44 người đang online
°

Giá ghẹ nhập khẩu vào Mỹ hầu như không tăng trong hai tháng qua mặc dù khối lượng tiếp tục giảm.

Đăng ngày 18 - 09 - 2023
Lượt xem: 107
100%

Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu thịt lợn Brazil nhièu nhất, với 38,3 nghìn tấn trong tháng 7, gần như duy trì ổn định (-0,1%) so với tháng 7/2022. Xuất khẩu sang Philippines 11.400 tấn, Hồng Kông 7.800 tấn và Chile 6.900 tấn.

 

Nhập khẩu ghẹ của Mỹ giảm trong nửa đầu năm

Giá ghẹ nhập khẩu vào Mỹ hầu như không tăng trong hai tháng qua mặc dù khối lượng tiếp tục giảm.

Giá bán buôn trung bình ghẹ xanh (BSC) từ Indonesia vào cuối tháng 5 là 30,75-31,50 USD, cao hơn 27-28% so với mức giá tháng 1 và tháng 2. Giá TB của ghẹ xanh cùng kích thước vào ngày 17/8 là 32,50-33,25 USD/pao, chỉ cao hơn khoảng 6% và không biến động nhiều kể từ cuối tháng 6.

Trong nửa đầu năm 2023, Mỹ nhập khẩu tổng cộng 11.994 tấn ghẹ các loại, bao gồm ghẹ đỏ (RSC) và ghẹ xanh, giảm đáng kể 31% so với cùng kỳ năm 2022, với lượng nhập khẩu là 17.292 tấn. Xu hướng giảm cũng được thể hiện qua tổng giá trị nhập khẩu cua, đạt 252,0 triệu USD trong nửa đầu năm 2023, mức giảm mạnh 54% so với mức 544,9 triệu USD được ghi nhận trong nửa đầu năm 2022.

Giá cua TB nửa đầu năm 2023 là 21,01 USD/kg, giảm 33% so với giá cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 6, Mỹ nhập khẩu 2.355 tấn cua, trị giá 53,3 triệu USD, giảm 6% về lượng và 28% về giá trị so với tháng 6/2022.

Indonesia luôn là nhà cung cấp ghẹ xanh quan trọng của Mỹ, với khối lượng NK ổn định trên 10.000 tấn kể từ năm 2015 và vượt quá 13.000 tấn vào năm 2021. Tuy nhiên,nửa đầu năm 2023, Mỹ đã nhập khẩu 5.365 tấn ghẹ xanh từ Indonesia, tổng trị giá 125,3 triệu USD, giảm 29% về khối lượng và 54% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá nhập khẩu trung bình là 23,36 USD/kg, giảm 36% so với nửa đầu năm 2022. 

Ngoài Indonesia, Venezuela là nước cung cấp lượng lớn cua xanh cho Mỹ. Nửa đầu năm 2023, Venezuela XK 1.983 tấn ghẹ xanh sang Mỹ, trị giá 33,5 triệu USD, giảm 16% về lượng và giảm 35% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Giá trung bình cũng giảm 22%, từ 21,60 USD/kg xuống 16,88 USD/kg trong giai đoạn này.

Tuy nhiên giá cua xanh cỡ cỡ lớn từ Venezuela gần đây đã tăng đáng kể, đạt mức 25,75 USD đến 26,75 USD/pao. Lý do chính cho sự tăng vọt giá này là do Venezuela bắt đầu áp dụng lệnh tạm hoãn kéo dài hai tháng vào ngày 15/8, dẫn đến khó khăn về nguồn cung. Hơn 50% nhà máy nuôi cua ở Venezuela không hoạt động do khan hiếm cua để thu hoạch. 

Để đối phó với sự khan hiếm thịt cua Venezuela, các công ty tìm kiếm các lựa chọn thay thế trong nước, chẳng hạn như cua xanh chất lượng cao từ các bang của Mỹ như Maryland và North Carolina. Tuy nhiên, giá đã tăng ở những khu vực này do nhu cầu tăng. Người nuôi cua ở Vịnh Mexico của Mỹ đã chuyển trọng tâm sang tôm, làm giảm thêm nguồn cung.  

Giá ghẹ đỏ sẽ sớm được điều chỉnh 

Tương tự ghẹ xanh, nhập khẩu ghẹ đỏ (RSC) từ Trung Quốc và Việt Nam của Mỹ cũng giảm. 

