26 người đang online
°

EU quy định bắt buộc kiểm tra tại cửa khẩu nhiều mặt hàng thịt, sữa, mỳ pasta, rau.... Các sản phẩm này được quy định tại điều 2 của Quy định ủy quyền.

Đăng ngày 18 - 09 - 2023
Lượt xem: 61
100%

Ủy ban châu Âu đã công bố Quy định được ủy quyền công bố số 2023/1674 ngày 19 tháng 6 năm 2023, sửa đổi Quy định được ủy quyền (EU) 2021/630

 

EU miễn kiểm tra tại cửa khẩu với một số đồ uống và thực phẩm

Ngày 01 tháng 9 năm 2023, Ủy ban châu Âu đã công bố Quy định được ủy quyền công bố số 2023/1674 ngày 19 tháng 6 năm 2023, sửa đổi Quy định được ủy quyền (EU) 2021/630 liên quan đến một số chênh lệch và chế phẩm làm đồ uống có chứa ca cao, một số thực phẩm chế biến từ ngũ cốc hoặc các sản phẩm ngũ cốc, một số thực phẩm chế biến sẵn làm từ gạo và các loại ngũ cốc khác, một số loại khoai tây chiên và khoai tây chiên giòn và một số loại nước sốt, gia vị thuộc danh mục sản phẩm tổng hợp được miễn kiểm soát chính thức tại các trạm kiểm soát biên giới và sửa đổi Phụ lục I và III của Quy định được ủy quyền (EU) 2019/2122.

Theo đó, EU quy định bắt buộc kiểm tra tại cửa khẩu nhiều mặt hàng thịt, sữa, mỳ pasta, rau.... Các sản phẩm này được quy định tại điều 2 của Quy định ủy quyền.

Tuy nhiên, một số sản phẩm có thể được miễn kiểm tra nếu đáp ứng các điều kiện tại Điều 3(1), điểm (a), của Quy định (EU) 2021/630 bao gồm bánh, kẹo, các loại ngũ cốc rang, chiết suất, tinh chất cà phê, chè, soup miso..... Các sản phẩm được miễn kiểm tra được quy định tại Phụ lục.

Quy định này có hiệu lực từ ngày 21 tháng 9 năm 2023.

 

Hiệp hội Mía đường kiến nghị các doanh nghiệp không tăng giá bán

Hiệp hội Mía đường Việt Nam khuyến cáo các hội viên sản xuất tham gia bình ổn thị trường bằng cách đưa đường ra thị trường theo yêu cầu sử dụng và giữ giá bán đường hiện nay là mức giá hợp lý đảm bảo được mục tiêu hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, không để giá đường tăng thêm nữa nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình và người tiêu dùng trên cơ sở hài hòa lợi ích.

Trong văn bản gửi các hội viên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho biết hiện nay ngành đường Việt Nam đang trong giai đoạn chuẩn bị vào vụ sản xuất ép mía 2023-2024 và một thị trường đường ổn định là yếu tố quan trọng bảo đảm đầu ra của chuỗi liên kết sản xuất mía – đường.

Ban Chấp hành Hiệp hội Mía đường Việt Nam khuyến cáo các hội viên sản xuất tham gia bình ổn thị trường bằng cách đưa đường ra thị trường theo yêu cầu sử dụng và giữ giá bán đường hiện nay là mức giá hợp lý.

Điều này nhằm đảm bảo được mục tiêu hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan, không để giá đường tăng thêm nữa nhằm bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

VSSA khuyến các các hội viên tuyệt đối không thực hiện hoặc tiếp tay với các hành vi găm hàng, đẩy giá.

“Đối với những trường hợp không tuân thủ khuyến cáo nêu trên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam sẽ buộc phải có những biện pháp đối phó trong đó có kịp thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan quản lý nhà nước để đề xuất bổ sung hạn ngạch thuế quan 2023”, VSSA cho biết .

