49 người đang online
°

Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) đã giảm dự báo sản lượng ngũ cốc thế giới cho niên vụ 2023-2024 giảm 2 triệu tấn xuống còn 2,29 tỷ tấn do thời tiết khô hạn gần đây.

Đăng ngày 26 - 07 - 2023
Lượt xem: 190
100%

IGC đã nâng dự báo tổng mức tiêu thụ ngũ cốc hàng tháng thêm 4 triệu tấn lên 2,31 tỷ tấn, do mức tiêu thụ lúa mì dự kiến tăng mạnh so với tháng trước.

 

Dự báo sản lượng ngũ cốc thế giới niên vụ 2023-2024 giảm 2 triệu tấn

Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) đã giảm dự báo sản lượng ngũ cốc thế giới cho niên vụ 2023-2024 giảm 2 triệu tấn xuống còn 2,29 tỷ tấn do thời tiết khô hạn gần đây.

Dự báo này vẫn cao hơn niên vụ 2022-2023 khi tổng sản lượng ngũ cốc giảm 39 triệu tấn xuống còn 2,25 tỷ tấn, với sự phục hồi sản lượng của năm hiện tại nhờ sản lượng ngô lớn hơn dự kiến.

IGC đã nâng dự báo tổng mức tiêu thụ ngũ cốc hàng tháng thêm 4 triệu tấn lên 2,31 tỷ tấn, do mức tiêu thụ lúa mì dự kiến tăng mạnh so với tháng trước.

Báo cáo dự báo tồn kho giảm xuống còn 577 triệu tấn so với mức 580 triệu tấn trong báo cáo trước do tiêu thụ toàn cầu tăng.

Dự báo xuất khẩu ngũ cốc niên vụ 2023-24 không thay đổi so với dự báo trước đó ở mức 408 triệu tấn, giảm 3 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự báo sản lượng ngô giảm 6 triệu tấn xuống 1,21 tỷ tấn, đánh dấu mức tăng 58 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi ước tính tiêu thụ cũng giảm 6 triệu tấn xuống 1,2 tỷ tấn.

IGC đã nâng dự báo sản lượng lúa mì niên vụ 2023-2024 thêm 3 triệu tấn so với dự báo trước đó lên 786 triệu tấn, giảm 17 triệu tấn so với năm trước, trong khi dự báo tiêu thụ lúa mì tăng 8 triệu tấn so với dự báo trước đó lên 803 triệu tấn.

Dự báo xuất khẩu lúa mì đạt mức 197 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so với báo cáo tháng 5 nhưng giảm 6 triệu tấn so với năm ngoái.

Về hạt có dầu, dự báo sản lượng đậu tương giảm 1 triệu tấn so với lần cập nhật trước xuống còn 402 triệu tấn.

Dự báo tiêu thụ đậu tương niên vụ 2023-24 không thay đổi so với báo cáo trước là 389 triệu tấn, đánh dấu mức tăng 27 triệu tấn từ năm 2022-23.

Dự báo xuất khẩu đậu tương giảm 1 triệu tấn so với báo cáo trước đó xuống còn 172 triệu tấn nhưng vẫn cao hơn 4 triệu tấn so với con số của năm ngoái.

 

Giá bột cá tại Trung Quốc tiếp tục tăng

Với việc hàng tồn kho tại cảng Trung Quốc liên tục giảm và Peru đóng cửa mùa đánh bắt cá cơm, giá bột cá tại Trung Quốc này đã tăng thêm 1.000 NDT/tấn (140 USD/tấn) từ ngày 26/6- 2/7/2023.

Giá bột cá của Peru tại các cảng Trung Quốc vào ngày 26/6/2023 nằm trong khoảng 17.400 NDT đến 17.500 NDT/tấn, đạt mức cao kỷ lục mới. Giá chào bán bột cá Peru cao cấp tại Thượng Hải vào ngày 19/6 là 16.450 NDT/tấn.