Mỹ đã nhập khẩu 1.123 tấn RSC từ Trung Quốc trị giá 15,9 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2023, giảm 39% về lượng và 59% về giá trị so với nửa đầu năm 2022. Trong giai đoạn này, Mỹ nhập khẩu 920 tấn RSC trị giá 15,8 triệu USD từ Việt Nam, khối lượng giảm 33% và giá trị giảm 53% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thiếu hụt ghẹ xanh làm giá thân ghẹ đỏ gần đây tăng lên. Một yếu tố khác được cho là làm tăng giá RSC là khoảng cách tỷ suất lợi nhuận giữa BSC và RSC. Chênh lệch giá giữa hai loại vào tháng 8/2022 là 8,58 USD trong khi tháng 8/2023 đã tăng lên 4,75 USD. 

 

Xuất khẩu gạo tăng 36,1%, đạt 3,17 tỷ USD

Theo thống kê mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 8 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo đạt 3,17 tỷ USD, tăng 36,1% so với cùng kỳ.

Chớp cơ hội tăng xuất khẩu gạo vào thị trường AnhGiá gạo tăng cao, có nên thành lập sàn giao dịch gạo?

Đây là mức tăng rất mạnh trong nhóm nông lâm thuỷ sản. Gạo và rau quả cũng là 2 trong các mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu tăng cao thời gian qua.

Đáng chú ý, hàng loạt thông tin trên thị trường xuất khẩu gạo đang tiếp tục tác động mạnh đến giá gạo xuất khẩu. Cụ thể, mới đây, Chính phủ Ấn Độ thông báo sẽ áp dụng mức thuế xuất khẩu 20% đối với gạo đồ. Thông báo được Bộ Tài chính đưa ra vào ngày 25/8, có hiệu lực ngay lập tức và sẽ được áp dụng cho đến ngày 16/10 năm nay.

Đồng thời, Ấn Độ cũng đã áp dụng mức giá sàn xuất khẩu đối với gạo basmati là 1.200 USD/tấn. Trước đó, nước này đã cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati kể từ tháng 7. Ấn Độ và Pakistan là 2 thị trường xuất khẩu gạo basmati lớn nhất thế giới. Hằng năm, Ấn Độ cung cấp khoảng 4 triệu tấn tới các nước như Iran, Iraq, Mỹ, Ả Rập Saudi. Những động thái mới của Ấn Độ có thể sẽ đẩy giá gạo thế giới lên cao hơn nữa.

Không chỉ Ấn Độ, Myanmar cũng đang lên kế hoạch tạm hạn chế xuất khẩu gạo để nhằm đáp ứng tiêu thụ nội địa. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Myanmar là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 5 trên thế giới, bán hơn 2 triệu tấn mỗi năm.

Những động thái này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu. Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, sáng 28/8, giá gạo 5% tấm của nước ta duy trì ở mức 638 USD/tấn, gạo 25% tấm giao dịch ở 623 USD/tấn. Đến chiều ngày 28/8, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của cả 3 quốc gia là Việt Nam, Thái Lan và Pakistan đồng loạt tăng. Trong đó, gạo Việt tăng 5 USD lên mức 643 USD/tấn; gạo Thái Lan tăng 2 USD/tấn lên 630 USD/tấn; hàng cùng loại của Pakistan tăng 10 USD/tấn, đạt 608 USD/tấn.

Theo đó, gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đang cao hơn hàng cùng loại của Thái Lan và Pakistan lần lượt là 13 USD/tấn và 35 USD/tấn. Đây cũng là mức cao nhất trong 15 năm qua.

Với gạo 25% tấm có sự tăng giảm trái chiều trong phiên giao dịch 28/8. Cụ thể, loại gạo này của Việt Nam tăng 5 USD/tấn lên 628 USD/tấn; gạo Thái Lan giảm 2 USD/tấn xuống mức 563 USD/tấn; gạo Pakistan cũng tăng 5 USD đạt 533 USD, song vẫn thấp hơn hàng cùng loại của nước ta 95 USD/tấn.

