76 người đang online
°

Sản lượng và xuất khẩu thịt gà, thịt lợn của Brazil năm 2023 và dự báo năm 2024

Đăng ngày 22 - 01 - 2024
Lượt xem: 64
100%

Kết thúc năm 2023 Brazil đạt được sự cân bằng tích cực trong sản xuất và xuất khẩu gia cầm, lợn. Theo dự đoán của Hiệp hội Thịt Brazil (ABPA), năm 2024 sẽ duy trì tăng trưởng.

 

Sản lượng và xuất khẩu thịt gà, thịt lợn của Brazil năm 2023 và dự báo năm 2024

Kết thúc năm 2023 Brazil đạt được sự cân bằng tích cực trong sản xuất và xuất khẩu gia cầm, lợn. Theo dự đoán của Hiệp hội Thịt Brazil (ABPA), năm 2024 sẽ duy trì tăng trưởng.

Dự kiến, sản lượng thịt gà năm 2023 tăng 2,6% so với năm 2022, với hơn 14,8 triệu tấn. Xuất khẩu dự kiến sẽ đạt 5,1 triệu tấn, tăng 6,8% so với năm 2022. Năm 2024, dự báo sản lượng thịt gà tăng 3,7% so với năm 2023, lên 15,35 triệu tấn. Xuất khẩu cũng dự kiến sẽ tăng 3,9% so với năm 2023, có khả năng đạt tới 5,3 triệu tấn.

Nhu cầu của thị trường nội địa cũng được dự đoán sẽ tăng nhẹ. Năm 2023 dự kiến lên tới 9,8 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2022. Năm 2024, dự kiến tăng 3,6%, đạt hơn 10 triệu tấn.

Tiêu thụ thịt gà bình quân đầu người dự kiến tăng: Năm 2023 dự kiến tiêu thụ 46 kg, tăng 1,8% so với năm 2022; năm 2024, mức tiêu thụ bình quân đầu người ước đạt 47 kg, tăng 2,2% so với năm 2023.

Ông Ricardo Santin, Chủ tịch ABPA cho biết, sau nửa đầu năm 2023 đầy thử thách, ngành thịt gà Brazil đã đạt được sự cân bằng cung cầu trong nửa cuối năm. Đồng thời, xuất khẩu duy trì ở mức cao trong suốt cả năm và có triển vọng tăng trưởng trong năm 2024.

Sản lượng thịt lợn năm 2023 của Brazil dự kiến sẽ tăng 2,3% so với năm 2022, đạt 5,1 triệu tấn. Xuất khẩu năm 2023 dự kiến đạt 1,22 triệu tấn, tăng 8,9% so với năm 2022. Năm 2024, dự kiến sản lượng thịt lợn tăng 1% so với năm 2023, lên 5,15 triệu tấn. Xuất khẩu thịt lợn năm 2024 dự kiến tăng 6,6% so với năm 2023, lên 1,3 triệu tấn.

Nhu cầu thịt lợn trên thị trường nội địa dự kiến sẽ ổn định trong năm 2023 và năm 2024, ở mức khoảng 3,8 triệu tấn. Mức tiêu thụ bình quân đầu người cũng được dự kiến ổn định trong hai năm tới, với khoảng 18 kg/người.

Ông Luis Rua - Giám đốc thị trường đánh giá: Xuất khẩu thịt lợn của Brazil có nhiều triển vọng tốt nhờ việc mở các thị trường mới và các thị trường trọng điểm và cũng do xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh quan trọng sụt giảm, như Liên minh Châu Âu và Canada. Mặt khác, tiêu thụ ở thị trường nội địa đang tăng, khoảng 18 kg/người/năm, cao hơn nhiều so với vài năm trước.

Sản lượng trứng gia cầm của Brazil năm 2023 dự kiến đạt 52,55 tỷ quả, tăng 1% so với năm 2022; xuất khẩu dự kiến sẽ tăng trưởng 175%, lên tới 26 nghìn tấn/năm. Năm 2024, sản lượng dự kiến sẽ tăng 6,5% so với năm 2023, lên tới 56 tỷ quả. Xuất khẩu dự kiến sẽ duy trì ổn định như năm 2023 ở mức 26 nghìn tấn.

