39 người đang online
°

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024

Đăng ngày 04 - 04 - 2024
Lượt xem: 74
100%

2 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt gần 1,04 triệu tấn, tương đương gần 290,33 triệu USD.

 

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024

2 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt gần 1,04 triệu tấn, tương đương gần 290,33 triệu USD.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2024 cả nước nhập khẩu 503.681 tấn lúa mì, tương đương 133,97 triệu USD, giá trung bình 266 USD/tấn, giảm cả về lượng, kim ngạch và giá so với tháng 1/2024, với mức giảm tương ứng 5,9%, 14,3% và 8,9%. So với tháng 2/2023 thì tăng 31,1% về lượng, giảm 6,2% kim ngạch và giảm 28,5% về giá.

Tính chung cả 2 tháng đầu năm 2024 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt gần 1,04 triệu tấn, tương đương gần 290,33 triệu USD, tăng 67,4% về khối lượng, tăng 26,6% về kim ngạch so với 2 tháng đầu năm 2023, giá trung bình đạt 279,4 USD/tấn, giảm 24,4%.

Trong tháng 2/2024 nhập khẩu lúa mì từ thị trường chủ đạo Brazil tăng mạnh 92,5% về lượng, tăng 87,9% về kim ngạch nhưng giảm 2,4% về giá so với tháng 1/2024, đạt 268.730 tấn, tương đương 67,76 triệu USD, giá 252,2 USD/tấn; so với tháng 2/2023 cũng tăng 161,8% về lượng, tăng 74,4% kim ngạch nhưng giảm 33,4% về giá. Tính chung cả 2 tháng, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Brazil, chiếm 39,3% trong tổng lượng và chiếm 35,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt 408.351 tấn, tương đương 103,82 triệu USD, giá trung bình 254,2 USD/tấn, tăng mạnh 91,8% về lượng, tăng 32,3% về kim ngạch nhưng giảm 31% về giá so với 2 tháng đầu năm 2023.

Tiếp sau đó là thị trường Australia chiếm 22,3% trong tổng lượng và chiếm 25,6% trong tổng kim ngạch, đạt 231.698 tấn, tương đương 74,22 triệu USD, giá trung bình 320,4 USD/tấn, giảm 31,3% về lượng, giảm 39,1% kim ngạch và giảm 11,4% về giá so với 2 tháng đầu năm 2023

Thị trường Ukraine đứng thứ 3 đạt 144.689 tấn, tương đương 37,94 triệu USD, giá 262,2 USD/tấn, chiếm 13,9% trong tổng lượng và chiếm 13% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, trong khi trong 2 tháng đầu năm 2023 không nhập khẩu lúa mì từ thị trường này.

Nhập khẩu lúa mì 2 tháng đầu năm 2024

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/3/2024 của TCHQ)

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024

 

 

Nhập khẩu đậu tương 2 tháng đầu năm 2024 tăng lượng, giảm kim ngạch

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt trên 339.129 tấn, trị giá 193,04 triệu USD, giá trung bình 569,2 USD/tấn, tăng 12,3% về lượng, nhưng giảm 9,5% kim ngạch và giảm 19,5% về giá so với 2 tháng đầu năm 2023.

Trong đó, riêng tháng 2/2024 đạt 126.901 tấn, tương đương 70,96 triệu USD, giá trung bình 559,2 USD/tấn, giảm 40,2% về lượng và giảm 41,9% kim ngạch so với tháng 1/2024, giá cũng giảm 2,8%; so với tháng 2/2023 cũng giảm mạnh 45,6% về lượng, giảm 57,6% về kim ngạch và giảm 22% về giá.

Mỹ là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024, chiếm gần 52% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, đạt 175.906 tấn, tương đương gần 99,5 triệu USD, giá 565,6 USD/tấn, giảm 16,5% về lượng, giảm 33,5% kim ngạch và giảm giảm 20,3% về giá so với 2 tháng đầu năm 2023.

Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt 139.851 tấn, tương đương 78,82 triệu USD, giá 563,6 USD/tấn, chiếm trên 41,2% trong tổng lượng và chiếm 42,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, tăng 111,6% về lượng, tăng 73,1% về kim ngạch nhưng giá giảm 18,2% so với 2 tháng đầu năm 2023.

Tiếp đến thị trường Canada 2 tháng đầu năm 2024 đạt 19.853 tấn, tương đương 12,46 triệu USD, giá 627,7 USD/tấn, chiếm 5,9% trong tổng lượng và chiếm 6,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm 1,8% về lượng, giảm 15,9% về kim ngạch và giá giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu đậu tương 2 tháng đầu năm 2024

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/3/2024 của TCHQ)

Nhập khẩu đậu tương 2 tháng đầu năm 2024 tăng lượng, giảm kim ngạch

 
 

 

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc có xu hướng giảm trong hai năm trở lại đây

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2023, Trung Quốc là đối tác nhập khẩu gạo lớn thứ 3 của Việt Nam, tụt 1 bậc so với năm 2022, đứng sau Philippines và Indonesia, chiếm khoảng 11% tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Theo đó, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc được 917.255 tấn với kim ngạch đạt khoảng 530,6 triệu USD, giá bình quân 578 USD/tấn, cao hơn một chút so với hai đối tác xếp trên với 559 USD và 549 USD/tấn.