Trong khi đó, giá lúa gạo nội địa liên tục tăng. Trong đó, lúa thường tại ruộng tăng 136 đồng/kg, lúa thường tại kho có mức tăng thấp nhất là 133 đồng/kg, gạo lứt loại 1 có mức tăng cao nhất là 313 đồng/kg.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lượng lúa dùng cho đảm bảo an ninh lương thực của 100 triệu dân và các nhu cầu tiêu thụ nội địa khác (dùng chế biến, thức ăn chăn nuôi, dự trữ trong dân, dự trữ quốc gia, làm giống...) khoảng 29,5 triệu tấn thóc/năm. Vì vậy, năm 2023, Việt Nam còn khoảng 13,5 triệu tấn thóc (tương đương 7-8 triệu tấn gạo) dùng cho xuất khẩu.

Với vai trò Bộ quản lý nhà nước về xuất khẩu gạo, thời gian qua, Bộ Công Thương liên tục có những khuyến cáo về việc bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu gạo, các địa phương, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc dự trữ gạo để tránh giá tăng bất thường, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết cuối năm. Ngày 15/8/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT về tăng cường công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi sát sao và báo cáo kịp thời Ban chỉ đạo điều hành giá và Tổ điều hành thị trường trong nước tình hình sản xuất, nguồn cung các sản phẩm nông sản đang vào vụ thu hoạch, biến động giá cả, đặc biệt là các mặt hàng đang chịu tác động lớn từ thị trường thế giới như mặt hàng gạo.

 

Giá thịt lợn tại thị trường EU tiếp tục giảm mạnh

Mặc dù nguồn cung lợn tiếp tục thấp hơn nhu cầu, nhưng giá lợn ở các nước châu Âu vẫn giảm.

Giá thịt lợn tại thị trường Bồ Đào Nha sau khi giảm 0,05 €/kg trong nửa đầu tháng 8/2023, lại tiếp tục giảm 0,07 €/kg trong nửa cuối tháng 8, xuống mức 2,682 €/kg. Mặc dù nguồn cung lợn tiếp tục thấp hơn nhu cầu, nhưng giá lợn ở các nước châu Âu vẫn giảm.

Ở Trung Âu và Bắc Âu, người tiêu dùng đang quay trở lại sau khi tận hưởng kỳ nghỉ ở các nước phía Nam Âu và các nước ngoài châu Âu, hoạt động buôn bán thịt lợn sẽ tiếp tục diễn ra bình thường, chắc chắn nguồn cung lợn trong 4 tháng cuối năm sẽ ít hơn những năm trước và thực tế này sẽ thúc đẩy giá lợn tăng.

Mặc dù giá thịt lợn thấp hơn những năm trước nhưng trọng lượng năm nay lại cao hơn, giá giảm nhưng nguồn cung lợn trên thị trường giết mổ không tăng, một tình trạng thường xảy ra trong những năm khác khi sự sụt giảm bắt đầu.

Đối với thị trường châu Âu, trong nửa cuối tháng 8/2023 giá lợn hơi tại Tây Ban Nha giảm 0,055 €/kg (tức giảm 0,073 €/kg thịt móc hàm) xuống còn 1,93 €/kg lợn hơi (2,573 €/kg thịt móc hàm). Giá giảm khiến thịt lợn Tây Ban Nha cạnh tranh hơn so với các nước khác, do đó mức tiêu thụ tăng.

Giá thịt lợn móc hàm tại Đức giảm 0,10 €/kg, xuống mức 2,30 €/kg. Nguồn cung lợn cho giết mổ tăng lên và tỷ lệ cung/cầu ngày càng cân bằng hơn. Hoạt động xuất khẩu thuận lợi đối với tất cả các nhóm sản phẩm.

Tại Hà Lan, giá thịt lợn móc hàm giảm từ 0,10 €/kg xuống còn 2,36 €/kg. Tại Bỉ, cũng theo xu hướng giảm giá của châu Âu, giảm từ 0,09 €/kg xuống 1,66 €/kg.

Tại Đan Mạch, giá thịt lợn móc hàm giảm từ 0,07 €/kg xuống còn 1,78 €/kg. Với sự sụt giảm này, giá lợn tại Đan Mạch đã có sự chênh lệch rõ rệt với giá lợn từ các nước châu Âu khác, điều này mang lại khả năng cạnh tranh cao trên thị trường nội địa EU và cả thị trường bên ngoài.

