49 người đang online
°

EU ban hành quy định về sửa đổi liên quan đến chứng nhận vệ sinh thú y

Đăng ngày 29 - 07 - 2024
Lượt xem: 29
100%

Ngày 9/7/2024, EU ban hành Quy định (EU) 2023/2814 sửa đổi Quy định thực hiện (EU) 2020/2235, Quy định (EU) 2016/429 và (EU) 2017/625 liên quan đến Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sản động vật; sản phẩm động vật đối với các lô hàng xuất khẩu và lưu thông tại EU.

 

EU ban hành quy định về sửa đổi liên quan đến chứng nhận vệ sinh thú y

Ngày 9/7/2024, EU ban hành Quy định (EU) 2023/2814 sửa đổi Quy định thực hiện (EU) 2020/2235, Quy định (EU) 2016/429 và (EU) 2017/625 liên quan đến Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm sản động vật; sản phẩm động vật đối với các lô hàng xuất khẩu và lưu thông tại EU.

Cụ thể như sau:

Giấy chứng nhận chính kiểm dịch  và an toàn thực phẩm sản phẩm động vật  đối với gelatine dùng cho người không phải là viên nang gelatine không có nguồn gốc từ xương động vật nhai lại;

Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch  và an toàn thực phẩm các sản phẩm tinh chế sâu được mô tả trong Phần XVI của Phụ lục III của Quy định số (EC) 853/2004, dành  người tiêu dùng.

Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch  và an toàn thực phẩm các sản phẩm hỗn hợp/ phối chế được bảo quản ở nhiệt độ phòng dành cho người và các sản phẩm hỗn hợp/ phối chế tổng hợp yêu cầu điều kiện bảo quản dành cho  người và có chứa thành phần sản phẩm thịt trừ gelatine không có nguồn gốc từ xương động vật nhai lại, collagen không có nguồn gốc từ xương động vật nhai lại và các sản phẩm đã được tinh chế sâu và sản phẩm có chứa hàm lượng sữa non.

Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch  và an toàn thực phẩm quá cảnh EU từ nước thứ ba hoặc lưu thông trong EU, các sản phẩm hỗn hợp/ tổng hợp phối chế có chưa thịt bảo quản ở nhiệt độ phòng dành cho người trừ gelatine, collagen và các sản phẩm tinh chế sâu và có thành phần sữa non;

Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch trong trường hợp giám định trước giết mổ tại nơi xuất xứ;

Mẫu giấy chứng vệ sinh thú y trường hợp giết mổ khẩn cấp ngoài lò mổ tập trung.

Quy định này có hiệu lực từ 29 tháng 7 năm 2024.

EU cũng quy định thời gian chuyển tiếp đến 29 tháng 4 năm 2025. Đối với các giấy chứng nhận  được ban hành trước ngày 25/1/2025 theo mẫu cũ tại Quy định số 2020/2235 vẫn được áp dụng. 

Chi tiết các sửa đổi mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, tham khảo lại link: https://eur-lex.europa.eu/legal-content/EN/TXT/?uri=OJ:L_202401874

 

Indonesia sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần theo dõi sát thông tin thị trường

Trước sức ép to lớn của các doanh nghiệp và người công nhân lao động về hàng hóa nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc, đặc biệt là nhóm hàng dệt may đang, tràn ngập thị trường Indonesia, Chính phủ Indonesia đã có những tuyên bố cam kết bảo vệ ngành dệt may nước này.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan cho biết “Chính phủ Indonesia tái khẳng định cam kết bảo vệ ngành dệt may trong nước trước làn sóng hàng nhập khẩu dệt may tràn ngập thị trường nội địa, gây sức ép to lớn lên ngành dệt may, khiến cho lực lượng lao động ngành dệt may bị sa thải hàng loạt. Tổng thống Joko Widodo đã chuẩn thuận chính sách bảo vệ ngành dệt may, theo đó sẽ có ít nhất có 02 biện pháp sẽ áp dụng, đó là áp thuế chống bán phá giá và thuế tự vệ; các mức thuế tự vệ có thể từ mức 100-200%”.

