71 người đang online
°

Triển vọng thị trường lúa mì có nhiều bất trắc

Đăng ngày 18 - 09 - 2023
Lượt xem: 261
100%

Bắc và Nam Mỹ, Châu Âu và Australia trong niên vụ này phải đối mặt với tình trạng mất mùa do thời tiết khắc nghiệt lan rộng trên một khu vực địa lý rộng lớn bất thường, khiến sản xuất lương thực ngày càng dễ bị tổn thương

 

Triển vọng thị trường lúa mì có nhiều bất trắc

Khô hạn dự kiến sẽ khiến cho dự trữ lúa mì của các nhà xuất khẩu lớn trên toàn cầu giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ.

Những trang trại ở các khu vực Bắc và Nam Mỹ, Châu Âu và Australia trong niên vụ này phải đối mặt với tình trạng mất mùa do thời tiết khắc nghiệt lan rộng trên một khu vực địa lý rộng lớn bất thường, khiến sản xuất lương thực ngày càng dễ bị tổn thương.

Tại Argentina, diện tích gieo trồng lúa mì thấp hơn so với dự kiến ban đầu, trong khi tại một số khu vực của châu Âu xuất hiện những lo ngại về chất lượng cây trồng trong vụ hiện tại, và hai nhà xuất khẩu lớn khác - Mỹ và Canada – cũng gặp nhiều vấn đề thời tiết, khiến cho tình hình nguồn cung lúa mì trở nên bấp bênh.

Tồn trữ lúa mì toàn cầu trong niên vụ 2023-24 dự kiến sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 16 năm; nếu không tính Nga, tỷ lệ tồn trữ/sử dụng lúa mì của Mỹ và EU sẽ giảm xuống mức thấp nhất ít nhất là từ 1960, phản ánh nguồn cung khan hiếm ở các nước xuất khẩu quan trọng như Australia, Canada và Argentina.

Trong số các nước sản xuất và/hoặc xuất khẩu lúa mì lớn, chỉ riêng Nga được dự đoán sẽ tăng xuất khẩu lúa mì nhờ sản lượng tăng. Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu lúa mì Nga năm 2023-24 sẽ tăng 44% soi với 2 năm trước đó, lên 47,5 triệu tấn. Tuy nhiên, các con số ước tính về sản lượng lúa mì Nga có sự chênh lệch rất lớn.

Tháng 7/2023 được cho là tháng nóng nhất mà thế giới ghi nhận được.

Tình trạng khô hạn ở miền bắc nước Mỹ và Canada đã làm giảm khả năng thu hoạch lúa mì vụ xuân và lúa mì cứng giàu protein, gây hại cho các loại cây trồng được sử dụng để làm bánh ngọt và mì ống này. Các nhà phân tích cảnh báo các trang trại có thể bị thiệt hại nhiều hơn trước khi vào vụ thu hoạch. Kelly Goughary, nhà phân tích nghiên cứu cấp cao của Gro Intelligence, cho biết điều kiện hạn hán ở Canada tương tự như năm 2021-22, khi sản lượng giảm khoảng 37% so với năm trước.

Cơ quan dự báo vụ mùa đang kỳ vọng sản lượng lúa mì vụ xuân của Mỹ sẽ giảm hơn 5% so với năm ngoái, sau khi hạn hán cũng khiến nông dân Kansas phải từ bỏ các cánh đồng lúa mì vụ đông.

Trong khi đó, Công ty tư vấn Strategie Grains đã nhiều lần hạ dự báo thu hoạch lúa mì của EU và vào tháng 7 đã chốt sản lượng thấp hơn 1% so với niên vụ 2022-23, trong đó sản lượng ở Pháp, nhà xuất khẩu hàng đầu của khối, bị sụt gỉam khá nhiều.