Tuy nhiên, nhìn lại giai đoạn 2017 – 2022, Trung Quốc nhập khẩu gạo của Việt Nam ghi nhận sự biến động tương đối lớn. Riêng năm 2017, Trung Quốc nhập khẩu lên đến 1 tỷ USD sản phẩm gạo của Việt Nam, nhưng đến năm 2019, kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt hơn 240 triệu USD và phục hồi trở lại trong giai đoạn 2020 và 2021 nhưng có xu hướng giảm trong hai năm trở lại đây.

Phân tích của Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh cho rằng, một số khó khăn khiến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giảm đó là việc hàng năm Trung Quốc ban hành hạn ngạch nhập khẩu đối với gạo.

Trong những năm trở lại đây, hạn ngạch nhập khẩu gạo của Trung Quốc không có thay đổi nhiều. Năm 2023, hạn ngạch nhập khẩu gạo của nước này ở mức 5,32 triệu tấn, trong đó hạn ngạch dành cho gạo hạt dài với 2,66 triệu tấn và gạo hạt ngắn với 2,66 triệu tấn. Con số này không thay đổi trong những năm trở lại đây.

Công bố của Hải quan Trung Quốc cũng cho thấy, năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 2,63 triệu tấn gạo, giảm 57,5% so với năm 2022. Thái Lan vẫn là đối tác cung ứng gạo lớn nhất của Trung Quốc trong tháng 12/2023.

Đặc biệt trong nhiều năm nay, lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm mức dưới 4% tổng sản lượng sản xuất gạo trong nước. Trong đó, một số loại gạo chất lượng cao được bổ sung vào tiêu thụ ở phân khúc gạo cao cấp, một số loại gạo phổ thông dùng để phối trộn với các loại gạo của sở tại hoặc được chế biến, đóng gói theo thương hiệu của doanh nghiệp Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc hạn chế số lượng doanh nghiệp gạo được phép xuất khẩu sang nước này. Hiện nay, Trung Quốc chỉ cho phép 21 doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo sang thị trường này trong tổng số khoảng 200 doanh nghiệp gạo Việt Nam đã được cấp phép.

Bên cạnh đó là sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Trung Quốc. Hiện nay các sản phẩm gạo có mặt trên thị trường Trung Quốc đều có chất lượng tương đối cao bên cạnh việc các nước xuất khẩu rất chú trọng vào khâu đóng gói bao bì.

Qua công tác nắm tình hình, ông Nông Đức Lai, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc, nhận thấy bao bì gạo của Thái Lan, Lào có mặt tại hệ thống siêu thị của Trung Quốc (thậm chí cả hệ thống siêu thị khu vực phía Bắc Trung Quốc – khu vực tương đối khắt khe về chất lượng hàng hóa và yêu cầu về bao bì) được đóng gói hết sức chắc chắn, bắt mắt và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Trung Quốc.

Nhu cầu nhập khẩu gạo cũng có sự biến động trong những năm trở lại đây kể từ khi cọ xát Nga – Ucraine nổ ra, nguồn cung ứng lương thực toàn cầu có nhiều biến động, do đó cơ cấu nhập khẩu lương thực của Trung Quốc cũng bị tác động.

Trước thực trạng trên, Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh nhận định, năm 2024, khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường nhập khẩu gạo để điều tiết hài hòa giữa nhập khẩu và sản xuất nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Dự báo năng lực nhập khẩu sẽ tăng do nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao.           

Đồng thời, với việc Ấn Độ vừa ban hành chính sách cấm xuất khẩu gạo vừa qua, mặc dù chính quyền Trung ương Trung Quốc chưa đưa ra bất kỳ phản ứng chính sách cụ thể nào, tuy nhiên cộng đồng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lương thực thực phẩm Trung Quốc đã bắt đầu có những động thái tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Tuy nhiên, với việc Trung Quốc có hạn ngạch nhập khẩu, đồng thời nguồn cung bị thu hẹp, giá cả dự báo sẽ tăng trong thời gian tới, không loại trừ khả năng sẽ có hiện tượng thu mua ồ ạt từ một số đơn vị nhập khẩu tại địa bàn.

Về gạo tấm nhập khẩu (một trong những sản phẩm thay thế chính cho ngô và lúa mì sử dụng trong công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi), theo nhận định của chuyên gia nước này, với việc Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo, do vậy sản lượng nhập khẩu tấm từ các đối tác này dự báo sẽ giảm so với hai năm trước đó (2022 và 2023) và Trung Quốc sẽ tăng cường nhập khẩu từ các đối tác khác trong đó có Việt Nam.

Do đó, các doanh nghiệp cần theo dõi sát diễn biến thị trường gạo Trung Quốc, nắm bắt cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu.

 TT TT CN * TM

Tin liên quan

Thị trường xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2024(02/05/2024 10:35 SA)

Chính sách tiền tệ mới của Ai Cập tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam(04/04/2024 9:23 SA)

Vụ mía đường của Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng tốt hơn dự kiến(04/04/2024 9:22 SA)

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)

Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2023 dự kiến đạt mức kỷ lục 2.836 triệu tấn(08/03/2024 10:17 SA)

Tin mới nhất

Thị trường xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2024(02/05/2024 10:35 SA)

Chính sách tiền tệ mới của Ai Cập tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam(04/04/2024 9:23 SA)

Vụ mía đường của Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng tốt hơn dự kiến(04/04/2024 9:22 SA)

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)

Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2023 dự kiến đạt mức kỷ lục 2.836 triệu tấn(08/03/2024 10:17 SA)