53 người đang online
°

Ngành Công Thương Ninh Thuận tăng sức cạnh tranh thời hội nhập

Đăng ngày 05 - 05 - 2021
Lượt xem: 43
100%

Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, mở ra thị trường rộng lớn chưa từng có. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết

 

Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, mở ra thị trường rộng lớn chưa từng có. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết

Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết và thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, mở ra thị trường rộng lớn chưa từng có. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết và tham gia 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có 2 Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương  (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), đưa Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn và có quan hệ thương mại với hơn 230 thị trường, trong đó có FTA với 60 nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Việt Nam mở rộng thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Mới đây ngày 15/11/2020, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cũng chính thức được ký kết. Quy mô thị trường của RCEP lớn hơn gần 5 lần so với CPTPP.

Việc mở cửa thị trường liên tục và sôi động như vậy đã tạo điều kiện cho quy mô của nền kinh tế, năng lực sản xuất của các ngành kinh tế được mở rộng liên tục. Cùng với đó là năng lực cạnh tranh của sản phẩm và của nền kinh tế cả nước nói chung và kinh tế của tỉnh Ninh Thuận nói riêng tiếp được tiếp tục cải thiện. Theo kết quả xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2020, tỉnh Ninh Thuận đạt 63,44 điểm, đứng thứ 32/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 5 bậc so với năm 2019. Kết quả này đưa Ninh Thuận nằm ở nhóm 32 địa phương có chất lượng điều hành kinh tế khá trên Bảng xếp hạng PCI năm 2020. Mặc dù chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được cải thiện nhưng thực tế cho thấy năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp của tỉnh vẫn còn rất hạn chế năng lực sản xuất, mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu; sản phẩm chưa được đa dạng về chủng loại, mẫu mã; công nghệ sản xuất, chế biến còn tụt hậu; công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức; khó khăn về nhân lực phù hợp, đáp ứng với yêu cầu của doanh nghiệp.

Để đáp ứng yêu cầu hội nhập sâu rộng, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực, quy mô sản xuất kinh doanh, cải thiện công nghệ nhằm tăng sức cạnh tranh doanh nghiệp, tỉnh Ninh Thuận đã có giải pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ; tập trung chỉ đạo triển khai các đề án, chương trình và nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp như: Đề án đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực; Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014-2020 (Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thực hiện); “Đề án triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ phát triển các sản phẩm trọng điểm, chủ lực có lợi thế của tỉnh Ninh Thuận trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến thành các sản phẩm có chất lượng tốt, quy mô lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường phục vụ nội tiêu và xuất khẩu” (Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện); Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030; Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm; Chương trình phát triển thương mại điện tử (Sở Công Thương chủ trì thực hiện)

Thời gia qua, ngành Công Thương Ninh Thuận đã tích cực trong công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại như tổ chức các Hội nghị, Hội thảo, tập huấn nhằm cung cấp cho doanh nghiệp những hiểu biết về các Hiệp định thương mại, cơ hội tiếp cận thị trường, phát triển thương hiệu. Đăc biệt biệt là các hoạt động kết nối cung cầu như hoạt động liên kết 3 tỉnh Bình Thuận - Lâm Đồng- Ninh Thuận; phối hợp Tham tán thương mại Bộ Công Thương tổ chức hội nghị kết nối giao thương trực tuyến với Singapore; kết hợp Trường Đại học Ngoại thương tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2020 –2030, định hướng đến 2035” nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp liên kết, hợp tác hình thành cụm, chuỗi giá trị sản xuất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, triển khai thông tin các quy định và thị trường xuất nhập khẩu đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh biết, thực hiện; thường xuyên cập nhật, đăng tin phổ biến thông tin về Hiệp định CPTPP và EVFTA lên Website của ngành và Bản tin Công Thương.

Hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cơ hội cũng như thách thức cho doanh nghiệp, tuy nhiên cơ hội không tự chuyển thành lợi ích mà sự nỗ lực của cả doanh nghiệp và chính quyền. Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần chủ động nâng cao năng lực doanh nghiệp và tư duy hướng đến hội nhập. Bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của Lãnh đạo tỉnh và sự triển khai đồng bộ chương trình, đề án hỗ trợ của các sở, ngành chức năng và địa phương, các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu, tiếp cận nhằm tận dụng hiệu quả các cơ chế, chính sách Nhà nước nối cung của tỉnh trong việc phát triển quy mô, nguồn vón, nguồn nhân lực, thương hiệu, kết nối xây dựng chuỗi giá trị để củng cố năng lực của doanh nghiệp trước thách thức cạnh tranh từ hội nhập.

Trong thời gian tới, ngành công thương Ninh Thuận tập trung triển khai tăng sức cạnh tranh trong thời hội nhập với các nội dung cụ thể: (1) Triển khai thực hiện các nội dung Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 – 2030 theo Quyết định 79/QĐ-UBND ngày 01/3/2021 của UBND tỉnh Ninh Thuận; (2) Tăng cường công tác kêu gọi dự án đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ theo Quyết định số 62/2018/QĐ-UBND ngày 01/8/2018 Quy định về hình thức và mức hỗ trợ chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025; (3) Đẩy mạnh hoạt động khuyến công hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng máy móc thiết bị mới vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh sản phẩm, góp phần tạo dựng sản phẩm thương hiệu trong nước và quốc tế; (4) Triển khai các giải pháp thúc đẩy đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng thương mại, hệ thống phân phối, các dịch vụ hỗ trợ; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường trong và ngoài nước; Ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực thương mại; hỗ trợ xây dựng, phát triển điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP - đặc thù của tỉnh; (5) Triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai doạn 2021-2025. Theo đó, tập trung chủ yếu hình thành sàn giao dịch điện tử; hỗ trợ xây dựng website thương mại địện tử, hỗ trợ tham gia “gian hàng Việt trực tuyến” trên các Sàn giao dịch thương mại điện tử lớn; (6) Tổ chức gặp mặt, đối thoại với doanh nghiệp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

                                                                                                            Phòng QLTM

Tin liên quan

Tin mới nhất

“Chương trình Kết nối cung cầu” giữa doanh nghiệp tỉnh Ninh Thuận và Tập Đoàn Central Retail Việt...(19/04/2024 8:28 SA)

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam...(15/04/2024 8:21 SA)

Thông tin về Đoàn giao dịch thương mại tại Bulgaria và Kazakhstan(11/04/2024 2:17 CH)

Thông tin về Đoàn giao dịch thương mại tại Bulgaria và Kazakhstan(11/04/2024 2:11 CH)

Thông tin về Đoàn giao dịch thương mại tại Bulgaria và Kazakhstan(04/04/2024 10:18 SA)