13 người đang online
°

Nga xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc có thể ảnh hưởng lớn đến ngành thịt EU

Đăng ngày 16 - 09 - 2024
Lượt xem: 5
100%

Thông báo gần đây của Nga về kế hoạch tăng cường xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc, thị phần do EU chiếm lĩnh trước đây, thể hiện một bước đi chiến lược táo bạo. Đây cũng là phần mới nhất trong căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa châu Âu và Trung Quốc.

 

Nga xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc có thể ảnh hưởng lớn đến ngành thịt EU

Thông báo gần đây của Nga về kế hoạch tăng cường xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc, thị phần do EU chiếm lĩnh trước đây, thể hiện một bước đi chiến lược táo bạo. Đây cũng là phần mới nhất trong căng thẳng thương mại đang diễn ra giữa châu Âu và Trung Quốc.

Liên minh các nhà chăn nuôi lợn quốc gia Nga tiết lộ họ muốn chiếm 10% thị trường thịt lợn Trung Quốc trong những năm tới để thể hiện khả năng cạnh tranh của mình.

EU xuất khẩu khoảng 13% tổng sản lượng thịt lợn, phần lớn sang Đông Á và Trung Quốc. Kế hoạch của Nga có thể tác động nặng nề đến các nhà sản xuất thịt lợn EU. Bà Svitlana Taran – chuyên gia phân tích tại Trung tâm Chính sách Châu Âu cho rằng đó là một “động thái được mong đợi từ Nga”. Trong nhiều năm, Nga đã cố gắng tận dụng căng thẳng thương mại EU - Trung Quốc, hiện đang xảy ra do tình trạng thuế quan đối với xe điện.

Căng thẳng thương mại EU - Trung Quốc

Vào tháng 6/2024, chính phủ Trung Quốc đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với xuất khẩu thịt lợn của EU. Điều này diễn ra sau kết luận cuộc điều tra của Ủy ban Châu Âu về việc nhập khẩu xe điện của Trung Quốc.

Trung Quốc cũng nhắm mục tiêu nhập khẩu rượu mạnh của Pháp trong một tranh chấp thương mại khác vào tháng 1/2024 và vào tháng 6/2024, nước này cũng đe dọa điều tra rượu vang và sữa, sau đó đã thành hiện thực. Các danh mục này có giá trị thương mại hàng tỷ đô la.

Bà Taran chỉ ra rằng nếu Nga chọn tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc và tận dụng các vấn đề giữa Brussels và Bắc Kinh, thì nước này cũng sẽ phải cạnh tranh với Brazil, vốn đã là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc.

Trung Quốc mở cửa với Nga

Đầu năm nay, cơ quan giám sát nông nghiệp Nga tiết lộ rằng xuất khẩu thịt lợn của Nga sang Trung Quốc có thể đạt 100.000 tấn vào cuối năm 2024. Điều này xảy ra sau khi Tổng cục Hải quan Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế liên quan đến Dịch tả lợn châu Phi (ASF) đối với thịt lợn từ Nga vào tháng 9/2023 sau khi đánh giá rủi ro.

Vào tháng 2/2024, chính quyền Trung Quốc đã chứng nhận ba công ty Nga xuất khẩu thịt lợn đến nước này, với lô thịt đầu tiên đến nước này vào tháng 4/2024.

Đây không phải là lần đầu tiên Nga và EU có các vấn đề về thương mại thịt lợn. Năm 2016, WTO cho rằng lệnh cấm của Nga đối với lợn sống, thịt lợn tươi và các sản phẩm lợn khác từ EU là bất hợp pháp. Phán quyết này liên quan đến những hạn chế mà Nga áp đặt cho EU vào đầu năm 2014 do có một số ca nhiễm dịch tả ASF tại các khu vực thuộc EU gần biên giới với Belarus.

Trung Quốc tuân thủ theo quy định của WTO

Bà Taran cho rằng mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc có khả năng được giải quyết trong tương lai, điều này sẽ đảm bảo quyền lợi của EU trên thị trường thịt lợn Trung Quốc. Bà chỉ ra việc Trung Quốc nộp đơn khiếu nại lên WTO về thuế xe điện là một dấu hiệu tích cực cho thấy nước này muốn tuân thủ các quy tắc quốc tế. Điều đó cho thấy rằng họ không hoàn toàn coi thường WTO. Cuối cùng, các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau; họ cần nhau để buôn bán và bất kỳ lệnh cấm nào cũng sẽ gây thiệt hại cho cả hai bên. Với những căng thẳng mới nhất, họ đang cố gắng chứng tỏ tầm quan trọng và sức mạnh của mình với nhau.

 

Nhập khẩu tôm của Trung Quốc bị chi phối bởi giá nhập khẩu giảm sâu

Lượng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc ghi nhận giảm hai chữ số trong 7 tháng đầu năm nay khi thị trường đang phải đối mặt với nhu cầu và giá cả giảm.

Theo Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm nay, lượng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu vào Trung Quốc giảm 11% về khối lượng và 23% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái xuống 529.116 tấn tương đương 2,5 tỷ USD.

