12 người đang online
°

Xuất nhập khẩu 3/9/2017

Đăng ngày 03 - 09 - 2017
Lượt xem: 423
100%

Một số mặt hàng được cho là sẽ có lợi thế cạnh tranh cũng được đề cập như nguyên phụ liệu dệt may, da giày; nhựa và sản phẩm nhựa; phân bón; hóa chat; chè và mật ong.

 

Một số mặt hàng được cho là sẽ có lợi thế cạnh tranh cũng được đề cập như nguyên phụ liệu dệt may, da giày; nhựa và sản phẩm nhựa; phân bón; hóa chat; chè và mật ong.

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng 30%

Nửa đầu năm 2017, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc tăng trưởng 30%. Do vậy, đây được coi là thị trường thay thế tiềm năng trong bối cảnh XK sang các thị trường truyền thống gặp khó khăn.

Sau khi tăng trưởng ở mức hai con số trong 2 quý đầu năm, XK tôm sang Trung Quốc trong 2 quý cuối năm 2016 có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Trong quý đầu năm 2017, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc giảm 3,9% đạt 93,3 triệu USD. Tuy nhiên, XK trong quý II phục hồi tăng 57,6% đạt 189,6 triệu USD. Nhờ tăng trưởng mạnh trong quý II nên XK tôm sang thị trường này theo thống kê tới tháng 6/2017 đạt 282,9 triệu USD; tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm 2016, NK tôm vào Trung Quốc đạt 777,3 triệu USD; tăng 3% so với năm 2015. Trong giai đoạn này, trong số các nguồn cung tôm chính cho Trung Quốc, NK tôm từ Argentina (nguồn cung tôm lớn nhất của Trung Quốc) tăng mạnh nhất trên 224,3, tiếp đó Việt Nam với trên 176,7%. NK từ Ecuador, Ấn Độ đều giảm ở mức 2 con số lần lượt là 48% và 27,6%.

Tôm nước ấm nguyên liệu đông lạnh (HS 030617) là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng NK tôm vào Trung Quốc, tiếp đó là tôm nước lạnh đông lạnh (HS030616).

Tỷ trọng tôm nước ấm đông lạnh ổn định trong khi tỷ trọng tôm nước lạnh đông lạnh ngày một tăng, khiến Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với các nước châu Á (Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia) trên thị trường Trung Quốc mà còn phải cạnh tranh với các nhà cung cấp tôm nước lạnh (Argentina, Canada). Tuy nhiên, nhờ ưu đãi thuế quan trong Hiệp định Thương mại Tự do giữa ASEAN và Trung Quốc (ACFTA); Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế khi XK thủy sản sang Trung Quốc.

Trung Quốc NK tôm không chỉ phục vụ tiêu thụ nội địa mà còn chế biến XK sang các nước khác. Nên xu hướng NK cũng tăng, giảm phụ thuộc vào nhu cầu từ các thị trường NK chính trên thế giới.

Với dân số lớn, nhu cầu tiêu thụ thủy sản cao, đặc biệt là xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có chất lượng cao của người dân Trung Quốc trong những năm gần đây, XK thủy sản đặc biệt là tôm sang thị trường này có nhiều cơ hội tăng trưởng. Nhu cầu NK tôm nguyên liệu cho chế biến và tái XK ngày càng tăng do sản lượng tôm nuôi trong nước dự kiến giảm và theo chính sách đẩy mạnh nhập để tái xuất của nước này.

Tuy nhiên, XK sang Trung Quốc cũng phải đối mặt với một số khó khăn như thông tin mạng quản lý phía Trung Quốc yêu cầu, muốn XK vào nước này thì nhà máy chế biến phải có code vào Trung Quốc và nhà XK phải nằm trong danh sách được nước này phê chuẩn.

Do sản lượng tôm trong nước giảm nên xu hướng tăng NK tôm của thị trường Trung Quốc dự kiến vẫn tiếp tục trong thời gian tới. XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc trong quý II và cả năm 2017 cũng được dự báo tiếp tục tăng vì đây được coi là thị trường trọng tâm của nhiều DN XK tôm lớn của Việt Nam trong năm 2017.