Trung Quốc chứng kiến sản lượng lúa mì vụ hè giảm lần đầu tiên trong 7 năm sau mưa lớn. Nước này có lượng dự trữ ngũ cốc lớn, sông các nhà phân tích cho biết sản lượng thấp hơn và chất lượng cây trồng kém có thể làm tăng nhập khẩu. Trung Quốc đang tiếp tục mua lúa mì của Australia và cũng phụ thuộc vào ngũ cốc ở Biển Đen.

Tuy nhiên, tại Australia, nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ hai thế giới, sản lượng sẽ giảm tới 34%, xuống dưới mức trung bình 10 năm, bộ nông nghiệp nước này cho biết. Australia cung cấp cho người mua ở châu Á, bao gồm cả Trung Quốc.

Vụ thu hoạch lúa mì của Ấn Độ năm 2023 dự đoán sẽgiảm năm thứ 2 liên tiếp. Hiện quốc gia này đang xem xét giảm hoặc hủy bỏ thuế nhập khẩu 40% đối với mặt hàng lúa mì để kiềm chế giá tăng.

 

210 thương nhân được chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Theo đó, khu vực miền Nam và Đồng bằng sông Cửu Long đang tập trung nhiều thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nhất cả nước.

Bộ Công Thương vừa công bố danh sách thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đến ngày 17/8/2023. Theo đó, khu vực miền Nam và Đồng bằng sông Cửu Long đang tập trung nhiều thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo nhất cả nước.

Cụ thể, các địa phương đang tập trung nhiều thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo là Tp. Hồ Chí Minh 47, Cần Thơ 42, Long An 25, Đồng Tháp 19, An Giang 18, Hà Nội 10, Tiền Giang 8, Nghệ An 6, Thái Bình 5, Kiên Giang 4, Sóc Trăng 3, Hưng Yên 3, Vĩnh Long 2, Thừa Thiên Huế 2, Tây Ninh 2, Quảng Bình 1, Lạng Sơn 1, Nam Định 1, Khánh Hoà 1, Hậu Giang 1, Hà Tĩnh 1, Hà Nam 1, Đà Nẵng 1, Cà Mau 1, Bình Dương 1, Bình Định 1, Bạc Liêu 1, Bà Rịa Vũng Tàu 1, Trà Vinh 1.

Theo Bộ Công Thương, 7 tháng qua, cả nước đã xuất khẩu 4,83 triệu tấn gạo, còn khoảng 2,67 triệu tấn cho xuất khẩu trong 5 tháng còn lại của năm 2023. Hơn nữa, giá xuất khẩu gạo đã và đang không ngừng gia tăng.

Báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, giá chào xuất khẩu gạo của Việt Nam đối với gạo 5% tấm ngày 17/8 tăng 5 USD/tấn so với ngày trước đó, lên mức 628-632 USD/tấn. Giá gạo 25% tấm cũng từ mức 603-607 USD/tấn vọt lên mức 608-612 USD/tấn.

Trong khi đó, đối với Thái Lan, sau khi giảm 28 USD/tấn vào ngày 16/8 so với ngày 10/8 với cả gạo 5% và 25% tấm, mức giá vào ngày 17/8 so với ngày trước đó tiếp tục giảm thêm 10 USD/tấn đối với gạo 5% tấm và 7 USD/tấn đối với gạo 25% tấm.

Như vậy, giá gạo 5% tấm ngày 17/8 của Thái Lan chỉ còn 613-617 USD/tấn, trong khi giá gạo 25% là 561-565 USD/tấn.

Với mặt bằng giá mới được thiết lập vào ngày 17/8, gạo 5% tấm của Việt Nam cao hơn của Thái Lan 15 USD/tấn và gạo 25% tấm cao hơn 47 USD/tấn.

Nhằm tạo điều kiện nhất cho hoạt động xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đang khẩn trương lấy ý kiến để sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 15/8/2023 về tăng cường thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và bình ổn thị trường trong nước trong giai đoạn hiện nay.

Trong đó, giao nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương các địa phương, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và thương nhân tập trung triển khai các nhóm giải pháp.

