70 người đang online
°

Một số lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa sang Nigeria

Đăng ngày 11 - 01 - 2024
Lượt xem: 36
100%

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nigeria đạt 125,36 triệu USD, tăng 0,11% so với cùng kỳ năm 2022.

 

Một số lưu ý khi xuất khẩu hàng hóa sang Nigeria

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nigeria đạt 125,36 triệu USD, tăng 0,11% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong kỳ, các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao gồm phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 995,6%, đạt 16,59 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 243,6%, đạt 3,16 triệu USD; chất dẻo nguyên liệu tăng 210,7%, đạt giá trị 15,7 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch sụt giảm gồm túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù; hàng dệt may; …

Những thách thức tiềm tàng khi kinh doanh ở Nigeria bao gồm tham nhũng, đe dọa mạng và rủi ro chính trị với bạo lực, khủng bố và bắt cóc đòi tiền chuộc vẫn còn hiện diện. Hơn nữa, những điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn và sự biến động của thị trường liên quan đến tỷ giá, sự khan hiếm ngoại tệ, sự mất niềm tin cao độ của các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như sự chảy máu chất xám, nguồn nhân lực cao của Nigeria sang các nước phát triển … là những trở ngại khác cần được quan tâm và theo dõi khi doanh nghiệp Việt Nam đang cân nhắc việc đầu tư, kinh doanh tại Nigeria.

Một số gợi ý cho doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại các nước châu Phi nói chung, và tại Nigeria nói riêng:

- Các doanh nghiệp khi giao dịch tại khu vực châu Phi cần thẩm tra, xác minh doanh nghiệp kỹ trước khi thực hiện hợp tác và ký kết hợp đồng. Để tránh bị rủi ro, khi ký hợp đồng xuất khẩu-nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước nên áp dụng hình thức thanh toán “Thư tín dụng không hủy ngang, thanh toán ngay (Irrevocable L/C, At sight).

- Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, nếu thanh toán theo hình thức đặt cọc thì nên yêu cầu đối tác đặt cọc ở mức cao, khoảng từ 30%-50% giá trị đơn hàng, nhất là đối với các đơn hàng mới và lần đầu.

- Không nên chuyển tiền với bất cứ hình thức nào khi đối tác đề nghị, ví dụ: phí môi giới, phí luật sư v.v...

- Để tìm kiếm khách hàng tại châu Phi, doanh nghiệp nên liên hệ với các Thương vụ- Đại sứ quán Việt Nam tại các nước châu Phi và các Đại sứ quán châu Phi tại Hà Nội.

 

Việt Nam thực hiện thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Myanmar, Philippines theo Hiệp định RCEP

Chính phủ ban hành Nghị định số 84⁄2023⁄NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129⁄2022⁄NĐ-CP ngày 30⁄12⁄2022 về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giai đoạn 2022 - 2027.

Nhằm triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hiệp định RCEP, ngày 30/12/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 129/2022/NĐ-CP về Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định RCEP giai đoạn 2022-2027. Nghị định áp dụng đối với các nước ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan (trừ Myanmar và Philippines) và các nước đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand). Đến nay, Hiệp định RCEP đã có hiệu lực với Myanmar và Philippines.

Do vậy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP ngày 30/12/2022 về Biểu thuế nhập khấu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giai đoạn 2022 - 2027 để bổ sung quy định áp dụng đối với Myanmar và Philippines.

Theo đó, Nghị định số 84/2023/NĐ-CP bổ sung vào cuối điểm a của khoản 3 Điều 3 Nghị định số 129/2022/NĐ-CP như sau: "từ ngày 04/3/2022 đến ngày 31/12/2022 đối với Cộng hoà Liên bang Myanmar;".

Bổ sung vào cuối điểm b của khoản 3 Điều 3 Nghị định số 129/2022/NĐ-CP như sau: "từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2023 đối với Cộng hoà Liên bang Myanmar; từ ngày 02/6/2023 đến ngày 31/12/2023 đối với Cộng hoà Philippines;".

Bổ sung điểm n và điểm o vào sau điểm m của khoản 2 Điều 4 Nghị định số 129/2022/NĐ-CP như sau: "n) Cộng hoà Liên bang Myanmar; o) Cộng hoà Philippines.".

 

Những lưu ý khi xuất khẩu mặt hàng gỗ sang Anh

Nước Anh hậu BREXIT rất sẵn sàng mở cơ hội với các đối tác trên toàn cầu. Nhiều công ty phân phối đồ gỗ đã xây dựng lại phương thức mua hàng và sắp xếp lại quan hệ bạn hàng sau đại dịch Covid-19. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt Hiệp định UKVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng gỗ sẽ có thuế suất 0% trong vòng 5 năm tới.

Cơ hội gia tăng thị phần

Đồ gỗ và các sản phẩm mỹ nghệ là mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng kim ngạch lớn thứ 7 của Việt Nam sang Anh, chiếm gần 4% tổng kim ngạch. Năm 2022, Việt Nam xuất khẩu hơn 239,6 triệu USD sản phẩm gỗ sang Anh, giảm 10,2% so với năm 2021.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Anh, Anh quốc là thị trường đồ gỗ lớn thứ 2 ở châu Âu (sau Đức). Dung lượng thị trường đồ nội thất tại Anh là 11.447,9 triệu bảng Anh năm 2022. Thị trường bán lẻ đồ nội thất được ước tính tăng trưởng 0,3% trong năm 2023.

