53 người đang online
°

Doanh nghiệp cần biết 19/11/2012

Đăng ngày 19 - 11 - 2012
Lượt xem: 20
100%

 

Bộ Tài chính: Không thể giảm thuế VAT xuống 5%

Trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, một số cử tri đề nghị, Chính phủ cần giảm thuế VAT xuống 5% để kích cầu tiêu dùng, đồng thời giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 10-15%.

Trước ý kiến của cử tri, Bộ Tài chính đã có văn bản trả lời về vấn đề này.

Bộ Tài chính cho rằng, việc miễn hoặc giảm thuế suất thuế VAT từ 10% xuống 5% là có nhiều bất cập. Bởi, thuế VAT là thuế gián thu đánh trên tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Người mua hàng hoá, dịch vụ là người trả thuế nên việc giảm thuế cũng không làm giảm chi phí cho doanh nghiệp. Do đó, theo thông lệ quốc tế cũng không có quy định miễn, giảm thuế suất đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế VAT.

Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính, mức thuế suất thuế VAT của Việt Nam là mức thấp so với các nước trên thế giới (qua thống kê mức thuế suất của 112 nước, có 88 nước có mức thuế suất từ 12%- 25%, còn lại 24 nước phổ biến ở mức 10%).

Kinh nghiệm quốc tế trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 cũng cho thấy các nước không sử dụng giải pháp giảm thuế VAT để kích cầu tiêu dùng.

Vì thế, “Việc sử dụng giải pháp điều chỉnh thuế suất VAT trong một giai đoạn nào đó thực tế sẽ không hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp và Nhà nước cũng không kiểm soát được việc giảm giá bán của sản phẩm”, Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Về việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 25% hiện nay xuống còn 10-15%, Bộ Tài chính cho biết “khó có thể thực hiện được”.

Bộ này đưa ra 3 lý do để lý giải vì sao. Đó là:

(1) Mức thuế suất 25% là mức thấp (bình quân chung của83 nước trên thế giới là 27%). Một số nước xung quanh có mức thuế suất phổ thông 30% như Philipine, Thái Lan; một số nước có mức thuế suất tương tự như Trung Quốc 25%, Malaysia 25%. Mặc dù thuế suất phổ thông là 25% nhưng nếu tính cả các ưu đãi thuế như nêu trên thì mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thực của Việt Nam chỉ khoảng 16,32%.

(2) Ngày 21/6/2012, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 trong đó quy định giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2012 đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, theo đó, đã góp phầntháo gỡ, giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.

(3) Hiện nay, Bộ Tài chính đang triển khai nghiên cứu xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 5/2013).

“Việc giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được xem xét, cân nhắc để có lộ trình cụ thể phù hợp với Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020, phù hợp với mức thuế suất thuế TNDN của các nước trong khu vực”, Bộ Tài chính cho biết.

Vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm phạt đến 100 triệu đồng

Theo Nghị định 91/2012/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm vừa được Chính phủ ban hành, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100 triệu đồng.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy;... tịch thu tang vật, phương tiện để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm;...

Phạt từ 3-5 triệu đồng hành vi sử dụng thịt chưa qua kiểm dịch thú y

Nghị định quy định phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thịt hoặc sản phẩm được chế biến từ thịt chưa qua kiểm tra vệ sinh thú y hoặc đã qua kiểm tra nhưng không đạt yêu cầu để chế biến thực phẩm.

Mức phạt trên cũng áp dụng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng trong sản xuất kinh doanh nhưng vượt quá giới hạn cho phép.

Phạt tiền từ 10-15 triệu đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, chế biến thực phẩm.

Sử dụng phụ gia thực phẩm không rõ xuất xứ phạt đến 25 triệu đồng

Phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, chế biến thực phẩm; sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng để sản xuất, chế biến thực phẩm.

Đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến có chứa chất độc hại hoặc sử dụng phụ gia là chất độc hại để sản xuất, chế biến thực phẩm bị phạt tiền từ 20-40 triệu đồng.

Phạt nặng hành vi sử dụng hóa chất bị cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm

Đối với hành vi sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 9-12 tháng trong trường hợp tái phạm.

Phạt tiền bằng 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi  sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt từ 30 - 50 triệu đồng thấp hơn 7 lần giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm nhưng số tiền phạt không quá 100 triệu đồng.
 TT TT Cn & TM

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thông báo về việc hỗ trợ xây dựng Điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, đặc thù của tỉnh tại khu...(11/04/2024 2:19 CH)

ISO nâng gấp đôi dự báo về mức thiếu hụt đường thế giới vụ 2023/24(04/04/2024 9:23 SA)

Hoa Kỳ tăng nhẹ thuế chống bán phá giá cá tra Việt Nam(04/04/2024 9:17 SA)

Giá gạo tăng, Senegal tìm nguồn cung gạo tấm ngoài Ấn Độ(04/04/2024 9:16 SA)

Dấu hiệu cho thấy Phi-líp-pin đã bước đầu thành công trong việc đa dạng hóa nguồn cung gạo và...(04/04/2024 9:14 SA)