Mức tồn kho bột cá đang giảm nhanh chóng. Tính đến 25/6/2023, lượng hàng tồn kho tại cảng ở mức 221.900 tấn, giảm 52.200 tấn so với mức 274.100 tấn vào đầu tháng 6.

Do giá bột cá nhập khẩu tiếp tục tăng, giá bột cá trong nước đã tăng khoảng 2.000 NDT/tấn kể từ đầu tháng 6. Giá tham chiếu cho bột cá sản xuất trong nước với 63% protein và TVN150 ở khu vực Sơn Đông là khoảng 14.800 NDT/tấn.

Theo dữ liệu hải quan, lượng nhập khẩu bột cá của Trung Quốc vào tháng 5/2023 là 191.716 tấn, giảm 13% so với tháng trước và giảm 4% so với cùng kỳ năm ngoái. Vào tháng 5/2023, Trung Quốc nhập khẩu bột cá từ Peru chiếm 40% tổng NK với khối lượng 76.780 tấn. 

Từ tháng 1- 5/2023, Trung Quốc đã nhập khẩu 795.989 tấn bột cá, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu bột cá của Trung Quốc từ Peru chiếm 45% tổng NK, với khối lượng 355.381 tấn và giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Nhật Bản vẫn tăng nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản của Nga

Bất chấp các lệnh trừng phạt kinh tế đang diễn ra do chiến tranh Nga-Ukraine, Nhật Bản vẫn tiếp tục nhập khẩu một lượng lớn thủy sản từ Nga.

Mỹ và EU đã áp các lệnh trừng phạt Nga bằng cách cấm vận nhập khẩu các sản phẩm gỗ, rượu và thuỷ sản Nga. Do vậy, Nga đang tập trung xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản sang châu Á, đặc biệt là Nhật Bản. 

Nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của Nga vào Hokkaido, Nhật Bản, vẫn ở mức cao đặc biệt, nổi bật là mua nhím biển và cua. Xu hướng này phù hợp vì nhím biển và cua là hai sản phẩm được yêu thích tại Nhật Bản và Nga đã có thể đáp ứng nhu cầu khi lượng nhập khẩu các sản phẩm này đang giảm.

Nhập khẩu thủy sản của Nhật Bản từ Nga năm 2022 đạt 155,2 tỷ JPY (1,1 tỷ USD), mức cao nhất kể từ năm 1992. Ngoài ra, tổng giá trị cá, động vật có vỏ và các sản phẩm chế biến của Nga nhập khẩu vào các cảng của Nhật Bản đạt 48,4 tỷ JPY vào năm 2022, mức cao thứ hai trong 6 năm qua.

 TT TT CN & TM

Tin liên quan

Khuyến cáo về việc gửi hồ sơ XNK hàng hóa cho đối tác tại Ai Cập(16/09/2024 8:26 SA)

Giá gạo châu Á tăng nhẹ dù nhu cầu vẫn yếu(16/09/2024 8:25 SA)

Giá thịt lợn tại Mỹ tăng trở lại(09/07/2024 9:31 SA)

Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc quý I/2024 giảm lần đầu tiên sau 4 năm(02/05/2024 10:36 SA)

Thị trường nông sản tuần qua: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng(04/04/2024 9:12 SA)

Tin mới nhất

Khuyến cáo về việc gửi hồ sơ XNK hàng hóa cho đối tác tại Ai Cập(16/09/2024 8:26 SA)

Giá gạo châu Á tăng nhẹ dù nhu cầu vẫn yếu(16/09/2024 8:25 SA)

Giá thịt lợn tại Mỹ tăng trở lại(09/07/2024 9:31 SA)

Nhập khẩu lúa mì 5 tháng đầu năm 2024 tăng khối lượng nhưng giá giảm(09/07/2024 9:30 SA)

Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc quý I/2024 giảm lần đầu tiên sau 4 năm(02/05/2024 10:36 SA)