Sức tiêu thụ của thị trường Trung Quốc ngày càng lớn, chi phí vận chuyển thấp, không có rào cản kỹ thuật, áp thuế bất hợp lý như thị trường Mỹ. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc cũng đang bắt đầu đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, EU. Vì thế, các DN cần tập trung làm tốt chất lượng để khai thác bền vững thị trường này.

Bên cạnh đó cũng cần phải đánh giá đúng nhu cầu của thị trường Trung Quốc để cung cấp cho họ những sản phẩm phù hợp và tiếp tục đẩy mạnh XK chính ngạch vào thị trường này.

Tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Úc trong 7 tháng năm 2017

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 7 tháng đầu năm 2017, kim ngạch hai chiều giữa Việt Nam và Úc đạt 3,63 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Úc đạt gần 1,87 tỷ USD, tăng 21,4%, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Úc đạt hơn 1,76 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2016.

1. Xuất khẩu của Việt Nam sang Úc

Đơn vị tính: USD

Mặt hàng

7T/2016

7T/2017

Tăng/giảm (%)

Kim ngạch XK

1,537,782,124

1,866,671,342

21.4

Điện thoại các loại và linh kiện

344,799,397

423,555,327

22.8

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

166,787,489

203,046,012

21.7

Giày dép các loại

103,181,492

127,117,586

23.2

Dầu thô

101,105,978

119,777,138

18.5

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

72,638,173

97,498,276

34.2

Hàng dệt, may

94,280,540

95,889,720

1.7

Hàng thủy sản

93,696,628

92,529,419

-1.2

Gỗ và sản phẩm gỗ

89,386,215

88,272,932

-1.2

Phương tiện vận tải và phụ tùng

27,653,022

76,471,672

176.5

Hạt điều

62,569,276

73,230,912

17.0

Sản phẩm từ sắt thép

38,832,555

46,903,603

20.8

Sắt thép các loại

12,825,168

37,734,793

194.2

Sản phẩm từ chất dẻo

22,527,877

26,011,660

15.5

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

25,641,577

25,800,086

0.6

Kim loại thường khác và sản phẩm

36,103,805

24,426,280

-32.3

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

13,810,441

20,520,085

48.6

Cà phê

19,686,877

19,186,705

-2.5

Giấy và các sản phẩm từ giấy

13,838,507

19,024,589

37.5

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

9,844,727

16,480,392

67.4

Hàng rau quả

11,652,825

14,229,427

22.1

Sản phẩm hóa chất

7,576,843

12,100,526

59.7

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

6,755,538

8,794,208

30.2

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

8,609,317

8,234,700

-4.4

Clanhke và xi măng

8,369,022

8,167,015

-2.4

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

6,645,463

7,072,412

6.4

Sản phẩm từ cao su

5,652,440

6,944,018

22.8

Hạt tiêu

11,843,116

6,655,620

-43.8

Sản phẩm gốm, sứ

5,711,295

6,167,722

8.0

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

3,899,194

5,932,415

52.1

Gạo

3,062,280

3,315,125

8.3

Chất dẻo nguyên liệu

2,160,769

2,897,595

34.1

Dây điện và dây cáp điện

2,839,910

1,985,147

-30.1

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

380,757

760,512

99.7

 

2. Nhập khẩu của Việt Nam từ Úc

Đơn vị tính: USD

Mặt hàng

7T/2016

7T/2017

Tăng/giảm (%)

Kim ngạch NK

1,318,473,818

1,767,402,440

34.0

Kim loại thường khác

247,416,094

374,868,730

51.5

Lúa mì

206,905,889

303,687,887

46.8

Than đá

177,522,125

282,964,983

59.4

Phế liệu sắt thép

19,933,362

68,654,747

244.4

Bông các loại

59,495,365

60,367,689

1.5

Quặng và khoáng sản khác

47,934,150

47,607,905

-0.7

Hàng rau quả

24,569,980

32,188,585

31.0

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

29,427,679

31,750,312

7.9

Dược phẩm

35,402,960

25,173,393

-28.9

Khí đốt hóa lỏng

 