Ngày 05/07/2024, Bộ trưởng Thương mại Indonesia cũng cho biết thêm, ngoài nhóm hàng dệt may, Chính phủ cũng cân nhắc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các nhóm hàng khác: hàng điện tử, giày dép , gạch ốp lát và mỹ phẩm.

Các biện pháp phòng vệ sẽ nhanh chóng sớm được ban hành. Bộ trưởng Bộ Tài chính Indonesia tuyên bố Bộ này sẽ ban hành quyết định áp thuế ngay sau khi có thông báo đồng thuận của Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp. Thông báo của Bộ trưởng Thương mại Indonesia không chỉ rõ đích danh hàng nhập khẩu từ nước nào sẽ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông, hiệp hội ngành hàng có liên quan của Indonesia đều đồng loạt lên tiếng chỉ rõ hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường là nguyên nhân chủ đạo.

Ngành dệt may Indonesia đang trong giai đoạn khó khăn với số lượng đơn hàng xuất khẩu giảm, nhiều nhà máy đóng cửa. Số lượng công nhân bị sa thải nhiều. Theo số liệu chính thức của Cơ quan bảo hiểm an sinh xã hội của Indonesia, đã có 46,001 lao động trong ngành dệt may ngừng tham gia bảo hiểm trong giai đoạn từ tháng 01/2023-05/2024 (trong tổng số gần 600 ngàn lao động đăng ký tham gia bảo hiểm). Tuy nhiên, số liệu của hiệp hội ngành, trong giai đoạn trên đã có tới gần 140.000 lao động bị sa thải.

Theo Hiệp hội dệt Indonesia, thị trường nội địa Indonesia hiện không chỉ tràn nhập hàng Trung Quốc mà sản phẩm dệt may từ các nước khác có sự gia tăng trong Quý 1/2024 như: Bra-xin tăng 96,35%; Việt Nam tăng 4,85%; Malaysia tăng 3,79% và Singapore 25,19%. Dự kiến Quý 2/2024 còn gia tăng hơn nữa do sản xuất trong nước đang giảm. Các sản phẩm dệt may nhập lậu bán dưới giá thành hiện đang bán lan tràn trên các sàn thương mại điện tử và các chợ truyền thống bên cạnh các sản phẩm dệt may nhập khẩu hợp pháp. Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia cũng lên tiếng cần bảo vệ ngành dệt may. Đã có các biểu tình của công nhân ngành dệt may tại Jakarta ngày 03/07/2024 với 01 trong các yêu sách chính là phải thu hồi Quyết định số 08/2024 ngày 17/5/2024 (Quy định nới lỏng nhập khẩu hàng hóa) và cho Chính phủ thời hạn 07 ngày để xem xét quyết định nếu không sẽ tiếp tục có các cuộc biểu tình lớn của công nhân ngành dệt may.

Các ngành dệt may, giày dép, hàng điện tử dự kiến Indonesia áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đang là những mặt hàng xuất khẩu chính, rất quan trọng của Việt Nam sang thị trường Indonesia với tổng kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này là 1,5 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Indonesia trong năm 2023 (Trong đó dệt may và nguyên liệu là 798,5 triệu USD-chiếm 15,7%; giày dép là 100 triệu USD-chiếm 2%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 233,6 triệu USD-chiếm 5%, điện thoại đi động 368 triệu USD-chiếm 7,3%); Các nhóm hàng này của Indonesia có lợi thế cạnh tranh so sánh thấp hơn các sản phẩm cùng loại đến từ các trung tâm sản xuất khác như Trung Quốc, Việt Nam, Maylaysia (hàng điện tử)…vì vậy nước này dự kiến áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại có khả năng không chỉ đối với sản phẩm của Trung Quốc mà còn có khả năng rất cao bao gồm cả các sản phẩm xuất khẩu từ nước khác trong đó có Việt Nam, đặc biệt khi nước này sử dụng biện pháp tự vệ thương mại toàn cầu. Việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với cả hàng hóa từ các nước ngoài Trung Quốc sẽ làm giảm áp lực chính trị từ Trung Quốc (nhà đầu tư và đối tác thương mại hàng đầu hiện nay của Indonesia) đối với Indonesia, tránh bị chỉ trích là phân biệt đối xử đối với riêng hàng hóa từ Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc giảm thêm sức cạnh tranh hàng hóa đến từ Việt Nam (đặc biệt ngành dệt may) phần nào sẽ giúp ngành dệt may nước này phục hồi đơn hàng (chuyển đơn hàng sản xuất hàng may mặc của các thương hiệu thời trang quốc tế tại Việt Nam sang Indonesia sản xuất để bán tại thị trường Indonesia…). Để xoa dịu sức ép dư luận, bảo vệ sản xuất trong nước, ngoài việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, nhiều khả năng Indonesia cũng sẽ thắt chặt trở lại kiểm soát nhập khẩu đối với các nhóm hàng này.