Sự sụt giảm vào tháng 7, với khối lượng giảm 8% và giá trị giảm 18%. Cụ thể, Trung Quốc đã nhập khẩu 82.347 tấn tôm đông lạnh trị giá 396 triệu USD vào tháng 7. Giá nhập khẩu trung bình trong tháng 7 giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 4,81 USD/kg.

Ecuador vẫn là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Trung Quốc trong lũy kế 7 tháng đầu năm nay, với 390.963 tấn, trị giá 1,7 tỷ USD, giảm 8% lượng và giảm 22% về giá trị. Đơn giá trung bình giảm 15% xuống 4,51 USD/kg.

Ấn Độ và Venezuela là những điểm sáng hiếm hoi, với khối lượng nhập khẩu từ Ấn Độ tăng 11% và khối lượng của Venezuela tăng vọt 33%. Nhưng ngay cả khi ghi nhận mức tăng trưởng hai con số về số lượng nhưng giá trị nhập khẩu từ hai thị trường này cũng chỉ tăng ở mức 1% và 16%.

Giá tôm Ấn Độ bán cho Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm nay giảm 9% xuống 5,11 USD/kg, trong giá từ nguồn cung của Venezuela giảm 13% xuống còn 3,92 USD/kg.

Các nhà cung cấp lớn khác như Thái Lan, Argentina, Arab Saudi, Peru, Indonesia và Malaysia cũng chứng kiến mức giảm hai chữ số, trong khi giá nhập khẩu từ các nguồn này phần lớn đều giảm.

Đối với nguồn cung từ Việt Nam, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc và Hong Kong có xu hướng phục hồi trong tháng 7 với mức tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 7 tháng, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 399 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc tăng một phần nhờ Ecuador (đối thủ cạnh tranh chính của tôm Việt Nam tại thị trường Trung Quốc) phải đối mặt với kiểm tra gắt gao từ Trung Quốc và có một số lô hàng đã bị từ chối trong tháng 6 dư lượng sodium metabisulfite. Điều này ảnh hưởng tới xuất khẩu tôm Ecuador sang Trung Quốc.

Tại thị trường Trung Quốc, dù lợi thế tôm giá rẻ vẫn đang thuộc về Ecuador, nhưng không vì thế mà tôm Việt Nam không có cơ hội. Bởi màu sắc của con tôm Việt Nam sau khi được chế biến luôn có màu đỏ tươi, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc. Đây chính là điều mà tôm Ecuador khó đáp ứng được do họ chỉ nuôi ao đất, sau khi chế biến tôm chỉ có màu đỏ nhạt.

Tiếp nữa hiện thị trường này có nhu cầu cao với về tôm cỡ nhỏ, phù hợp với khả năng cung ứng của Việt Nam trong khi mặt hàng này, các nước khác không cung cấp được nhiều.

Dự kiến nhu cầu nhập khẩu tôm của Trung Quốc sẽ tăng trở lại từ quý III để phục vụ giai đoạn Lễ Quốc Khánh và Tết Trung Thu, từ 17/9 – 7/10. Theo đó, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc có khả năng sẽ tăng trong giai đoạn này.

Các DN xuất khẩu tôm sang Trung Quốc vẫn đang phải đối mặt với những thách thức về giá cả như cạnh tranh với tôm giá rẻ từ Ecuador, Ấn Độ, Peru và mặt bằng giá thấp tại thị trường Trung Quốc. 7 tháng đầu năm nay, giá trung bình XK tôm chân trắng và tôm sú đông lạnh từ Việt Nam sang Trung Quốc có xu hướng giảm. Tháng 7 năm nay, giá trung bình XK tôm sú đông lạnh từ Việt Nam sang Trung Quốc đạt 8,8 USD/kg, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm nay (với 10,7 USD/kg). Tháng 7 năm nay, giá trung bình XK tôm chân trắng đông lạnh từ Việt Nam sang thị trường này đạt 6,2 USD/kg, mức thấp nhất so với các tháng còn lại của 7 tháng đầu năm nay.

TT TT CN & TM

Tin liên quan

Công điện 92/CĐ-TTg: tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão(16/09/2024 8:45 SA)

Ngành cá ngừ hộp gặp khó vì một số quy định bất cập tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP(16/09/2024 8:43 SA)

Việt Nam là nguồn cung ứng hàng hóa lớn thứ 7 của Hoa Kỳ(16/09/2024 8:43 SA)

Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo Ấn Độ chạm đáy ba tháng do nhu cầu yếu(16/09/2024 8:42 SA)

Xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2024 tăng 8%(16/09/2024 8:37 SA)

Tin mới nhất

Công điện 92/CĐ-TTg: tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão(16/09/2024 8:45 SA)

Ngành cá ngừ hộp gặp khó vì một số quy định bất cập tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP(16/09/2024 8:43 SA)

Việt Nam là nguồn cung ứng hàng hóa lớn thứ 7 của Hoa Kỳ(16/09/2024 8:43 SA)

Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo Ấn Độ chạm đáy ba tháng do nhu cầu yếu(16/09/2024 8:42 SA)

Xuất khẩu thủy sản 7 tháng đầu năm 2024 tăng 8%(16/09/2024 8:37 SA)