24,539,322

-

Sữa và sản phẩm sữa

32,367,600

24,263,297

-25.0

Sản phẩm hóa chất

18,823,075

24,052,042

27.8

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

16,920,853

15,304,026

-9.6

Chất dẻo nguyên liệu

12,036,131

14,695,189

22.1

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

6,798,086

8,039,760

18.3

Sắt thép các loại

23,341,317

7,805,299

-66.6

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

5,591,805

5,691,753

1.8

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

3,928,355

4,672,867

19.0

Chế phẩm thực phẩm khác

3,748,482

4,659,970

24.3

Gỗ và sản phẩm gỗ

3,220,369

3,000,960

-6.8

Dầu mỡ động thực vật

2,569,870

2,185,727

-14.9

Hóa chất

1,077,660

1,612,820

49.7

Sản phẩm từ sắt thép

4,530,431

1,411,664

-68.8

Gạo Việt xuất khẩu sẽ đem về 2,3 tỷ USD trong 3 năm tới

Theo Bộ Công thương, giai đoạn từ năm 2017 - 2020, lượng gạo xuất khẩu hàng năm đạt 4,5 -5 triệu tấn, thu về 2,2 - 2,3 tỷ USD/năm.

Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi các Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Lương thực và các bộ ngành, cơ quan liên quan về việc tổ chức triển khai Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bản chiến lược này được xây dựng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu của sản phẩm gạo xuất khẩu và thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo Việt Nam, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, xuất khẩu…

Chiến lược xác định đa dạng hoá thị trường, giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế khai thác cơ hội, tiềm năng, lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do. Từ đó, góp phần nâng cao giá trị, thương hiệu và uy tín của gạo Việt.

Chiến lược chia làm 2 giai đoạn, từ năm 2017 - 2020, lượng gạo xuất khẩu hàng năm đạt 4,5 -5 triệu tấn, thu về 2,2 - 2,3 tỷ USD/năm. Trong giai đoạn từ 2021 - 2030, lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 4 triệu tấn, trị giá 2,3 -2,5 tỷ USD.

Đến năm 2020, cơ cấu gạo xuất khẩu cũng thay đổi, gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 20% tổng lượng gạo xuấ khẩu, gạo Japonica chiếm 30%, gạo nếp 20%, các loại gạo khác khoảng 5%.

Đến năm 2030, tỷ lệ gạo trắng thường chỉ chiếm 25%, gạo phẩm cấp trung bình dưới 10%, gạo Japonica chiếm 40%, gạo nếp 25%, gạo dinh dưỡng khác khoảng trên 10%.

Chiến lược xác định rõ việc tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường, trực tiếp vào các hệ thống phân phối gạo của các nước. Đến năm 2020, xuất khẩu gạo sang châu Á chiếm 60% tổng lượng xuất, thị trường châu Phi (khoảng 22%), Trung Đông (2%), châu Âu (khoảng 5%), châu Mỹ (khoảng 8%), châu ÚC (3%).

“Cần chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững, khai thác nhu cầu ở các thị trườg trọng điểm, truyền thống, phát triển các thị trường mới với nhiều loại gạo chất lượng, có giá trị kinh tế cao”, Chiến lược nhấn mạnh.

Chiến lược được Thủ tướng phê duyệt còn đặc biệt chú trọng xuất khẩu gạo vào các thị trường như Đông Nam Á (Philippines, Indonesia, Malaysia), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trước đó, Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines công bố, các thương nhân Việt Nam đã trúng 6 trên 8 lô thầu, với tổng khối lượng là 175.000 tấn, chiếm 70% tổng lượng gạo mở thầu nhập khẩu lần này, báo Lao động đưa tin.

