61 người đang online
°

Nhập khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 1,28 tỷ USD

Đăng ngày 25 - 10 - 2024
Lượt xem: 16
100%

9 tháng đầu năm 2024 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,85 triệu tấn, trị giá 1,28 tỷ USD, giá trung bình đạt 332,2 USD/tấn.

 

Nhập khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 1,28 tỷ USD

9 tháng đầu năm 2024 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,85  triệu tấn, trị giá 1,28 tỷ USD, giá trung bình đạt 332,2 USD/tấn.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2024 cả nước nhập khẩu 378.158 tấn phân bón, tương đương 140,35 triệu USD, giá trung bình 371 USD/tấn, giảm 15,8% về lượng, giảm 10,9% kim ngạch nhưng tăng 5,8% về giá so với tháng 8/2024. So với tháng 9/2023 giảm 19,8% về lượng, giảm 10% kim ngạch nhưng tăng 12,1% về giá,

Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2024 lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt gần 3,85 triệu tấn, trị giá 1,28 tỷ USD, giá trung bình đạt 332,2 USD/tấn, tăng 32,3% về khối lượng, tăng 29,7% về kim ngach nhưng giảm 2% về giá so với cùng kỳ năm 2023. Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 42% trong tổng lượng và chiếm 40,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt gần 1,62 triệu tấn, tương đương 519,38 triệu USD, giá trung bình 321,2 USD/tấn, tăng 13% về lượng, tăng16,5% kim ngạch và tăng 3% về giá so với cùng kỳ năm 2023,

Tiếp đến thị trường Nga đứng thứ 2, chiếm 11,6% trong tổng lượng và chiếm 15% trong tổng kim ngạch, với 447.138 tấn, tương đương 191,92 triệu USD, giá trung bình 429,2 USD/tấn, tăng 130,2% về lượng, tăng 109% về kim ngạch nhưng giảm 9,1% về giá so với cùng kỳ năm 2023.

Nhập khẩu phân bón từ thị trường Lào đạt 263.596 tấn, tương đương 68,27 triệu USD, tăng 18,4% về lượng, nhưng giảm 9,8% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023, chiếm trên 6,9% trong tổng lượng và chiếm 5,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu phân bón của cả nước,

Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm 2024 nhập khẩu phân bón từ đa số các thị trường tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Nhập khẩu phân bón 9 tháng đầu năm 2024

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 10/10/2024 của TCHQ)

 

Sản lượng phi lê mực của Nga tăng 25%

Tính đến ngày 5/10/2024, sản lượng đánh bắt mực ống Commander của Nga đạt 90 nghìn tấn, cao hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo tính toán của Trung tâm Phân tích của Liên minh Thủy sản, sản lượng này cũng chỉ thấp hơn 2% so với sản lượng đánh bắt được trong cả năm 2023.

Sản lượng mực ống nguyên con khai thác trên tàu tăng 12% trong 9 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 40 nghìn tấn.

Sản lượng mực phi lê khai thác trên tàu đạt hơn 4,5 nghìn tấn, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 6% so với sản lượng khai thác cả năm 2023.

 

MIA: Giá xuất khẩu thịt đỏ của New Zealand tháng 8/2024 tăng

Giá thịt đỏ xuất khẩu trung bình của New Zealand trong tháng 8/2024 tăng so với tháng 8/2023, với giá thịt cừu tăng 8% và thịt bò tăng 14%.

Xuất khẩu thịt đỏ của New Zealand trong tháng 8/2024 giảm so với tháng 8/2023, tuy nhiên tổng xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2024 vẫn tương đương cùng kỳ năm ngoái.

Mỹ là thị trường xuất khẩu thịt đỏ lớn nhất của New Zealand trong tháng 8/2024, với mức tăng 7% so với tháng 8/2023 lên 198 triệu USD.

Giá thịt đỏ xuất khẩu trung bình trong tháng 8/2024 tăng so với tháng 8/2023, với giá thịt cừu tăng 8% lên 10,12 USD/kg FOB và thịt bò tăng 14% lên 9,32 USD/kg.

