70 người đang online
°

Philippines và Indonesia dự kiến tăng nhập khẩu gạo, cơ hội cho Việt Nam

Đăng ngày 11 - 01 - 2024
Lượt xem: 71
100%

Các nước Indonesia, Philippines, Malaysia dự kiến sẽ tăng nhập khẩu gạo trước mùa Giáng sinh và trước tháng Ramadan. Đây sẽ là cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt.

 

Tại Hội thảo quốc tế “Thị trường lúa gạo toàn cầu và xu hướng thời gian tới” do Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp tổ chức ngày 13/12, ông Aziz Arya, chuyên viên Phụ trách Hợp tác Nam - Nam và Hợp tác tam giác, Văn phòng FAO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương - nhận định rằng: Gạo là nguồn lương thực chính đối với hơn 3,5 tỷ người/ một nửa dân số thế giới và cung cấp khoảng 20% nguồn cung năng lượng trong bữa ăn toàn cầu. “Tại khu vực châu Á, tiêu thụ gạo có thể chiếm đến 70% lượng hấp thụ calo mỗi ngày”- ông Arya nói.

Dù vậy, theo ông Arya, hiện nay trong chuỗi giá trị lúa gạo đang gặp những thách thức nhất định như gánh nặng kép về thay đổi nhân khẩu học dẫn đến nhu cầu về thực phẩm nhiều hơn, đa dạng hơn, chất lượng cao hơn. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng tác động đến số lượng và chất lượng nước, suy thoái đất, chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích sử dụng khác, tần suất và mức độ nghiêm trọng của thiên tai, sâu bệnh tăng lên.

Bổ sung cho nhận định này, ông Subramanian đến từ Công ty SSRESOURCE MEDIA (Singapore)- cho rằng, thị trường lúa gạo là sự tổng hợp từ tình hình chính trị và khí hậu.

Theo ông Subramanian, về nguồn cung, việc Ấn Độ hạn chế xuất khẩu gạo sẽ khiến thị trường năm 2024 có những phản ứng có lợi cho lúa gạo Việt Nam.

Dù vậy, doanh nghiệp phải nắm chắc thông tin về thị trường. Theo đó, để cập nhật được thông tin, Việt Nam có thể thai khác từ nhiều nguồn mở trên internet, qua đó có thể hiểu được quan hệ cung - cầu trong thời gian tới, hiểu được về xu hướng giá của lúa gạo.

Ví dụ, ngay bây giờ, trong bối cảnh nguồn cung thu hẹp, thị trường trước mùa Giáng sinh và trước tháng Ramadan (tháng chay của người Hồi giáo) sẽ thúc đẩy nhu cầu về gạo ở các nước châu Á. Trong khi đó, nhu cầu của châu Á chủ yếu từ Indonesia, Philippines và Malaysia.

Thực tế, kể từ khi Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng thông dụng thì các doanh nghiệp gạo Việt Nam đã nhanh chóng tận dụng cơ hội này. Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 11 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo đạt 7,638 triệu tấn, với kim ngạch 4,33 tỷ USD, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 14,5% về lượng và tăng 34,1% về kim ngạch. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng ước đạt 568 USD/tấn, tăng 17,3% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang cả 3 thị trường Philippines, Indonesia, Malaysia đều tăng mạnh. Trong đó, xuất khẩu qua Indonesia 11 tháng đạt 1.123.357 tấn, với kim ngạch 614, 676 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2022 tăng 16,32 lần và tăng 18,07 lần về kim ngạch. Với thị trường Malaysia, 11 tháng đạt 391.209 tấn, trị giá 201,599 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2022 giảm 6,26% về khối lượng và nhưng tăng 6,28% về kim ngạch.

Riêng thị trường Philippines vẫn duy trì là thị trường xuất khẩu gạo chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 37,62% về lượng và chiếm tỷ trọng 36,28% về kim ngạch. Theo dự báo, trong năm 2023 quốc gia này nhập khẩu hơn 2,8 triệu tấn gạo và trong đó 90% khối lượng được nhập khẩu từ Việt Nam.

 

Giá ngô thế giới giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm

Giá ngô đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm do nguồn cung từ Mỹ và Brazil tăng, nhu cầu lại trì trệ, giúp hạ nhiệt lạm phát giá lương thực nhưng lại gây áp lực lên những người nông dân.