Trước động thái Chính phủ Indonesia sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bảo vệ hàng hóa sản xuất trong nước, các doanh nghiệp, hiệp hội xuất khẩu Việt nam thuộc các nhóm hàng liên quan cần theo dõi sát sao thị trường, tham vấn các đơn vị hữu quan của Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia để có những giai pháp ứng phó trong trường hợp Indonesia áp dụng các biện pháp phòng vệ có liên quan tới hàng hóa xuất khẩu của Việt nam. 

 

Cục Phòng vệ thương mại ban hành Bản câu hỏi điều tra chính thức dành cho nhà sản xuất⁄xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc (mã vụ việc: AD19)

Ngày 14 tháng 6 năm 2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1535⁄QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Đại Hàn Dân Quốc (mã vụ việc: AD19). Chi tiết về phạm vi, nội dung và thời hạn điều tra xem tại Quyết định số 1535⁄QĐ-BCT và Thông báo kèm theo.

Cục Phòng vệ thương mại (Cơ quan điều tra) đã gửi bản câu hỏi điều tra chính thức cho các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu nước ngoài mà Cơ quan điều tra biết để trả lời bản câu hỏi điều tra. Thời hạn để trả lời bản câu hỏi điều tra là trước 17h00 ngày 07 tháng 8 năm 2024 (theo giờ Hà Nội).

Để đảm bảo quyền và lợi ích của mình, Cơ quan điều tra đề nghị tất cả các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài có liên quan tham gia, hợp tác đầy đủ trong suốt quá trình điều tra. Nội dung bản trả lời sẽ là căn cứ để Cơ quan điều tra xem xét chọn mẫu giới hạn phạm vi điều tra trong trường hợp cần thiết. Trong trường hợp Cơ quan điều tra không nhận được thông tin trả lời đúng hạn của các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài hoặc trong trường hợp thông tin cung cấp không chính xác, không đầy đủ theo yêu cầu thì Cơ quan điều tra sẽ sử dụng thông tin sẵn có để đưa ra kết luận theo quy định tại Điều 75 Luật Quản lý ngoại thương.

Các thông tin, số liệu cung cấp trong quá trình trả lời bản câu hỏi của Cơ quan điều tra và quyền tiếp cận thông tin vụ việc của các bên liên quan trong quá trình điều tra sẽ được thực hiện theo đúng quy định pháp luật về bảo mật thông tin tại Điều 11 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.

Cách thức trả lời các phần trong bản câu hỏi, hình thức nộp và thời hạn nộp được hướng dẫn chi tiết trong Bản câu hỏi dành cho doanh nghiệp. Do đó, Cơ quan điều tra đề nghị doanh nghiệp đọc kỹ hướng dẫn trước khi trả lời và nộp bản trả lời đúng thời hạn.

Thông tin liên hệ:

Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp

Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương

Địa chỉ: 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Cán bộ phụ trách: chị Lê Thị Kim Phụng – Phòng Điều tra bán phá giá và trợ cấp

Điện thoại:+84 24 73037898 (số máy lẻ: 111/112)

Email: phungltk@moit.gov.vn

 

Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến 2030

Ngày 3/7/2024, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 582/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đáp ứng nhu cầu truy xuất nguồn gốc hải sản khai thác

Quy hoạch nêu rõ, cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần đầu tư phục vụ hoạt động khai thác thủy sản hiệu quả, phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm an sinh xã hội, gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá nhằm mục tiêu hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ngành thủy sản, đáp ứng nhu cầu dịch vụ hậu cần nghề cá, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, đảm bảo an toàn cho tàu cá và ngư dân thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nghề cá, tăng cường hội nhập quốc tế; thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển và góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Hệ thống cảng cá đảm bảo thông qua 2,98 triệu tấn thủy sản/năm