Ông Sirma Karapeeva - Giám đốc điều hành Hiệp hội Công nghiệp Thịt New Zealand (MIA) cho biết kim ngạch xuất khẩu thịt cừu tăng chủ yếu là do giá xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu của New Zealand tăng, xuất khẩu sang thị trường EU cũng tăng 2,1%. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu đa dạng. Mặt khác, xuất khẩu thịt bò tăng, nguyên nhân chủ yếu là do giá xuất khẩu thịt bò sang thị trường lớn nhất là Mỹ tăng 25% lên 10,67 USD/kg.

Tính chung, khối lượng xuất khẩu thịt cừu 8 tháng đầu năm 2024 gần như tương đương với cùng kỳ năm 2023, trong khi xuất khẩu thịt bò giảm 5%. Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh 50% xuống còn 107 triệu USD. Canada giảm 3% xuống còn 38 triệu USD và Nhật Bản giảm 15% xuống còn 29 triệu USD. Xuất khẩu sang Singapore tăng rất mạnh 359% lên 19 triệu USD.

Khối lượng thịt cừu trong tháng 8/2024 đã giảm 33% xuống 16.803 tấn và thịt bò giảm 25% xuống 30.688 tấn.

Kim ngạch xuất khẩu thịt cừu giảm 27% xuống còn 170 triệu USD và thịt bò giảm 15% xuống còn 286 triệu USD. Xuất khẩu mỡ động vật, chủ yếu được sử dụng trong sản xuất nhiên liệu sinh học, đã tăng 160% về giá trị lên 27 triệu USD.

 

Xuất khẩu thịt lợn của Hoa Kỳ sang Nam Mỹ đạt mức cao kỷ lục

Trong tháng 8/2024, giá trị xuất khẩu thịt lợn sang Nam Mỹ đạt mức cao kỷ lục ở mức 45,3 triệu USD, tăng 97% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Theo số liệu của USDA và Liên đoàn xuất khẩu thịt Hoa Kỳ, trong tháng 8/2024, xuất khẩu thịt lợn của Hoa Kỳ sang thị trường hàng đầu Mexico vẫn đạt tốc độ kỷ lục, với khối lượng tăng 4% so với tháng 8/2023 lên 94.935 tấn, trong khi giá trị tăng 9% lên 230,6 triệu USD. Tính chung 8 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thịt lợn sang Mexico tăng 8% so với cùng kỳ năm 2023 về khối lượng (758.712 tấn) và tăng 14% về giá trị (1,68 tỷ USD).

Trong tháng 8/2024, giá trị xuất khẩu thịt lợn sang Nam Mỹ đạt mức cao kỷ lục ở mức 45,3 triệu USD, tăng 97% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu sang Colombia tăng vọt lên mức kỷ lục 39,6 triệu USD, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 16% so với mức cao trước đó vào tháng 11/2023. Khối lượng xuất khẩu sang khu vực Nam Mỹ tháng 8/2024 tăng 83% lên 14.961 tấn, mức cao nhất trong chín tháng, trong đó Colombia đạt tổng khối lượng lớn thứ hai từ trước đến nay là 13.341 tấn. Tính chung, xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2024 sang Nam Mỹ tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái về khối lượng (89.341 tấn) và 36% về giá trị (263,2 triệu USD).

Trong tháng 8/2024, giá trị xuất khẩu thịt lợn sang Trung Mỹ tăng trưởng do nhu cầu tăng cao ở Costa Rica, Nicaragua và Panama, cũng như sự tăng trưởng ổn định ở các thị trường hàng đầu là Honduras và Guatemala. Xuất khẩuthịt lợn Hoa Kỳ sang khu vực Trung Mỹ tháng 8/2024 tăng 31% so với tháng 8/2023 lên 11.417 tấn, trị giá 36 triệu USD (tăng 38%). Tính chung 8 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu sang Trung Mỹ đạt 96.739 tấn, tương đương 302 triệu USD tăng 22% về khối lượng và tăng 32$ về giá trị so với cùng kỳ năm 2023, với lượng xuất khẩu có xu hướng tăng ở tất cả 7 thị trường Trung Mỹ. Lượng thịt lợn xuất khẩu đến Costa Rica (12.464 tấn) đã đạt vượt khối lượng kỷ lục của cả năm 2023. 

 

Xuất khẩu thịt lợn của Brazil trong 9 tháng đầu năm 2024 tăng 7,7%

9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thịt lợn của Brazil đạt 990,7 nghìn tấn, tương đương 2,169 tỷ USD, tăng 7,7% về khối lượng và tăng 0,4% về kim ngạch.

