25 người đang online
°

HƯỚNG DẪN CẤP, THU HỒI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Đăng ngày 26 - 02 - 2015
Lượt xem: 2
100%

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 58/2014/TT-BCT quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực từ ngày 06/02/2015

 

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 58/2014/TT-BCT quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực từ ngày 06/02/2015

Ngày 22 tháng 12 năm 2014, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 58/2014/TT-BCT quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương, có hiệu lực từ ngày 06/02/2015. Thông tư này thay thế Thông tư số 29/2012/TT-BCT ngày 05/10/2012 quy định cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

            Thông tư này áp dụng cho các đối tượng: các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương bao gồm: rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột, bánh, mứt, kẹo, dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.

            Và không áp dụng đối với:

            a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ

            b) Buôn bán hàng rong;

            c) Cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.

            Tuy nhiên các đối tượng này phải đăng ký hoặc cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm sản xuất, kinh doanh theo quy định của Luật an toàn thực phẩm với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương theo phân cấp quản lý. Nghĩa là đăng ký hoặc cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm tại Phòng Y Tế hoặc Phòng Kinh tế thành phố, Phòng Kinh tế Hạ tầng các huyện.

            Thông tư này cũng giải thích rõ “cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ là cơ sở do cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện đăng ký hộ kinh doanh và cơ sở không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định”.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận

2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

3. Bản thuyết minh cơ sở vật chất

4. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).

5. Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).

Sở Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đối với các cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:

- Rượu: dưới 3 triệu lít sản phẩm/năm

- Bia: dưới 50 triệu lít sản phẩm/năm

- Nước giải khát: dưới 20 triệu lít sản phẩm/năm

- Sữa chế biến: dưới 20 triệu lít sản phẩm/năm

- Dầu thực vật:  dưới 50 ngàn tấn sản phẩm/năm

- Bánh kẹo: dưới 20 ngàn tấn sản phẩm/năm

- Bột và tinh bột: dưới 100 ngàn tấn sản phẩm/năm

- Dụng cụ, vật liệu bao gói chuyên dụng gắn liền và chỉ sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm trên.

Và các cơ sở kinh doanh thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân bán buôn hoặc đại lý bán buôn trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ sở bán lẻ thực phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố đó.

Giấy chứng nhận này có hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp./.

                                                                                  

Kim Toàn

                                                                                    (P.KTAT-MT)

Tin liên quan

Tin mới nhất