Sau khi nhận được thông tin về việc Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) công bố Thư mời thầu nhập khẩu 250.000 tấn gạo trắng 25% tấm theo hình thức đấu thầu mở quốc tế (G2P) cho tất cả các nhà cung cấp các nước tham gia, Bộ Công Thương đã công bố thông tin trên Cổng thông tin điện tử, đồng thời gửi công văn tới Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo đăng ký tham gia đợt thầu này nếu đáp ứng các điều kiện của NFA.

Theo kết quả được NFA công bố, các thương nhân Việt Nam đã trúng 6 trên 8 lô thầu, với tổng khối lượng là 175.000 tấn, chiếm 70% tổng lượng gạo mở thầu nhập khẩu lần này. 4 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo của Việt Nam trúng thầu là Tổng công ty Lương thực miền Nam (50.000 tấn), Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Long (50.000 tấn), Công ty cổ phần Quốc tế Gia (50.000 tấn) và Công ty cổ phần Hiệp Lợi (25.000 tấn).

Kết quả trúng thầu này sẽ góp phần tích cực cho việc tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa cho người nông dân, đặc biệt là tiêu thụ thóc, gạo hàng hóa vụ Hè Thu.

Trước việc Philippines thay đổi hình thức đấu thầu từ đấu thầu theo thỏa thuận cấp Chính phủ (G2G) sang đấu thầu mở quốc tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị chức năng nghiên cứu, tìm hiểu thông tin và có cách tiếp cận mới trong việc tổ chức doanh nghiệp tham gia dự thầu.

Nông sản, thủy sản là mặt hàng chủ lực xuất khẩu đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, theo đó, nông, thủy sản vẫn được coi là mặt hàng chủ lực xuất khẩu.

Mục tiêu của đề án là nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới giai đoạn 2016-2020 và 2021-2030, phấn đấu kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, cân bằng cán cân thương mại vào năm 2020 và đạt thặng dư thương mại thời kỳ 2021 - 2030.

Trong đó, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 8%/năm thời kỳ 2016- 2020; giá trị gia tăng của các mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu chủ lực tăng bình quân 20% so với hiện nay và tăng dần tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường các nền kinh tế phát triển (như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc...).

Đến năm 2030, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 9% -10%/năm thời kỳ 2021-2030. Mỗi năm có ít nhất 200 lượt doanh nghiệp xuất khẩu có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia và 400 lượt doanh nghiệp đạt giải chất lượng quốc gia, đồng thời nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho các mặt hàng sẽ có lợi thế xuất khẩu.

Các mặt hàng ưu tiên nâng cao năng lực cạnh tranh gồm nhóm hàng nông, thủy sản, trong đó các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu: Gạo, cà phê, cao su, thủy sản, hạt tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, rau quả. Nhóm hàng công nghiệp chế biến có các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu: Dệt may; giày dép; đồ gỗ; điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, phương tiện vận tải và phụ tùng, dây điện, cáp.

Một số mặt hàng được cho là sẽ có lợi thế cạnh tranh cũng được đề cập như nguyên phụ liệu dệt may, da giày; nhựa và sản phẩm nhựa; phân bón; hóa chat; chè và mật ong.

Đề án cũng đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 như tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu; chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao; nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu; phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành có lợi thế xuất khẩu Tăng cường vai trò của DN có vốn FDI trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu Việt Nam; tăng cường xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu doanh nghiệp.
 TT TT CN & Tm

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thị trường nông sản tuần qua: Lúa và gạo đều tăng giá(04/04/2024 9:06 SA)

Tóm tắt thông tin thị trường thịt thế giới tuần đến 1/3/2024(08/03/2024 10:31 SA)

Thị trường nông sản tuần qua: Giá lúa đã tăng nhẹ trở lại(08/03/2024 10:28 SA)

Giá gạo Ấn Độ duy trì ở mức cao kỷ lục​(08/03/2024 10:21 SA)

Năm 2024, tiêu thụ thịt của Nga sẽ đạt kỷ lục(08/03/2024 10:10 SA)