Theo khảo sát của Hiệp hội Thịt Brazil (ABPA) cho thấy, xuất khẩu thịt lợn của Brazil trong tháng 9/2024 đạt tổng cộng 120,4 nghìn tấn, tương đương 283,7 triệu USD, tăng 7,3% về khối lượng và tăng 15,9% về kim ngạch so với tháng 9/2023. Đây là mức xuất khẩu tính theo tháng lớn thứ hai từ trước đến nay của ngành thịt Brazil, chỉ thấp hơn mức 138,3 nghìn tấn, tương đương 244,7 triệu USD trong tháng 7/2024.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thịt lợn của Brazil đạt 990,7 nghìn tấn, tương đương 2,169 tỷ USD, tăng 7,7% về khối lượng và tăng 0,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Ricardo Santin - chủ tịch ABPA cho rằng: Giá xuất khẩu thịt lợn trung bình đã tăng liên tiếp và ở mức trên 350 USD trong suốt năm nay, điều này đã tác động làm tăng kim ngạch xuất khẩu và sẽ duy trì tích cực trong suốt năm 2024, với triển vọng tổng xuất khẩu cả năm 2024 tăng trưởng tốt.

Trong tháng 9/2024 thịt lợn của Brazil xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Philippines với 28,2 nghìn tấn, tăng 120,4% so với tháng 9/2023. Tiếp theo là Trung Quốc với 16,7 nghìn tấn (-40,7%), Chile với 9,7 nghìn tấn (+50,4%), Hồng Kông với 8,7 nghìn tấn (-34,1%) và Nhật Bản với 8,6 nghìn tấn (+84,9%) .

Trong tháng 9/2024 Công ty Santa Catarina vẫn là công ty xuất khẩu thịt lợn chủ yếu của Brazil với 62 nghìn tấn, tăng 8,5% so với tháng 9/2023. Tiếp theo là Rio Grande do Sul, với 25,6 nghìn tấn (-7,1%), Paraná, với 18,6 nghìn tấn (+8,1%), Mato Grosso, với 3,2 nghìn tấn (+12,6%) và Mato Grosso do Sul, với 2,6 nghìn tấn (+11,9%).

Ông Ricardo Santin cho biết, trong tháng 9/2024 có sự điều chỉnh lại trong số các thị trường xuất khẩu thịt lợn của Brazil, trong đó Philippines trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất; các nước Mỹ Latinh như Chile, Mexico và Achentina cũng đang tăng nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm thịt lợn của Brazil. Tương tự, Nhật Bản là một quốc gia yêu cầu các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

 

Senegal, thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

Senegal là quốc gia Tây Phi có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực, nền kinh tế mở, là nơi đặt trụ sở Ngân hàng các quốc gia Tây Phi, có cảng biển quốc tế Dakar và hệ thống đường sắt, là nơi trung chuyển hàng hóa trong tiểu vùng.

Senegal là thành viên của Liên minh kinh tế-tiền tệ Tây Phi (UEMOA) gồm 8 quốc gia nói tiếng Pháp và Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) gồm 15 nước có biểu thuế nội khối ở mức 0%. Thâm nhập thị trường này, hàng hóa Việt Nam không chỉ đáp ứng nhu cầu 18,6 triệu người tiêu dùng Senegal mà còn có cơ hội cung cấp cho các nước khác trong khối, nhất là các quốc gia láng giềng như Mali, Guinea Bissau, CH Guinea và Mauritania. Một thập kỷ sau khi phát hiện ra dầu khí ngoài khơi Senegal, hoạt động khai thác đã bắt đầu tiến hành tại dự án dầu khí đầu tiên của quốc gia này, với đối tác là một công ty của Australia. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tăng trưởng GDP của Senegal dự kiến đạt 6% trong quý 4/2024.

Trong cán cân thương mại, Senegal thường nhập siêu. Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này đạt 5,3 tỷ USD trong khi giá trị nhập khẩu lên tới 11,87 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Senegal gồm sản phẩm dầu lửa, vàng phi tiền tệ, axit phốtphoric, titan và phốt phát. Các khách hàng chính gồm Mali, Ấn Độ, Thụy Sĩ và Australia.  Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước này là sản phẩm dầu lửa thành phẩm, xe cộ,  máy móc, kim loại thường và gạo. Các nước cung cấp hàng hóa chính gồm Pháp, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất.