Cụ thể, về hoàn thiện thể chế, khẩn trương rà soát, hoàn thiện Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho cơ chế xuất khẩu gạo, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và thuận lợi cho thương nhân xuất khẩu gạo.

Đối với việc tìm kiếm, thông tin và phát triển thị trường, tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường thương mại gạo thế giới, động thái của các nước sản xuất, xuất khẩu lớn và kịp thời thông tin tới các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để chủ động, điều tiết hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo, bảo đảm phù hợp, hiệu quả.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai các chương trình, hoạt động giao thương, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại gạo phù hợp với tình hình mới để nâng cao giá trị sản phẩm gạo của Việt Nam.

Ngoài ra, phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khai thác tốt cơ chế ưu đãi của các FTA mà nước ta là thành viên để chủ động đàm phán với các đối tác nhằm đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trường mới, tiềm năng và nâng cao tính cạnh tranh cho ngành hàng gạo Việt Nam.

Cùng đó, hướng dẫn, hỗ trợ thương nhân kinh doanh, xuất khẩu gạo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh; khả năng đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng xuất khẩu và xử lý có hiệu quả tranh chấp thương mại quốc.

 

Trung Quốc kiểm tra hàng loạt thuỷ sản Nhật Bản

Trung Quốc cho rằng kiểm tra bức xạ đối với hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản là một biện pháp cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng.

Việc kiểm tra được thông qua vào tháng trước nhằm gây sức ép với Nhật Bản về kế hoạch xả nước từ nhà máy hạt nhân Fukushima. 

Trung Quốc sẽ tạm giữ hải sản nhập khẩu từ Nhật Bản tại hải quan trong tối đa một tháng trước khi thông quan. Ngay lập tức, Nhật Bản bày tỏ quan ngại về thủ tục mới này, yêu cầu các quy trình hải quan “phù hợp”. Ngoài hải sản, các mặt hàng thực phẩm và đồ uống khác, bao gồm cả gạo, từ Nhật Bản cũng phải trải qua quy trình tương tự.  

Trước đó, Nhật Bản và Trung Quốc đã trải qua nhiều vòng tham vấn về việc kiểm tra toàn diện các mặt hàng hải sản tại hải quan Trung Quốc, Trung Quốc tuyên bố cần ngăn chặn việc nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm Nhật Bản. Tuy nhiên, trong các phiên họp đó, Trung Quốc đã không nêu chi tiết các bước cụ thể mà cơ quan hải quan thực hiện liên quan đến nhập khẩu thực phẩm ngoài hải sản.

Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thực phẩm từ Fukushima và 9 tỉnh khác của Nhật Bản kể từ khi trận động đất và sóng thần kinh hoàng năm 2011. Nếu Nhật Bản tiếp tục xả nước, Trung Quốc có thể sẽ thắt chặt hơn nữa việc kiểm soát nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản.

Dù cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã kết luận việc xả nước là an toàn nhưng Trung Quốc cho rằng IAEA đã không công tâm và tiếp tục phản đối việc xả nước.  TT TT CN & TM

Tin liên quan

Thị trường xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2024(02/05/2024 10:35 SA)

Chính sách tiền tệ mới của Ai Cập tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam(04/04/2024 9:23 SA)

Vụ mía đường của Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng tốt hơn dự kiến(04/04/2024 9:22 SA)

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:08 SA)

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)

Tin mới nhất

Thị trường xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2024(02/05/2024 10:35 SA)

Chính sách tiền tệ mới của Ai Cập tác động tích cực đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam(04/04/2024 9:23 SA)

Vụ mía đường của Ấn Độ và Thái Lan có triển vọng tốt hơn dự kiến(04/04/2024 9:22 SA)

Thị trường cung cấp lúa mì cho Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024(04/04/2024 9:08 SA)

Tiêu thụ thịt lợn của Đức năm 2023 giảm(08/03/2024 10:19 SA)