Trong thời gian gần đây, giá đường trên thị trường đã có những biến động bất thường. Diễn biến thị trường cho thấy bắt đầu có những dấu hiệu của hành vi găm hàng, tăng giá của một số đơn vị, giá đường có thể bị đẩy đến mức vượt quá mức độ hài hòa hợp lý đối với người tiêu dùng nếu xu hướng này tiếp tục.

Mới đây ngành thực phẩm có công văn kiến nghị mở rộng hạn ngạch nhập khẩu đường với tối thiểu 600.000 tấn, do các nhà máy sản xuất đường trong nước không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

VSSA đã báo cáo đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về tình hình cung - cầu đường năm 2023 và dự báo năm 2024 và tham gia đề xuất ý kiến giải pháp điều hành nhập khẩu đường theo hạn ngạch thuế quan năm 2023 đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước.

Trong báo cáo nêu vụ ép 2022/23, ngành đường Việt Nam đã thực hiện mục tiêu kép là nâng giá thu mua mía đến mức tương đương với các nước trong khu vực trong khi vẫn giữ giá đường ở mức tương đương và thấp hơn so với các nước sản xuất mía đường lân cận bao gồm Philippines, Indonesia và Trung Quốc.

VSSA cho rằng mức giá mía đường hiện nay là mức giá hợp lý đảm bảo được mục tiêu hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.

 

EU bổ sung một số quy định liên quan đến điện thoại và máy tính bảng

Ngày 31 tháng 8 năm 2023, Ủy ban châu Âu đã công bố Quy định được ủy quyền công bố số 2023/1669 ngày 16 tháng 6 năm 2023 bổ sung Quy định (EU) 2017/1369 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu liên quan đến việc dán nhãn năng lượng cho điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Theo đó, EU đã đặt ra từng ngưỡng tiêu chuẩn để các sản phẩm có thể đánh dấu mức sử dụng năng lượng từ hạng A giảm xuống hạng G và có mẫu nhãn cụ thể.

Quy định này được áp dụng từ 20 tháng 6 năm 2025.

Ngày 01 tháng 9  năm 2023, Ủy ban châu Âu đã công bố Quy định (EU) 2023/1670 ngày 16 tháng 6 năm 2023 đặt ra các yêu cầu về thiết kế sinh thái cho điện thoại thông minh, điện thoại di động không phải diđiện thoại thông minh, điện thoại không dây và máy tính bảng theo Chỉ thị 2009/125/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu và sửa đổi Quy định của Ủy ban (EU) 2023/826.

Theo đó, Quy định đưa ra các tiêu chuẩn và nhiệm vụ bắt buộc trong thiết kế sinh thái với các loại điện thoại thông minh và máy tính bảng.

Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 19 tháng 9 năm 2023. Trong đó,  Quy định chung được Áp dụng từ ngày 20 tháng 6 năm 2025. Riêng Điều 6 (về Lẩn tránh) của quy định này được áp dụng từ ngày 20 tháng 9 năm 2023.

 

Philippines áp giá trần bắt buộc đối với mặt hàng gạo

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr hôm 31/8 đã ký sắc lệnh số 39 về việc ‘áp dụng giá trần bắt buộc đối với mặt hàng gạo’ khi giá gạo trong nước tăng vọt.

Sắc lệnh được Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đưa ra theo khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp (DA) và Bộ Thương mại và Công nghiệp (DTI) Philippines, áp dụng mức trần giá bắt buộc đối với gạo trên toàn quốc nhằm giải quyết tình trạng giá lương thực tăng cao.