Mặc dù thực hiện chính sách tự cấp lương thực từ nhiều năm nay song Senegal chưa thể đáp ứng được nhu cầu về gạo trong nước, mỗi năm vẫn phải nhập khẩu từ 700-900 nghìn tấn. Bên cạnh mặt hàng gạo, Senegal còn mua nhiều sản phẩm dệt may, bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc, linh kiện phụ tùng xe máy, sắt thép các loại, hạt tiêu, sản phẩm làm từ sắn, sản phẩm bằng cao su, máy nông nghiệp…

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang thị trường này đạt 37,8 triệu USD, chủ yếu là hàng nông sản, thực phẩm. Trong 9 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Senegal đạt 26,5 triệu USD, bao gồm hạt tiêu (kim ngạch 9,5 triệu USD), hàng rau quả (3,34 triệu USD), gạo (1,24 triệu USD), bánh kẹo và sản phẩm ngũ cốc (1,6 triệu USD), thủy sản (851.074 USD), hàng hóa khác (9,95 triệu USD).

 

Nhập khẩu đậu tương từ các thị trường 9 tháng đầu năm 2024

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt trên 1,59 triệu tấn, trị giá gần 825,81 triệu USD, giá trung bình 518 USD/tấn, tăng 8,3% về lượng, giảm 11,7% kim ngạch và giảm 18,4% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023.

Trong đó, riêng tháng 9/2024 đạt 148.004 tấn, tương đương 71,8 triệu USD, giá trung bình 485,1 USD/tấn, tăng 12% về lượng và tăng 8,4% kim ngạch so với tháng 8/2024, giá giảm nhẹ 3,3%; so với tháng 9/2023 thì tăng mạnh 52,6% về lượng, giảm 23,3% về kim ngạch nhưng giảm 19,2% về giá.

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024, chiếm 59% trong tổng lượng và chiếm 56,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, đạt 940.359 tấn, tương đương gần 469,81 triệu USD, giá 499,6 USD/tấn, tăng 17,2% về lượng, nhưng giảm 1,6% kim ngạch và giảm 16% về giá so với 9 tháng đầu năm 2023.

Thị trường lớn thứ 2 là Mỹ, trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 514.984 tấn, tương đương 275,58 triệu USD, giá 535 USD/tấn, chiếm 32,3% trong tổng lượng và chiếm 33,4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm 1,2% về lượng, giảm 22,6% về kim ngạch và giá giảm 21,6% so với 9 tháng đầu năm 2023.

Tiếp đến thị trường Canada trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt 97.710 tấn, tương đương 58,12 triệu USD, giá 594,8 USD/tấn, chiếm 6,1% trong tổng lượng và chiếm 7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, tăng 21,1% về lượng, nhưng giảm 3,1% về kim ngạch và giá giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.

Nhập khẩu đậu tương 9 tháng đầu năm 2024

(Tính toán theo số liệu công bố ngày 10/10/2024 của TCHQ)

TT TT C\N & TN

Tin liên quan

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á(18/11/2024 10:05 SA)

RaboResearch: Tiêu thụ thịt lợn toàn cầu sẽ tăng trong quý IV/2024(18/11/2024 10:05 SA)

Cơ hội cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ(18/11/2024 9:59 SA)

Cá rô phi Trung Quốc quyết tâm bám trụ ở Mỹ bất chấp mối đe dọa áp thuế 60%(18/11/2024 9:58 SA)

Giá thịt bò tại Mỹ tăng, giá thịt lợn giảm(25/10/2024 10:59 SA)

Tin mới nhất

Những lưu ý khi doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Á(18/11/2024 10:05 SA)

RaboResearch: Tiêu thụ thịt lợn toàn cầu sẽ tăng trong quý IV/2024(18/11/2024 10:05 SA)

Cơ hội cho các doanh nghiệp cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ(18/11/2024 9:59 SA)

Cá rô phi Trung Quốc quyết tâm bám trụ ở Mỹ bất chấp mối đe dọa áp thuế 60%(18/11/2024 9:58 SA)

Giá thịt bò tại Mỹ tăng, giá thịt lợn giảm(25/10/2024 10:59 SA)