Nghiên cứu từ Mordor Intelligence cho biết thị trường đồ nội thất gia đình Anh có thể tăng trưởng với tốc độ CAGR là +3,2% trong 5 năm tới, trong đó những ngời chuyển nhà là nhóm người tiêu dùng có giá trị kinh tế cao nhất. IKEA, DFS, B&Q là các hãng bán lẻ đồ gỗ nội thất hàng đầu ở Anh.

Nguồn nhập khẩu chủ yếu đến từ Trung Quốc, các nước châu Âu và một số nước châu Á.

Tại ấn phẩm “Thị trường Anh – Những điều cần biết”, Thương vụ Viêt Nam tại Anh cho biết, Nước Anh hậu BREXIT rất sẵn sàng mở cơ hội với các đối tác trên toàn cầu. Nhiều công ty phân phối đồ gỗ đã xây dựng lại phương thức mua hàng và sắp xếp lại quan hệ bạn hàng sau đại dịch Covid-19. Đây là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt khi Hiệp định UKVFTA có hiệu lực, nhiều mặt hàng gỗ sẽ có thuế suất 0% trong vòng 5 năm tới. Bên cạnh đó, Quyết định số 327/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 – 2030 tạo nền tảng pháp lý cho ngành đồ gỗ Việt Nam.

Nắm bắt quy định về tiêu chuẩn mới của thị trường

Với nhiều cơ hội của mặt hàng gỗ là vậy, song để thâm nhập, mở rộng thị trường tại Anh và tận dụng hiệu quả những lợi ích mà Hiệp định UKVFTA mang lại, ông Nguyễn Cảnh Cường – nguyên Tham tán thương mại tại Anh cho rằng, doanh nghiệp cần phải nắm bắt các quy định về tiêu chuẩn mới của thị trường và xu thế tiêu dùng để cải tiến công nghệ, chất lượng mẫu mã sản phẩm phù hợp; đầu tư và sử dụng các phương tiện, công cụ marketing số hiện đại để tăng cường quảng bá sản phẩm; tích cực tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế tại Anh. “Đặc biệt, cần chuẩn bị lộ trình chuyển đổi sản xuất đáp ứng các yêu cầu mới của Anh về giảm phát thải, chống mất rừng và suy thoái rừng”- ông Cường cho hay.

Cùng với đó, doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam cần lưu ý khi tìm kiếm khách hàng có thể đăng ký gian hàng trên những nền tảng chuyên ngành như Wayfair, amazon hay www.partners.thepopular.co.uk miễn phí. THE POPULAR là nền tảng do doanh nghiệp người Việt Nam làm chủ, sản phẩm của các nhà cung cấp tại Việt Nam sẽ được các chuyên gia của THE POPULAR hiệu chỉnh cho phù hợp với văn hóa tại các nước sở tại. Các nhà sản xuất sẽ được kết nối đến bộ phận mua hàng của các nhà bán buôn và nhà bán buôn có thể đặt hàng trực tiếp từ nhà sản xuất. Những sản phẩm trưng bày trên THE POPULAR sẽ được xuất hiện tự động trên các cổng thương mại điện tử lớn nhất thế giới hiện nay là Amazon, Wayfair, eBay…

Bên cạnh đó, cần tận dụng các kênh bán hàng của nước sở tại để được tư vấn về hình ảnh, nội dung, kiểu dáng, mẫu mã phù hợp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến mẫu mã mới phù hợp với xu hướng. Nhà cung cấp có thể tự thiết kế và mang các sản phẩm mẫu đã đăng ký đi dự các tuần thiết kế để xem xét nhu cầu của thị trường trước khi tiến hành sản xuất hàng loạt. Nhà cung cấp cũng có thể hợp tác với các nhà thiết kế trên toàn cầu thông qua việc ký hợp đồng mua độc quyền những mẫu mã đoạt giải thưởng tại các cuộc thi thiết kế trên toàn cầu trước khi tiến hành nghiên cứu và tung sản phẩm ra thị trường. Nhà cung cấp cần là nhà người đầu tiên đưa ra thị trường mẫu mã mới thay vì là người thứ hai.

Đặc biệt, cần mở rộng lượng khách hàng thông qua các hội chợ triển lãm.

Đối với dịch vụ sau bán hàng, Thương vụ Việt Nam tại Anh cho biết, trung bình thời gian cho đổi trả lại hàng nội ngoại thất ở Anh và châu Âu là 6 tháng kể từ ngày mua. Đối với những doanh nghiệp có chiến lược bán hàng trực tiếp đến người dùng thì cần hợp tác xây dựng hệ thống kho hàng tại Anh để khách hàng yên tâm khi ra quyết định mua hàng.

“Xu thế hiện nay là mua bán online nên việc 1 sản phẩm từ nhà máy đến tay khách hàng phải qua rất nhiều lần xếp/dỡ (trung bình là 5 lần) nên việc tiêu chuẩn hóa phụ kiện thay thế sẽ giúp giảm thiểu tỷ lệ trả lại hàng của người dùng”- Thương vụ Việt Nam tại Anh lưu ý.

TT TT CN\ & TM

Tin liên quan

Thị trường xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2024(02/05/2024 10:35 SA)

Chính sách tiền tệ mới của Ai Cập tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam(04/04/2024 9:23 SA)

Vụ mía đường của Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng tốt hơn dự kiến(04/04/2024 9:22 SA)

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:08 SA)

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)

Tin mới nhất

Thị trường xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2024(02/05/2024 10:35 SA)

Chính sách tiền tệ mới của Ai Cập tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam(04/04/2024 9:23 SA)

Vụ mía đường của Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng tốt hơn dự kiến(04/04/2024 9:22 SA)

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:08 SA)

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)