Theo DA và DTI, nguồn cung gạo trong nước đã đạt mức ổn định và đủ do có gạo nhập khẩu, thậm chí dự kiến sẽ có thặng dư từ sản xuất gạo trong nước. Tuy nhiên, đã có hành vi thao túng giá bất hợp pháp được cho là phổ biến, chẳng hạn như tích trữ của các thương nhân cơ hội, thông đồng giữa các tập đoàn trong ngành, cũng như các sự kiện toàn cầu đang diễn ra, nằm ngoài tầm kiểm soát của Philippines, chẳng hạn như xung đột Nga - Ukraine, lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ và sự khó lường của giá dầu trên thị trường thế giới, cùng với các yếu tố khác, đã gây ra sự gia tăng đáng báo động về giá bán lẻ của mặt hàng thiết yếu cơ bản này.

Giá gạo bán lẻ trong nước tăng vọt hiện nay đã gây ra căng thẳng kinh tế đáng kể cho người dân Philippines, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn và bị gạt ra ngoài lề xã hội. Do đó, điều quan trọng và cấp bách là phải đảm bảo rằng các nhu cầu cơ bản, không chỉ đủ mà còn phải có giá cả hợp lý và dễ tiếp cận đối với mọi người dân Philippines.

Lệnh áp giá trần của Philippines đối với gạo xay xát thông thường là 41 peso/kg (tương đương khoảng 0,72 USD); đối với gạo xay xát kỹ ở mức 45 peso/kg (0,79 USD).

Mức giá trần này có hiệu lực ngay khi sắc lệnh được đăng trên Công báo hoặc trên một tờ báo phát hành rộng rãi và có hiệu lực sẽ kéo dài cho đến khi Tổng thống Philippines dỡ bỏ theo khuyến nghị của Hội đồng Điều phối Giá hoặc DA và DTI.

Tổng thống Philippines yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt các mức trần giá bắt buộc đối với gạo trên thị trường, bao gồm giám sát và điều tra các biến động giá bất thường và cung cấp các biện pháp hỗ trợ cho các nhà bán lẻ bị ảnh hưởng.

Cục Hải quan (BOC) tăng cường kiểm tra và đột kích các kho gạo để chống tích trữ và nhập khẩu gạo bất hợp pháp trong nước, và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tịch thu, thu giữ hoặc tịch thu gạo nhập lậu theo quy định của pháp luật.

Để đạt được mục tiêu này, Bộ Nông nghiệp sẽ cung cấp hỗ trợ cần thiết cho Cục Hải quan, bao gồm việc chia sẻ các thông tin liên quan như kiểm kê kho gạo, danh sách các nhà nhập khẩu gạo được công nhận và vị trí các kho gạo;

Ủy ban Cạnh tranh Philippines, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines thực hiện các biện pháp chống lại các tập đoàn hoặc những kẻ lạm dụng vị trí thống lĩnh của họ trong thị trường để đảm bảo cạnh tranh thị trường công bằng và duy trì phúc lợi và bảo vệ người tiêu dùng;

Cảnh sát Quốc gia Philippines và các cơ quan thực thi pháp luật khác sẽ cung cấp sự hỗ trợ và trợ giúp cần thiết cho Bộ Nông nghiệp và Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines để đảm bảo việc thực thi Lệnh này ngay lập tức và hiệu quả.

Philippines là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 40,1% tổng lượng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2023 (tương đương xuất khẩu đạt gần 1,7 triệu tấn), tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022.

 

Đài Loan lo ngại thiếu nguồn cung hàu cho dịp tết Trung Thu

Những cơn bão liên tiếp làm giảm hơn một nửa sản lượng hàu ở Chiayi. Những người nuôi hàu ở Chiayi lo ngại rằng họ sẽ không thể đáp ứng kịp nhu cầu trong dịp Tết Trung Thu này sau khi các cơn bão liên tiếp đổ bộ vào Đài Loan đã làm sản lượng bị cắt giảm hơn 50%.

Từ thập niên 1980 đến nay, Tết Trung Thu là lễ hội đồ nướng trên khắp Đài Loan. Và hàu là một trong những đồ nướng yêu thích trên bếp nướng liên hoan thường thấy trong mỗi dịp kỳ nghỉ lễ Tết Trung Thu hàng năm ở Đài Loan.