Tại Pháp, giá thịt lợn móc hàm giảm 0,119 €/kg xuống còn 2,099 €/kg trong nửa cuối tháng 8. Đây là mức giảm mạnh nhất trong tất cả các nước châu Âu. Kể từ ngày 31/7/2023, giá thịt ở Pháp đã giảm 0,244 €/kg. Trọng lượng lợn trung bình đã tăng 600g lên 95,7kg/con và tăng 2kg so với năm ngoái. Kỳ nghỉ lễ ngày 15/8/2023 khiến lượng lợn bị tồn đọng và trọng lượng lợn tăng lên, điều thường thấy vào thời điểm này trong năm, đã làm tăng nguồn cung, gây sức ép cho sự sụt giảm giá mạnh.

 

Xuất khẩu thịt gà, thịt lợn của Brazil tháng 7/2023 tăng

Xuất khẩu thịt gà, thịt lợn của Brazil vào các thị trường chính tiếp tục tăng trưởng tốt. 

Theo Hiệp hội Thịt Brazil (ABPA), xuất khẩu thịt gà của Brazil trong tháng 7/2023 tăng 6,6%, đạt tổng cộng 432.100 tấn với giá trị 858,7 triệu USD, tăng 3,7% so với tháng 7/2002. Tính chung 7 tháng năm 2023, tổng lượng xuất khẩu thịt gà đạt 3.061 triệu tấn, tăng 8,2%, đạt giá trị 6.027 triệu USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó xuất khẩu thịt gà sang Trung Quốc 50.800 tấn trong tháng 7/2023, tăng 35% so với tháng 7/2022. Tiếp theo là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất với 46.400 tấn và Nhật Bản với 37.500 tấn.

Ông Ricardo Santin - chủ tịch ABPA cho rằng: Xuất khẩu thịt gà của Brazil vào các thị trường chính tiếp tục tăng trưởng tốt. Xuất khẩu trung bình hàng tháng là hơn 435 nghìn tấn và doanh thu hàng tháng là hơn 860 triệu USD. Đây là những con số khẳng định những kỳ vọng của ABPA trong năm 2023.

Mặt khác, xuất khẩu thịt lợn của Brazil trong tháng 7/2023 đạt tổng cộng 105.300 tấn, tăng 9,3% so với tháng 7/2022, đạt 249,9 triệu USD, tăng 12,1%. Tính chung 7 tháng năm 2023, tổng lượng xuất khẩu thịt lợn tăng 14,6%, đạt 695.100 tấn, trị giá 1.663 triệu USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2022.

Đây là tháng thứ 5 liên tiếp, xuất khẩu thịt lợn vượt tổng khối lượng 100 nghìn tấn. Do đó có những kỳ vọng tốt về hiệu quả hoạt động xuất khẩu của ngành trong năm 2023, với những dấu hiệu về tiềm năng kỷ lục.

Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu thịt lợn Brazil nhièu nhất, với 38,3 nghìn tấn trong tháng 7, gần như duy trì ổn định (-0,1%) so với tháng 7/2022. Xuất khẩu sang Philippines 11.400 tấn, Hồng Kông 7.800 tấn và Chile 6.900 tấn.

Ông Luís Rua - Giám đốc thị trường của ABPA, đánh giá: Những dự báo tích cực trong năm nay được hỗ trợ nhờ xuất khẩu sang các thị trường mới mở gần đây, như Canada, Mexico, Peru, cũng như sản phẩm mới đến các thị trường khác như Singapore với các sản phẩm thịt lợn chế biến. TT TT CN & TM

Tin liên quan

Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa chững lại đà giảm(16/01/2025 8:21 SA)

Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo xuất khẩu tiếp xu hướng giảm(03/01/2025 2:21 CH)

Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa neo ở mức cao(06/12/2024 10:34 SA)

Thị trường nông sản tuần qua: Xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 8 triệu tấn(06/12/2024 10:27 SA)

Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo Việt Nam xuất khẩu đứng đầu khu vực(18/11/2024 9:56 SA)

Tin mới nhất

Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa chững lại đà giảm(16/01/2025 8:21 SA)

Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo xuất khẩu tiếp xu hướng giảm(03/01/2025 2:21 CH)

Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa neo ở mức cao(06/12/2024 10:34 SA)

Thị trường nông sản tuần qua: Xuất khẩu gạo Việt Nam đã vượt 8 triệu tấn(06/12/2024 10:27 SA)

Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo Việt Nam xuất khẩu đứng đầu khu vực(18/11/2024 9:56 SA)