Mức tiêu thụ trứng bình quân đầu người năm 2023 dự kiến sẽ tăng nhẹ 0,5% so với năm 2022, đạt tổng cộng 242 quả trứng/người. Năm 2024, mức tiêu thụ dự kiến sẽ tăng 6,5%, lên tới 258 quả trứng/người.

 

Cuộc khủng hoảng tại Biển Đỏ làm tăng áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu

Trong bối cảnh khủng hoảng Biển Đỏ vẫn còn tiếp diễn, các tàu container chuyển hướng lộ trình làm tăng áp lực cạnh tranh lên chuỗi cung ứng toàn cầu. Trước tình hình đó, Headway liên tục cập nhật thông tin từ hãng tàu đến khách hàng, theo dõi chặt chẽ từng lô hàng để can thiệp kịp thời mọi vấn đề phát sinh.

Biển Đỏ đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong tuyến vận tải đường biển quốc tế, kết nối Châu Á với Châu Âu, Trung Đông thông qua kênh đào Suez và Địa Trung Hải. Lưu lượng hàng hóa qua khu vực này chiếm 12% so với tổng khối lượng hàng hóa thương mại toàn thế giới.

Sau các cuộc tấn công của lực lượng Houthi nhằm công kích vào các tàu chở hàng có liên hệ với Israel tại Biển Đỏ, các hãng tàu buộc phải hủy chuyến hoặc chuyển hướng qua mũi Hảo Vọng ở Nam Phi để tránh nguy cơ xung đột chiến tranh. Hành trình này mất thêm 7 – 10 ngày di chuyển, giá cước vận tải biển tăng vọt.

Cuộc khủng hoảng tại Biển Đỏ làm tăng áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu(Nhiều tàu hàng chuyển hướng vòng qua mũi Hảo Vọng, tránh xung đột cục bộ tại Biển Đỏ)

Nhìn chung, ảnh hưởng tiêu cực từ căng thẳng Biển Đỏ gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hãng tàu định tuyến lại hướng đi, hành trình vận chuyển giữa Châu Á, Châu Âu và Bờ Đông Bắc Mỹ kéo dài hơn.

Hàng hóa bị trì hoãn, tình trạng thiếu hụt tàu container và cont rỗng cục bộ.

Giá cước vận chuyển tăng mạnh và bảo hiểm hàng hóa tăng cao.

Áp lực lạm phát toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Cuộc khủng hoảng tại Biển Đỏ làm tăng áp lực lên chuỗi cung ứng toàn cầu(Truy xuất và theo dõi lộ trình tuyến hàng lạnh đi Hamburg trên hệ thống live tracking của Headway)

Trong giai đoạn này, Headway xây dựng 1 team chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đỏ, hướng tới các giải pháp an toàn, khả thi cho khách hàng.

Phối hợp chặt chẽ cùng các ban ngành, hiệp hội logistics, hãng tàu và các bên liên quan thường xuyên cập nhật thông tin vụ việc.

Mạng lưới đại lý hỗ trợ toàn cầu nhằm hạn chế rủi ro và chi phí phát sinh.

Thiết kế các giải  pháp vận chuyển tối ưu nhất tại thời điểm cập nhật.

Bảo hiểm hàng hóa, đặc biệt là với các tuyến đường dài.

Hệ thống live-tracking hiện đại, theo dõi hành trình và giám sát lô hàng.

Khi tình hình căng thẳng Biển Đỏ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, tùy vào tính chất từng loại hàng hóa và nhu cầu, Headway tư vấn các phương án khả thi nhất cho khách hàng. Bên cạnh các tuyến đường biển, khách hàng có thể cân nhắc lựa chọn bằng đường hàng không hoặc thông qua các tuyến đường sắt liên vận quốc tế từ khu vực Yên Viên đi Châu Âu hoặc Trung Á.

 TT TT CN & TM

Tin liên quan

Thị trường xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2024(02/05/2024 10:35 SA)

Chính sách tiền tệ mới của Ai Cập tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam(04/04/2024 9:23 SA)

Vụ mía đường của Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng tốt hơn dự kiến(04/04/2024 9:22 SA)

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:08 SA)

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)

Tin mới nhất

Thị trường xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2024(02/05/2024 10:35 SA)

Chính sách tiền tệ mới của Ai Cập tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam(04/04/2024 9:23 SA)

Vụ mía đường của Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng tốt hơn dự kiến(04/04/2024 9:22 SA)

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:08 SA)

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)