Ngô, được sử dụng chủ yếu làm thức ăn chăn nuôi và sản xuất ethanol, đã được giao dịch dưới 4,50 USD/giạ ở Chicago trong những ngày gần đây, mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2020. Vào tháng 5/2022, loại lương thực này đã được giao dịch trên 8 USD/giạ.

Không chỉ giá ngô giảm, các mặt hàng nông sản quan trọng khác như lúa mì cũng “hạ nhiệt” đáng kể so với mức cao của năm ngoái, đảo ngược xu hướng giá đã đẩy mạnh chi phí lương thực cho người tiêu dùng.

Liên tục đối mặt với thua lỗ cũng khiến người nông dân “ngại” mở rộng trồng trọt, từ đó có thể làm giảm nguồn cung trong tương lai.

 

Dự báo giá bột cá, dầu cá sẽ duy trì mức cao trước nguy cơ El Nino kéo dài

Ảnh hưởng khó lường của El Nino có thể tiếp tục làm gián đoạn mùa đánh bắt cá cơm năm 2024, gây bất ổn cho ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Năm nay được coi là năm đặc biệt thách thức đối với ngành đánh bắt cá của Peru. Hiện tượng El Nino đã dẫn đến lần đầu tiên phải bỏ 1 vụ đánh bắt cá, dẫn đến tình trạng thiếu trầm trọngbột cá và dầu cá , hai thành phần quan trọng của ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà chức trách ở Peru đã công bố hạn ngạch 1,68 triệu tấn cho mùa đánh bắt thứ hai, bắt đầu bằng hoạt động đánh bắt thăm dò vào ngày 21/10 /2023. Mặc dù hạn ngạch này cao hơn dự đoán ban đầu nhưng vẫn thấp hơn mức đánh bắt trung bình của những năm gần đây. Tính đến ngày 28/11/2023, có 976.777 tấn đã được đánh bắt ở Peru, tương đương 58% hạn ngạch, gần với mốc 1 triệu tấn mà các nguồn tin trong ngành hy vọng ngành cá Peru có thể đạt được.

Theo Rabobank, cộng thêm những khó khăn của ngành là mối đe dọa tiềm ẩn của một đợt El Nino mạnh kéo dài đến năm 2024, theo dự đoán của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ, với xác suất dao động từ 60% đến 80% trong quý 2 năm 2024 

Nếu khả năng này thành hiện thực, Rabobank cảnh báo chính quyền Peru có thể buộc phải thực hiện thêm các "lệnh cấm nhỏ" đối với hoạt động đánh bắt cá. Những lệnh cấm nhỏ này là những hạn chế ngắn hạn trong các mùa đánh cá đã được phê duyệt, kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Đây là phản ứng điển hình trong những năm El Nino trước đây nhằm bảo vệ nguồn cá và đảm bảo tính bền vững.

Tuy nhiên, những lệnh cấm nhỏ này đi kèm với những thách thức riêng. Mặc dù chúng phục vụ mục đích quan trọng là bảo tồn quần thể cá nhưng chúng cũng có khả năng làm giảm đáng kể tỷ lệ đánh bắt trong mùa đánh bắt. Do đó, theo Rabobank, điều này có thể hạn chế sự cải thiện dự kiến về nguồn cung bột cá và dầu cá khan hiếm trong ngắn hạn.

Những tác động lan tỏa từ những khó khăn trong ngành đánh bắt cá của Peru không chỉ giới hạn ở chính quốc gia này. Ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu phụ thuộc rất nhiều vào bột cá và dầu cá như những thành phần thiết yếu của thức ăn thủy sản. Rabobank chỉ ra rằng khi nguồn cung cấp các nguồn tài nguyên quan trọng này trở nên không chắc chắn, toàn bộ lĩnh vực này sẽ phải đối mặt với tình trạng bất ổn.

Tin liên quan

Thị trường xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2024(02/05/2024 10:35 SA)

Chính sách tiền tệ mới của Ai Cập tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam(04/04/2024 9:23 SA)

Vụ mía đường của Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng tốt hơn dự kiến(04/04/2024 9:22 SA)

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:08 SA)

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)

Tin mới nhất

Thị trường xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2024(02/05/2024 10:35 SA)

Chính sách tiền tệ mới của Ai Cập tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam(04/04/2024 9:23 SA)

Vụ mía đường của Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng tốt hơn dự kiến(04/04/2024 9:22 SA)

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:08 SA)

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)