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, sẽ hoàn thiện và đưa vào hoạt động hiệu quả hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên quy mô cả nước thành một hệ thống liên hoàn, liên vùng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm đáp ứng nhu cầu neo đậu, dịch vụ hậu cần nghề cá và phát triển theo hướng tích hợp, gia tăng giá trị khai thác sử dụng với một số chỉ tiêu sau:

Hệ thống cảng cá đảm bảo thông qua 2,98 triệu tấn thủy sản/năm (gồm 100% sản lượng hải sản khai thác và một phần sản lượng nuôi trồng thủy sản trên biển); đảm bảo thực hiện công tác quản lý nghề cá, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác, ngăn chặn các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp.

Hệ thống khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảm bảo sức chứa trên 83.600 tàu cá neo đậu tránh trú bão an toàn.

100% cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá được bố trí sử dụng đất, mặt nước theo quy định tại Điều 78, Điều 84 của Luật Thủy sản 2017.

Bên cạnh đó, hình thành đầu mối giao thương quan trọng trong nước và quốc tế làm động lực phát triển các khu công nghiệp thủy sản, khu kinh tế ven biển, các Trung tâm nghề cá lớn gắn với các ngư trường trọng điểm; tạo sức hút, tạo động lực cho ngành thủy sản phát triển theo hướng hiệu quả và bền vững.

Nâng cao năng lực thực hiện các dịch vụ tại cảng cá

Cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực thực hiện các dịch vụ tại cảng cá, đáp ứng tốt nhu cầu hậu cần nghề cá, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và thực phẩm cho nhân dân, tích hợp phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa, xã hội, vệ sinh môi trường, xây dựng nông thôn mới và quốc phòng an ninh tại những nơi phù hợp. Cụ thể là:

Tất cả các cảng cá loại I thuộc Trung tâm nghề cá lớn được xây dựng có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, hiện đại, có dây chuyền xếp dỡ hàng hóa đồng bộ, hiện đại, cơ giới hóa 100%.

Tất cả các cảng cá loại I được xây dựng có kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, hiện đại, có dây chuyền xếp dỡ hàng hóa đồng bộ, cơ giới hóa 90%.

Tất cả các cảng cá loại II được xây dựng có kết cấu hạ tầng đồng bộ, trang thiết bị chủ yếu xếp dỡ hàng hóa được cơ giới hóa 70%.

Áp dụng hình thức quản trị số tại tất cả các cảng cá loại I

Ngoài ra, theo Quy hoạch, sẽ kiện toàn và nâng cao năng lực quản lý hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá từ trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu quản lý khai thác thủy sản tại cảng cá, giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng, truy suất nguồn gốc thủy sản, chống khai thác bất hợp pháp. Áp dụng hình thức quản trị số tại tất cả các cảng cá loại I.

Trong giai đoạn 2021 - 2025 tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cảng cá loại I tại 5 Trung tâm nghề cá lớn, các cảng cá loại I và các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cấp vùng được chuyển tiếp từ quy hoạch thời kỳ trước là những nơi có số lượng tàu cá lớn, thường xuyên vào neo đậu; các dự án cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên các tuyến đảo, các dự án kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh.

Đến năm 2050, hệ thống cảng cá được phát triển đồng bộ, toàn diện, hiện đại, ngang tầm với các cảng cá lớn trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng các tiêu chí cảng xanh. Các cảng cá loại I trong Trung tâm nghề cá lớn đóng vai trò cửa ngõ quốc tế là các mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu, có sức cạnh tranh cao.

Bên cạnh đó, hoàn thiện hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo hướng hiện đại tại các đảo, đặc biệt tại hai huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh…

Đến năm 2030 sẽ đầu tư 5 Trung tâm nghề cá lớn

Theo Quy hoạch, trong thời kỳ 2021 – 2030 sẽ đầu tư 5 Trung tâm nghề cá lớn đồng bộ trong hệ thống các cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, kết cấu hạ tầng và dịch vụ hậu cần thủy sản tại các vùng biển.

1. Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Hải Phòng gắn với ngư trường vịnh Bắc Bộ tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

2. Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Đà Nẵng gắn với ngư trường Biển Đông và Hoàng Sa tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

3. Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Khánh Hòa gắn với ngư trường Nam Trung Bộ và Trường Sa tại phường Cam Linh, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

4. Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Bà Rịa – Vũng Tàu gắn với ngư trường Đông Nam Bộ tại xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

5. Xây dựng Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam Bộ tại xã Tây Yên A, huyện An Biên và xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.

Nguồn vốn thực hiện Quy hoạch này được phân bổ từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ODA của các nhà tài trợ và nguồn vốn xã hội hóa.

 

Quyết định 810/QĐ-BGTVT: ban hành khung giá dịch vụ bốc dỡ container tại cảng biển việt nam

Ngày 01/7/2024, Bộ Giao thông vận tải ban hành Quyết định 810/QĐ-BGTVT về khung giá dịch vụ bốc dỡ container tại cảng biển Việt Nam.

Theo đó khung giá dịch vụ bốc dỡ container nội địa loại container 20 feet:

- Khi có hàng:

Giá dịch vụ bốc dỡ từ Tàu (Sà lan) lên Bãi cảng và ngược lại dao động từ 260,000 đồng đến 427.000 đồng/container.

Giá dịch vụ bốc dỡ từ Tàu (Sà lan) lên Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng và ngược lại dao động từ 234.000 đồng đến 384.000 đồng/container.

- Thùng container rỗng:

Giá dịch vụ bốc dỡ từ Tàu (Sà lan) lên Bãi cảng và ngược lại dao động từ 152.000 đồng đến 218.000 đồng/container.

Giá dịch vụ bốc dỡ từ Tàu (Sà lan) lên Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng và ngược lại dao động từ 136.000 đồng đến 196.000 đồng/container.

Loại container 40 feet:

- Khi có hàng:

Giá dịch vụ bốc dỡ từ Tàu (Sà lan) lên Bãi cảng và ngược lại dao động từ 439.000 đồng đến 627.000 đồng/container.

Giá dịch vụ bốc dỡ từ Tàu (Sà lan) lên Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng và ngược lại dao động từ 395.000 đồng đến 564.000 đồng/container.

- Thùng container rỗng:

Giá dịch vụ bốc dỡ từ Tàu (Sà lan) lên Bãi cảng và ngược lại dao động từ 231.000 đồng đến 331.000 đồng/container.

Giá dịch vụ bốc dỡ từ Tàu (Sà lan) lên Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng và ngược lại dao động từ 207.000 đồng đến 298.000 đồng/container.

Loại container trên 40 feet:

- Khi có hàng:

Giá dịch vụ bốc dỡ từ Tàu (Sà lan) lên Bãi cảng và ngược lại dao động từ 658.000 đồng đến 940.000 đồng/container.

Giá dịch vụ bốc dỡ từ Tàu (Sà lan) lên Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng và ngược lại dao động từ 592.000 đồng đến 846.000 đồng/container.

- Thùng container rỗng:

Giá dịch vụ bốc dỡ từ Tàu (Sà lan) lên Bãi cảng và ngược lại dao động từ 348.000 đồng đến 498.000 đồng/container.

Giá dịch vụ bốc dỡ từ Tàu (Sà lan) lên Sà lan, ô tô, toa xe tại cầu cảng và ngược lại dao động từ 313.000 đồng đến 448.000 đồng/container.

Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

 TT TT CN * TM

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thương mại điện tử và hành vi của người tiêu dùng: Xu hướng thị trường được định hình bởi AI...(24/06/2024 9:05 SA)

Tổ chức cuộc họp nghe Đơn vị Tư vấn báo cáo, trao đổi, hoàn thiện hồ sơ Đồ án Quy hoạch phân khu...(20/05/2024 8:05 SA)

Thông tin về Triển lãm quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt Việt Nam (VIATT) 2024(22/02/2024 4:04 CH)

Xuất khẩu gạo sang các thị trường năm 2023(22/01/2024 8:29 SA)

Quy chế phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường Nhà nước trên địa bàn tỉnh...(16/10/2023 4:35 CH)