Tuy vậy, báo cáo của Hiệp hội Tiếp thị và sản xuất nhân giống hàu Chiayi – vùng nuôi trồng hàu trọng điểm ở miền Nam Đài Loan hôm thứ Ba (ngày 5 tháng 9) cho thấy, hàu sẽ trở nên khan hiếm và đắt hơn khi thời điểm Tết Trung Thu đang đến gần. Theo Cơ quan quản lý nông nghiệp Chiayi, khoảng 35% trang trại nuôi hàu nổi trong khu vực và 25% trang trại nuôi hàu treo ở địa phương đã chịu một số thiệt hại do bão Doksuri và bão Haikui vừa qua.

Ông Tai Tse-wen thuộc Hiệp hội ngư dân Chiayi cho biết, do những cơn bão gần đây, giá hàu bóc vỏ đã lên tới xấp xỉ 315 Đài tệ (9,86 USD) mỗi kg, tăng khoảng 32 Đài tệ. Trong khi đó nông dân nuôi hàu Li Chung-ching cho biết sóng lớn đã phá hủy nhiều vùng nuôi hàu và 10 nhà hàng mới mở ở địa phương cũng đang gây áp lực về cầu đối với nguyên liệu hàu nướng.

Mặc dù là đảo nhưng hàng năm Đài Loan vẫn nhập khẩu hàu cho tiêu dùng thị trường nội địa bởi hàu là một trong những món ăn yêu thích của người dân đảo này. 

Theo thống kê của Cơ quan quản lý Ngoại thương Đài Loan (BOFT), trong 7 tháng đầu năm nay, Đài Loan đã nhập khẩu về 32.295 tấn động vật thân mềm (HS0307: Molluscs, whether in shell or not, live, fresh, chilled, frozen, dried, salted or in brine; smoked molluscs, whether in shell or not, whether or not cooked before or during the smoking process) với kim ngạch nhập khẩu đạt 142,67 triệu USD, giảm 12,51% về lượng và giảm 8,58% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, Nhật Bản là đối tác cung ứng nhóm sản phẩm này lớn nhất cho Đài Loan chiếm 27,56% tổng thị phần nhập khẩu. Kế đến là Trung Quốc (21,76% thị phần) ; Indonesia (14,08% thị phần).

Cũng theo thống kê của BOFT, Việt Nam là đối tác cung ứng động vật thân mềm lớn thứ 5 cho Đài Loan, với hơn 2.477 tấn đã được xuất khẩu sang đảo này trong 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 7,36 triệu USD, tăng 29,08% về lượng và tăng 15,88% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2022.  TT TT CN & TM

Tin liên quan

Xuất nhập khẩu và tiêu thụ thịt lợn tại Mexico năm 2023(08/03/2024 10:07 SA)

Xuất khẩu gạo 8 tháng đạt cao nhất từ trước đến nay(18/09/2023 8:41 SA)

rung Quốc chính thức chấp nhận các điều khoản vào ngày 27/6 /2023, trong khi Nhật Bản chấp nhận...(18/09/2023 8:37 SA)

Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan giảm, gạo Việt Nam tăng tiế(18/09/2023 8:28 SA)

Xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong ba năm(26/07/2023 9:47 SA)

Tin mới nhất

Xuất nhập khẩu và tiêu thụ thịt lợn tại Mexico năm 2023(08/03/2024 10:07 SA)

Xuất khẩu gạo 8 tháng đạt cao nhất từ trước đến nay(18/09/2023 8:41 SA)

rung Quốc chính thức chấp nhận các điều khoản vào ngày 27/6 /2023, trong khi Nhật Bản chấp nhận...(18/09/2023 8:37 SA)

Giá gạo Ấn Độ và Thái Lan giảm, gạo Việt Nam tăng tiế(18/09/2023 8:28 SA)

Xuất khẩu của Trung Quốc giảm mạnh nhất trong ba năm(26/07/2023 9:47 SA)