ra mua hàng hoá và dịch vụ để phục vụ cho sinh hoạt, tiêu dùng của cá nhân, gia đình và tổ chức (được gọi chung là người tiêu dùng) và vai trò của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao; từ đây, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được xác định và quy định bởi pháp luật; Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới đều coi trọng công tác này, bởi lẽ bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội.

Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 là bước đi đầu tiên trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bộc lộ những hạn chế và bất cập như tính khả thi của Pháp lệnh và Nghị định hướng dẫn chưa cao, nhiều quy định khá chung chung khó thực thi; một số điểm chưa mang tính cập nhật hoặc chưa bao quát được những vấn đề liên quan đến tự do hoá thương mại và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, vì vậy, nhằm phù hợp với tình hình mới, ngày 17 tháng 11 năm 2010 taị kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII  đã thông qua Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011,

Nhân Ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới - 15 tháng 3, cùng xác định và nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể :

Căn cứ theo Điều 8, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định người tiêu dùng có 8 quyền cơ bản sau đây:

1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.

2. Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.

3. Được lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

4. Được góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

5. Được tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.

7. Được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.

Đi đôi với quyền, người tiêu dùng có 2 nghĩa vụ chính được quy định tại Điều 9 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 về nghĩa vụ của người tiêu dùng là:

1. Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

2. Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng./.

                                                                            

                                                                      Thanh Vâng (PQLTM)

Tin liên quan

Tin mới nhất